Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận là gì? Những đặc điểm cần lưu ý về tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận? Ứng dụng của tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận trong giao dịch? Cách xác định lợi nhuận và rủi ro?
Khi kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng quan tâm tới các vấn đề như lợi nhuận và rủi ro, theo đó hiện nay có các hình thức và mô hình lợi nhuận, rủi ro được áp dụng, cụ thể như tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận, đây có thể nói là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế.
Mục lục bài viết
1. Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận là gì?
Khi kinh doanh chúng ta thường rất quan tâm tới tỷ lệ Rủi ro và các lợi nhuận (Risk/Reward ratio) vì đây là một công cụ quản trị rủi ro cho biết tương quan khả năng thua lỗ so với mức lợi nhuận tiềm năng của một giao dịch mà theo đó các nhà đầu tư sử dụng thước đo này để so sánh lợi nhuận kỳ vọng và mức độ rủi ro họ phải chấp nhận để kiếm được khoản lợi nhuận này, từ đó đưa ra quyết định giao dịch. Đối với nhiều nhà đầu tư, tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận lý tưởng ít nhất là 1:3.
Khi nhắc tới tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận thể hiện phần lợi nhuận hứa hẹn mà nhà đầu tư có thể đạt được cho mỗi đơn vị tiền mà nhà đầu tư này phải chịu rủi ro từ khoản đầu tư và có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận để so sánh lợi nhuận kì vọng của một khoản đầu tư với lượng rủi ro mà họ phải chịu để có được phần lợi nhuận đó.
Theo đó chúng ta cần phải xem xét những ví dụ sau đây: một khoản đầu tư có tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận là 1:7 cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng chịu rủi ro 1$ để có được triển vọng lợi nhuận 7$. Ngoài ra, tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận 1:3 còn thể hiện là nhà đầu tư đang kì vọng đầu tư 1$ để có được triển vọng lợi nhuận 3$ trên khoản đầu tư. Người giao dịch thường dùng công cụ này để dự tính những giao dịch cần thực hiện. Và tỉ lệ này được tính bằng cách chia phần lỗ mà người giao dịch phải chịu nếu giá của tài sản di chuyển theo hướng tiêu cực (rủi ro) cho phần lợi nhuận mà người giao dịch kì vọng sẽ đạt được khi đóng vị thế (lợi nhuận).
2. Những đặc điểm cần lưu ý:
Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận thường được dùng như một thước đo khi giao dịch từng cổ phiếu riêng lẽ.
Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận tối ưu của mỗi chiến lược giao dịch là khác nhau và theo đó để xác định được tỉ lệ phù hợp nhất trên một chiến lược giao dịch thì thường cần phải thực hiện một số biện pháp thử nghiệm-và-sửa lỗi. Nhiều nhà đầu tư cũng có một tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận xác định trước cho những khoản đầu tư của mình. Trong nhiều trường hợp, những nhà hoạch định chiến lược thị trường tìm ra rằng tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận lí tưởng cho khoản đầu tư của họ sẽ xấp xỉ 1:3, hay có thể nói là 3 đơn vị lợi nhuận kì vọng cho mỗi 1 đơn vị rủi ro thêm vào. Nhà đầu tư có thể quản lí tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận một cách trực tiếp hơn thông qua việc sử dụng lệnh dừng lỗ và các công cụ phái sinh như quyền chọn bán.
3. Ứng dụng của tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận trong giao dịch:
Để có kế hoạch giao dịch hợp lý và phù hợp thì đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu cho mỗi giao dịch mà mình thực hiện. Điều này nghĩa là bạn cần có một lý do chính đáng và không phải là phỏng đoán, không phải là hy vọng, mà phải là một lý do thực sự – để chắc rằng giao dịch sẽ sinh lãi. Nhờ vào các chỉ báo hoặc phương pháp giao dịch của mình, bạn sẽ có niềm tin tưởng vào khả năng sinh lời của một giao dịch.
Nếu bạn là người mới bắt đầu và chưa có ghi chép lịch sử giao dịch, bạn cần tiến hành đầu tư với tài khoản Demo trong vài tháng hoặc vài trăm giao dịch, bất kể phải mất bao nhiêu thời gian để có được dữ liệu cần thiết và nếu đã có kinh nghiệm giao dịch trong thị trường ngoại hối, bạn cần phải lưu trữ thông tin về các giao dịch hiện tại của mình cho thật tốt. Đồng thời, bạn cần theo dõi và xem xét lại phương pháp giao dịch của mình, chú ý những giao dịch mang lại lợi nhuận và giao dịch thua lỗ để tối ưu phương pháp giao dịch trong tương lai. Đây là công thức tính lợi nhuận kỳ vọng trong Forex:
Trong đó:
– Giá trị trung bình của một giao dịch có thể mang về lợi nhuận.
– Tỷ lệ phần trăm của lệnh giao dịch sinh lời trong tổng số lệnh đã thực hiện.
– Giá trị trung bình của một giao dịch thua lỗ.
– Tỷ lệ phần trăm của lệnh giao dịch thua lỗ trong tổng số lệnh đã thực hiện.
Giả sử giao dịch mà bạn thực hiện (bất kể được thực hiện trong tài khoản thực hay tài khoản Demo) hoặc phương pháp giao dịch của bạn, sẽ tạo kết quả như sau:
($800 × 35%) – ($400 × 65%) = $280 – $260 = $20
Hay chúng ta hiểu nếu bạn đạt $800 trên 35% tổng số lệnh giao dịch, thế nhưng số lệnh giao dịch thua lỗ lại chiếm đa số. Do đó, lợi nhuận dự kiến của bạn cho giao dịch tiếp theo chỉ là $20 (nếu thua, bạn sẽ hoà vốn).
Sau đây là một công thức tính lợi nhuận kỳ vọng tốt hơn:
($400 × 55%) – ($200 × 45%) = $220 – $90 = $130
Theo như công thức kỳ vọng ở trên cho thấy cụ thể về mức kỳ vọng sẽ là 55% giao dịch thắng lợi và mỗi giao dịch như vậy sẽ thu về $400 , 45% tổng số giao dịch là giao dịch thua lỗ nhưng chi phí cho mỗi giao dịch thua lỗ này chỉ là $200 và trường hợp mà chúng ta sử dụng các chỉ báo này, mức kỳ vọng cho giao dịch tiếp theo của bạn sẽ là $130. Kết quả này tốt hơn rất nhiều so với con số $20 như công thức trước đó.
Theo đó chúng ta cần phải quan tâm về sô tiền lợi nhuận $130 chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số vốn mà bạn bỏ ra để đầu tư, và bạn phải đặt bao nhiêu lệnh giao dịch để thu về khoản lợi nhuận $130 đó.
4. Cách xác định lợi nhuận và rủi ro:
Các xác định tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận
Hiện nay để chúng ta có thể tính toán tỷ lệ Rủi ro và các nguồn lợi nhuận cho một khoản đầu tư thì điều đầu tiên chúng ta cần xác định điểm vào lệnh entry point, mục tiêu lợi nhuận profit target và điểm dừng lỗ stop-loss point với rủi ro là phần chênh lệch giữa điểm vào lệnh và lệnh dừng lỗ và lợi nhuận là phần chênh lệch giữa điểm vào lệnh và mục tiêu lợi nhuận. Công thức tính sẽ là:
Tỷ lệ Rủi ro trên lợi nhuận = (Điểm vào lệnh – điểm dừng lỗ) / (Mục tiêu lợi nhuận – điểm vào lệnh) nếu chúng ta đầu tư vào Bitcoin với điểm vào lệnh là 40.000 USD với mục tiêu lợi nhuận là 58.000 USD và điểm dừng lỗ là 34.000 USD. Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận = (40.000 – 34.000) / (58.000 – 40.000) = 6.000 / 18.000 = 1:3.
Như vậy nếu theo như trên chúng ta đang chấp nhận rủi ro mất 1 USD để có thể đổi lấy 3 USD lợi nhuận. Bạn hoàn toàn có thể hạ mức rủi ro bằng cách chọn điểm dừng lỗ gần với điểm vào lệnh hơn nếu chưa thấy phù hợp. Bạn có thể chọn điểm dừng lỗ là 37.000 USD, khi đó tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận sẽ là 1:6. Cần lưu ý rằng việc chọn một mức giá dừng lỗ quá gần với giá vào lệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công của giao dịch. Bạn nên kết hợp sử dụng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để xác định được một tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận phù hợp.
Tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận càng nhỏ càng tốt
Với vấn đề này chúng ta hiểu với tỉ lệ Rủi ro và các Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong mỗi khoản đầu tư, đặc biệt đối với những nhà giao dịch trong ngày, xoay vòng hoặc lướt sóng với tần suất giao dịch cao và thường xuyên nhưng các nhà đầu tư cần kết hợp sử dụng thêm tỷ lệ giao dịch thành côngđể xác định tiềm năng và rủi ro của một giao dịch.
Trường hợp nếu chúng ta thực hiện các giao dịch với tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận là 1:1 với số lợi nhuận và tổn thất trung bình cho mỗi giao dịch của bạn là ngang nhau thì chúng ta cần phải có win rate ít nhất trên 50% để có thể có lời. Nhưng nếu bạn lựa chọn tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận 1:2, lợi nhuận trung bình sẽ gấp đôi mức thua lỗ trung bình. Trường hợp nếu chúng a win rate 50%, bạn sẽ có một mức lợi nhuận đáng kể và theo đó nếu bạn ước tính được win rate của bản thân, bạn hoàn toàn có thể chọn tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận phù hợp để có lợi nhuận, chứ không nhất thiết phải chọn mức lý tưởng của các nhà đầu tư khác là 1:3. Mối liên hệ này cũng chỉ ra rằng bạn không cần phải có win rate rất cao cũng như tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận lớn để có nhiều lợi nhuận.
Như vậy có thể thấy tuy là một yếu tố quan trọng để đánh giá lợi nhuận kỳ vọng và mức độ rủi ro nhưng tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận không thể giúp bạn đánh giá một cách đầy đủ về tiềm năng của một khoản đầu tư. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả, tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận cần được kết hợp với tỷ lệ giao dịch thành công, kèm theo các phân tích về điều kiện thị trường và một chiến lược giao dịch cụ thể.