Tỉ lệ gánh nặng bao gồm các chi phí phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Các chi phí này được phân bổ cho nhiều yếu tố khác nhau. Trong doanh nghiệp, các chi phí phát sinh cũng được ghi chép để thực hiện phân bổ ngân sách hợp lý. Dù không thực hiện trực tiếp cho hoạt động sản xuất hay trả lương cho nhân viên. Nhưng nó có ý nghĩa đối với vận hành doanh nghiệp. Do đó, để xác định các khoản chi trên thực tế, tỉ lệ gánh nặng được xác định ;à một yếu tố tạo nên nguồn chi. Để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Tỉ lệ gánh nặng là gì?
Tỉ lệ gánh nặng trong tiếng Anh là Burden Rate.
Tỷ lệ gánh nặng là toàn bộ các chi phí phát sinh thêm được xác định trong hoạt động của công ty. Được xem xét là chi phí phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp. Nó thường không được chi trả nhằm các mục đích sản xuất hay lương cho nhân viên. Tính chất bắt buộc và không bắt buộc được xem xét trên các chi phí khác nhau phát sinh trong hoạt động doanh nghiệp. Với chi phí bắt buộc được thực hiện qua hình thức các loại thuế biên chế khác nhau.
Tỉ lệ gánh nặng bao gồm các chi phí gián tiếp liên quan đến nhân viên, hoặc hàng tồn kho trên tổng chi phí bồi thường hoặc tiền lương. Các chi phí điển hình liên quan đến tỉ lệ gánh nặng bao gồm thuế lương, bồi thường cho người lao động, bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ, đào tạo, chi phí đi lại, nghỉ phép và nghỉ ốm, đóng góp lương hưu và các lợi ích khác.
Tỉ lệ gánh nặng đưa ra các chi phí khác mà doanh nghiệp phải thực hiện. Nó cung cấp một bức tranh chân thực hơn so với chi phí tiền lương. Với các khoản cố định phải chi trả qua tiền lương nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với người lao động. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhận được các giá trị lợi ích khác phản ánh rõ. Đó là các hoạt động tạo tài sản hay lợi nhuận.
Tuy nhiên, với tỉ lệ gánh nặng, các chi phí này không tạo ra lợi nhuận cụ thể. Khó có thể xác định các lợi ích gia tăng cho doanh nghiệp bằng giá trị cụ thể. Do đó mà tên gọi chung của các chi phí này dùng từ gánh nặng. Nếu giá trị này càng lớn, công ty càng phải chi trả nhiều khoản khác ngoài lương. Như vây, lợi nhuận ròng xác định sẽ bị ảnh hưởng.
2. Đặc điểm của tỉ lệ gánh nặng:
– Tỉ lệ gánh nặng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có thể thấy rằng trong hoạt động của một doanh nghiệp. Các giá trị lợi nhuận thu được trong kinh doanh có thể xác định được thông qua kế toán. Các lợi nhuận này được sử dụng trong chi trả tiền lương, các chi phí khác liên quan tới lao động. Nếu muốn các lợi nhuận giữ lại là lớn nhất, phải điều chỉnh chi phí thấp nhất có thể. Như vậy, để dễ dàng nhất, người quản lý doanh nghiệp có thể thực hiện giảm các tỉ lệ chi phí gánh nặng không bắt buộc.
Các chi phí tỉ lệ gánh nặng thường không quá rõ ràng. Cũng không được liệt kê cụ thể trong dự toán của doanh nghiệp. Càng với những khoản chi không bắt buộc, tính dự liệu càng khó xác định. Khi các chi phí trong thực hiện tỉ lệ gánh nặng quá lớn, sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh không đem lại các ý nghĩa lớn. Cần thực hiện các tính toán, nhằm thực hiện có hiệu quả các khoản chi cho lao động. Cũng như xác định chi phí gánh nặng nào cần thiết được thực hiện trong hoạt động doanh nghiệp.
Có thể xác định đối với công thức sau: Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận làm ra – Chi phí cho lao động.
Cần điều chỉnh tỉ lệ gánh nặng phù hợp với chi phí lao động.
Tổng chi phí lao động bao gồm nhiều yếu tố, có cả chi phí tiền lương và tỉ lệ gánh nặng. Trong đó, có chi phí được thực hiện cho tỉ lệ gánh nặng. Do đó, nếu thực hiện không hiệu quả, tỉ lệ gánh nặng có thể cao tương đối so với chi phí lương. Có thể thấy trong trường hợp này, xác định chi phí của doanh nghiệp không hiệu quả. Khi đề cao người lao động, các chi phí trả cho lao động phải chiếm phần lớn.
Một doanh nghiệp hoạt động cần xác định tiền lương là chi phí lớn nhất trong tổng chi phí dành cho lao động. Các khoản khác được xác định với một tỉ lệ phần trăm cụ thể trong chi phí lao động. Tính tỉ lệ gánh nặng giúp doanh nghiệp cân đối trong tính toán các chi phí. Đặc biệt cần phải tính toán tỉ lệ gánh nặng một cách chính xác để có được bức tranh tốt hơn về lợi nhuận. Khi mà lợi nhuận thực tế được cộng vào tài chính doanh nghiệp phải là khoản giá trị sau khi đã trừ các chi phí liên quan.
Cơ chế hình thành tỉ lệ gánh nặng.
Trong các chi phí bắt buộc, tỉ lệ gánh nặng hình thành trong các doanh nghiệp với tính chất cụ thể. Thể hiện dưới hình thức của các loại thuế biên chế khác nhau. Hoặc các chi phí bắt buộc để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Các chi phí này phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Hay các địa phương khác nhau cũng đưa ra quy định áp dụng khác nhau cho doanh nghiệp đang đóng trên địa bàn.
Trong các chi phí không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện các chi phí phù hợp. Tác động đến lực lượng lao động nhằm đề cao vai trò của người lao động trong doanh nghiệp. Tỉ lệ gánh nặng chỉ được tạo thành từ các chi phí vượt quá mức lương hoặc bồi thường cơ sở của nhân viên. Hoặc được tính riêng trong tỉ lệ không gánh nặng và thường được coi là chi phí ẩn để duy trì nhân viên.
Tỉ lệ gánh nặng bao gồm các khoản nợ bổ sung liên quan đến chi phí nhân viên. Như bất kì bảo hiểm được ủy quyền hợp pháp, lợi ích bổ sung và nghỉ phép có lương.
3. Phân loại của tỉ lệ gánh nặng:
3.1. Tỉ lệ chi phí gánh nặng bắt buộc:
Chi phí thể hiện phổ biến nhất là các loại thuế biên chế khác nhau. Chẳng hạn như các khoản thuế liên quan đến An sinh xã hội, y tế, thất nghiệp. Ngoài ra, còn có thể là các khoản bồi thường dành cho người lao động được ủy quyền theo yêu cầu của chính phủ liên bang hoặc tiểu bang mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Các chi phí bắt buộc khác theo yêu cầu đối với doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo lợi ích đối với người lao động. Nếu như quy mô doanh nghiệp đạt đến một mức độ nhất định. Chẳng hạn như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho nhân viên phải được cung cấp. Yêu cầu này đặt ra đối với doanh nghiệp có quy mô lớn. Do có sự giám sát và điều chỉnh bởi yếu tố nhà nước.
Tùy thuộc vào địa điểm xây dựng doanh nghiệp, có thể có thêm các khoản thuế phát sinh. Nghĩa vụ được thực hiện đối với thuế lương địa phương hoặc thuế đào tạo nghề. Một số chi phí nhất định thay đổi đáng kể giữa các vùng, các khu vực khác nhau. Để giảm thiểu các chi phí phải thực hiện, doanh nghiệp có thể đánh giá, đưa ra địa điểm phù hợp tổ chức hoạt động kinh doanh. Các địa điểm khác nhau trở nên hấp dẫn hoặc ít hấp dẫn hơn trong nhu cầu của doanh nghiệp.
3.2. Tỉ lệ chi phí gánh nặng không bắt buộc:
Các chi phí này được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu được doanh nghiệp lựa chọn thực hiện. Nó mang tính chất không bắt buộc. Tuy nhiên phải công nhận rằng, việc sử dụng các hiệu quả các chi phí không bắt buộc, thương hiệu nội bộ càng được thể hiện rõ. Đem đến các giá trị khác và là tiền đề đối với sản xuất và kinh doanh. Các chi phí này thường hướng đến đối tượng hưởng lợi là nhân viên trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, những lợi ích khác cũng có thể đủ điều kiện trở thành chi phí gánh nặng. Khi doanh nghiệp cung cấp tiền cho phương tiện đi lại và điện thoại. Thì chúng phải được bao gồm trong các tính toán chi phí gánh nặng. Hoặc các dịch vụ thực phẩm hoặc đồ uống, hoạt động chăm sóc sức khỏe. Chi phí đào tạo, chỗ ở cho các chuyến công tác. Đồng phục cần thiết đối với công ty có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ này.
Đối với chỉ tiêu về sức khỏe, nhu các chi phí chi trả cho các lợi ích hưu trí, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản. Tài khoản chi tiêu linh hoạt hoặc tài khoản tiết kiệm sức khỏe. Chăm sóc nha khoa, chăm sóc thị lực và chương trình thuốc kê đơn.
Nhận xét.
Như vậy, trong hoạt động của một doanh nghiệp, các khoản chi rất đa dạng. Bên cạnh các khoản bắt buộc như trả lương, chi phí sản xuất,.. Tỉ lệ gánh nặng cũng thể hiện các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi trả. Các chi phí này không được sử dụng trực tiếp trong tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, khai thác tốt trong tỉ lệ gánh nặng cũng giúp doanh nghiệp trong ổn định hoạt động.
Có các chi phí hình thành do tính chất bắt buộc trong hoạt động của doanh nghiệp. Cũng có những chi phí phát sinh được doanh nghiệp lựa chọn. Khi việc chi trả có thể giúp đẩy mạnh các giá trị trên phương diện khác. Các chi phí gánh nặng được phân bổ hợp lý vừa giúp đạt hiệu quả, và không gây ra các thất thoát hay lãng phí ngân sách.