Hiện nay trong thị trường chứng khoán việc bán khống chứng khoán có thể nói là rất nhiều và với mục đích như sinh lợi nhuận và mục đích đầu cơ. Vậy tỉ lệ bán khống là gì? Ví dụ và công thức tính Tỉ lệ bán khống như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tỉ lệ bán khống là gì?
Tỉ lệ bán khống trong tiếng Anh là “Short Interest Ratio”.
Khái niệm về tỉ lệ bán khống chúng ta hiểu đây là một đại lượng toán học mà theo đó chúng ta có thể xác định được liệu một cổ phiếu có đang bị bán khống nhiều hay không, được xác định đơn giản bằng cách chia số lượng cổ phiếu được bán khống cho khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của cổ phiếu. Hay chúng ta hiểu đơn giản đó là tỉ lệ bán khống có thể giúp một nhà đầu tư nhanh chóng tìm hiểu xem liệu một cổ phiếu được bán khống nhiều hay ít so với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của nó.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất về việc bán khống một số chứng khoán chủ yếu phục vụ mục đích khác nhau vè trong đó có mục đích đầu cơ vì các nhà giao dịch tin rằng vì một lý do nào đó giá sản phẩm sẽ giảm xuống. Trong trường hơp với những người tham gia thị trường nghi ngờ rằng giá của một tài sản nhất định cụ thể đó là với cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, hàng hóa, v.v. sẽ đi xuống, họ sẽ mở các vị thế bán để hưởng lợi từ việc giá giảm. Như nêu những quan điểm như trên chúng ta không cần phải sở hữu công cụ cơ bản trong khi giao dịch CFD. Bên cạnh đó đối với các nhà đầu tư đôi khi có thể muốn bán khống để giảm thiểu rủi ro của họ khi mở một vị thế bán phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong khoản đầu tư của mình – chúng tôi sẽ trình bày một ví dụ thích hợp sau đây.
2. Ví dụ và công thức tính Tỉ lệ bán khống:
Tỉ lệ bán khống là một thuật ngữ theo đó biểu thị các giá trị nhất định cho nhà đầu tư biết nếu số lượng cổ phiếu được bán khống là cao hay thấp so với khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu. Bên cạnh đó thì tỉ lệ này cũng được sử dụng thay thế cho số ngày mua lại (days to cover), chỉ số ngày cần thiết để lượng cổ phiếu bán khống trên thị trường được mua bù thiếu (hay mua lại, mua trả) hoàn toàn.
Công thức tính: Tỉ lệ bán khống = Khối lượng bán khống / Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày
Tỉ lệ bán khống có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đã được bán khống. Ngoài ra, mức khối lượng giao dịch thay đổi cũng có ảnh hưởng đến giá trị tỉ lệ này. Biểu đồ giá dưới đây cho biết tỉ lệ bán khống, số lượng cổ phiếu được bán khống và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của hãng xe điện Tesla. Trong biểu đồ giá này, có thể thấy rằng tỉ lệ bán khống tăng không phải lúc nào cũng tương ứng với khối lượng bán khống tăng. Quan sát khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8 năm 2016, tỉ lệ bán khống trên biểu đồ tăng trong khi số lượng cổ phiếu được bán khống lại giảm. Nguyên nhân là vì khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của Tesla giảm mạnh trong khoảng thời gian này (quan sát mục cuối trên hình). Ngoài ra, khối lượng bán khống cũng đã giảm dần trong năm 2018 mặc dù tỉ lệ bán khống tăng lên do khối lượng giao dịch trung bình cổ phiếu Tesla hàng ngày trong năm 2018 tăng dần.
Giữa tỉ lệ bán khống và khối lượng bán khống đó cũng có những điểm khác nhau cơ bản đó là điều cần nhất mà nhà giao dịch phải lưu ý là tỉ lệ bán khống và khối lượng bán khống không giống nhau. Ben cạnh đó, khối lượng bán khống đo lường tổng số cổ phiếu đã bị bán khống trên thị trường, tỉ lệ bán khống là một thông số được sử dụng để đo lường sẽ mất bao nhiêu ngày cho tất cả các cổ phiếu bán khống trên thị trường được mua bù thiếu. Bên cạnh đó nó cung có một số điểm hạn chế của Tỉ lệ bán khống về tỉ lệ bán khống có một số khuyết điểm nhất định như sau:
Thứ nhất, hạn chế của tỉ lệ bán khống rõ nhất đó là tỉ lệ này không được cập nhật thường xuyên. Do khối lượng bán khống được các công ty báo cáo hai tuần một lần, thường là vào ngày 15 và ngày cuối cùng của tháng.
– Thứ hai, hạn chế của tỉ lệ bán khống là tỉ lệ bán khống phải mất vài ngày để công khai thông tin và tại thời điểm công bố, số lượng cổ phiếu bán khống trên thị trường có thể đã thay đổi.
– Thứ ba, hạn chế của tỉ lệ bán khống là tỉ lệ bán khống phải mất vài ngày để công khai thông tin và tại thời điểm công bố, số lượng cổ phiếu bán khống trên thị trường có thể đã thay đổi. nhà giao dịch phải xem xét các tin tức hoặc sự kiện có thể ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch và cuối cùng là tác động lên tỉ lệ bán khống (tăng hay giảm).
– Thứ tư, hạn chế của tỉ lệ bán khống là tỉ lệ bán khống phải mất vài ngày để công khai thông tin và tại thời điểm công bố, số lượng cổ phiếu bán khống trên thị trường có thể đã thay đổi. tỉ lệ bán khống phải luôn được xác định bằng khối lượng bán khống và khối lượng giao dịch thực tế.
3. Lợi ích và rủi ro trong việc bán khống chứng khoán tại Việt nam:
Như chúng ta đã biết với thị trường chứng khoán đang phát triển theo hướng mở và phát triển thì cần nghiệp vụ bán khống. Theo đó nếu quốc gia cho phép bán khống sẽ giống như con đường giao thông 2 chiều trong lĩnh vực tài chính. Như vậy nên bán khống sẽ có những ưu điểm đối với các nhà đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung cụ thể như sau:
3.1. Lợi ích của bán khống cổ phiếu đối với nhà đầu tư và quỹ:
+ Kiếm được lợi nhuận khi dự đoán đúng được giá cổ phiếu giảm để bán khống.
+ Giúp được bên mua có thể mua được cổ phiếu với số lượng nhiều hơn.
+ Gia tăng giao dịch phòng ngừa rủi ro giảm giá thị trường, đặc biệt là các quỹ đầu tư nhằm cho quỹ biến động ổn định. Ví dụ quỹ A nắm danh mục 2 tỷ USD cổ phiếu, được đánh giá là có khả năng tăng giá nhiều hơn, và bán đi danh mục 500 triệu USD những cổ phiếu có khả năng giảm giá nhiều, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của TTCK chung.
+ Lợi ích của bán khống đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán:
+ Gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
+ Việc gia tăng việc bán sẽ gia tăng việc mua, bởi giá quá cao sẽ làm giảm người mua, do đó tăng tính thanh khoản sẽ TTCK đạt tính cân bằng, và tính hiệu quả của doanh nghiệp và thị trường.
+ Giúp lật mặt những công ty làm ăn gian dối, xào nấu số liệu, thao túng giá cổ phiếu.
+ Giúp hạn chế tình trạng bong bóng thị trường và cổ phiếu.
+ Khi giá cổ phiếu tăng quá mức, thường sẽ kích thích một lượng bán khống cổ phiếu trên thị trường, giúp cổ phiếu và thị trường hạn chế tình trạng bong bóng. Điều này sẽ giảm những cơn sụt giá mạnh của cổ phiếu và gây ra những hậu quả lớn. Giúp cho thị trường cân bằng và phát triển bền vững, ổn định.
3.2. Rủi ro khi thực hiện bán khốn:
Trong đầu tư, nhà đầu tư sẽ có phần thưởng khi đúng và diễn biến giá theo kỳ vọng của họ. Nhưng không phải lúc nào nhà đầu tư cũng đúng, và rất thể việc bán khống gây ra thiệt hại tài chính rất lớn nếu NĐT không biết cách phòng ngừa rủi ro. Dù bạn có đủ kiến thức đúng và cơ sở khoa học, số liệu, cũng như sự nỗ lực để đánh giá một cổ phiếu; nhưng dự đoán việc giá xuống sau khi bán khống có thể sai hoàn toàn. Ví dụ như đối với công ty của bạn được mua lại bởi một công ty lớn hơn nhiều và giá cổ phiếu tăng lên, hoặc dù giá cổ phiếu định giá quá cao vẫn tiếp tục tăng lên tiếp, hoặc không quay trở lại nhanh như bạn tưởng, hoặc cổ phiếu đang xu hướng giảm đột ngột tăng giá trở lại… Tất cả những trường hợp như vậy sẽ khiến bạn thua lỗ.
Số tiền chúng ta bỏ ra và mất vì bán khống sẽ là không giới hạn, về lý thuyết cổ phiếu có thể tăng đến vô cực. Trong khi việc mua cổ phiếu, bạn lỗ tối đa chỉ là 100% số tiền bạn đầu tư vào cổ phiếu, vì giá thấp nhất của cổ phiếu là 0 đồng. Chi phí vay mượn cổ phiếu, tiền lãi sẽ phát sinh nhiều nếu bạn phải chờ thời gian quá lâu để mua lại, có thể khiến bạn chịu thiệt hại về tài chính. Nếu bán khống xảy ra tràn lan, có thể gây tổn hại rất lớn đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế, nên bán khống chỉ diễn ra ở những thị trường chứng khoán phát triển ở một mức nhất định.