Thuyết tổng khối lượng bán khống là gì? Đặc điểm và Ví dụ về thuyết tổng khối lượng bán khống? Bán khống cổ phiếu như thế nào?
Hiện nay trong lĩnh vực chứng khoán chúng ta thường nghe rất nhiều tới ” bán khống” bán khống cổ phiếu và với câu hỏi được đặ ra là có được bán khống hay không, chắc hẳn rất nhiều người chưa hiểu được thực chất có được bán khống hay không? Vậy để hiểu thêm về ” Thuyết tổng khối lượng bán khống là gì? Đặc điểm và Ví dụ”.
Mục lục bài viết
1. Thuyết tổng khối lượng bán khống là gì?
Thuyết tổng khối lượng bán khống trong tiếng Anh là “Short-Interest Theory”.
Khi nhắc tới thuyết tổng khối lượng bán khống chúng ta hiểu đây là lí thuyết cho rằng tỉ lệ bán khống cao là một chỉ báo cổ phiếu sẽ tăng giá và theo đó những người theo lí thuyết này sẽ tìm mua các cổ phiếu được bán khống nhiều và kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá dự kiến của các cổ phiếu này. Cách tiếp cận này đi ngược lại với quan điểm phổ biến của hầu hết các nhà đầu tư, những người coi việc bán khống là một dấu hiệu cho thấy cổ phiếu được bán khống nhiều thì sẽ có khả năng giảm giá và theo đó với thuyết tổng khối lượng bán khống có thể được xem như một cách tiếp cận trái ngược với đầu tư thông thường.
2. Đặc điểm và Ví dụ về thuyết tổng khối lượng bán khống:
Như vậy ta thấy với thuyết tổng khối lượng bán khống dựa trên cơ chế bán khống và khi các nhà đầu tư bán khống một cổ phiếu, họ vay cổ phiếu đó từ một nhà môi giới và sau đó bán ngay để lấy lợi nhuận, với trường hợp người môi giới yêu cầu được hoàn trả, nhà đầu tư phải làm như vậy bằng cách mua cổ phiếu trên thị trường mở và trả lại số cổ phiếu đó cho người môi giới.
Người bán khống sẽ kiếm được lợi nhuận nếu giá cổ phiếu họ bán khống giảm sau khi họ bán cổ phiếu và theo đó người bán khống có thể mua lại cổ phiếu với giá thấp hơn và trả lại cho nhà môi giới, bỏ túi phần chênh lệch là lợi nhuận. Bên cạnh đó nếu cổ phiếu tăng giá sau đợt bán khống, nhà đầu tư sẽ phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn và dẫn đến thua lỗ và nếu có nhiều người bán khống cổ phiếu và quan sát thấy giá của cổ phiếu đó đang dần tăng lên, họ có thể rơi vào hoảng loạn và cố gắng mua lại cổ phiếu để hạn chế rủi ro rằng giá cổ phiếu sẽ còn tăng hơn nữa.
Tình trạng mua hoảng loạn này được gọi là hiện tượng bán non cụ thể với thuyết tổng khối lượng bán khống ủng hộ việc tìm cách thu lợi từ những tình huống khó bán này với những người theo thuyết tổng khối lượng bán khống tin rằng các cổ phiếu được bán khống nhiều có khả năng sẽ tăng giá vì người bán khống có thể bị buộc phải mua cổ phiếu với khối lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn và hiện tượng mua này được gọi là mua bù thiếu hoặc mua lấp trống.
Ví dụ như một công ty nào đó có một triệu cổ phiếu được bán khống và ADTV là 6.000.000 cổ phiếu, thì SIR của nó bằng 1.000.000/6000.000 = 2. Có nghĩa là về mặt lí thuyết sẽ mất ít nhất hai ngày giao dịch đầy đủ cho những người bán khống trong công ty này để mua lại để trả các vị thế bán của họ và theo đó các nhà đầu tư có thể sử dụng SIR để nhanh chóng biết được mức độ bán khống của cổ phiếu một công ty, đối với những người theo thuyết tổng khối lượng bán khống, SIR có thể được sử dụng để xác định công ty nào có mức tăng giá tiềm năng nhất.
Ví dụ thực tế về thuyết tổng khối lượng bán khống với công ty XYZ có 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 2,5 triệu cổ phiếu đã bị bán khống, thì tỉ lệ bán khống là 5% và với công ty M có 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, trong đó 10 triệu cổ phiếu đã bị bán khống, tỉ lệ bán khống là 25%.Theo thuyết tổng khối lượng bán khống, cổ phiếu công ty M có xác suất tăng giá cao hơn cổ phiếu công ty XYZ với gải định rằng các cổ phiếu này giống hệt nhau. Điều này là do cổ phiếu công ty M có nhiều khả năng xảy ra hiện tượng mua bù thiếu, là kết quả của hiện tượng bán non.
3. Bán khống cổ phiếu như thế nào?
Hiện nay chúng ta thấy vấn đề đầu tư thường gắn liền với việc mua cổ phiếu và các loại chứng khoán khác và điều mà mọi người thường làm theo bản năng, đó là lý do tại sao hầu hết chúng ta muốn tham gia vào thị trường tăng giá hơn là thị trường giảm, bên cạnh đó thì các nhà đầu tư cần lưu ý rằng bạn cũng có thể hưởng lợi từ thị trường giá giảm. Thị trường chứng khoán có xu hướng biến động với giá của một tài sản có thể tăng vào một ngày nào đó sau đó giảm giá vào ngày hôm sau và theo đó nên phải luôn nhớ rằng khi giao dịch, bạn luôn có thể mua hoặc bán để thu về lợi nhuận kể cả khi giá tăng hoặc giảm.
Khi chúng ta nhắc tới thị trường chứng khoán, việc mua chứng khoán rất đơn giản theo đó các nhà đầu tư đánh cược rằng các công ty cụ thể hoặc toàn bộ thị trường sẽ tăng trưởng và trong hầu hết các trường hợp, đây là một chiến lược đúng đắn từ quan điểm dài hạn khi nền kinh tế toàn cầu mở rộng. Bên cạnh đó với những bất ổn thị trường cũng xảy ra và khả năng bán khống cho phép các nhà đầu tư áp dụng các chiến lược khác nhau và phù hợp với tình hình hơn. Như đã đề cập ở trên, thị trường cũng sẽ có xu hướng đi xuống và khi chúng ta dự đoán một sự điều chỉnh hoặc chỉ đơn giản tin rằng một số giá tài sản sẽ giảm, bán khống là một chiến lược cho phép bạn kiếm được lợi nhuận trong những trường hợp như vậy – chỉ đơn giản như vậy.
Hiện nay nếu chúng ta bán khống một số chứng khoán để thực hiện các hoạt động đầu cơ vì các nhà giao dịch tin rằng vì một lý do nào đó giá sản phẩm sẽ giảm xuống và nếu những người tham gia thị trường nghi ngờ rằng giá của một tài sản nhất định cụ thể với số cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, hàng hóa, v.v. sẽ đi xuống, họ sẽ mở các vị thế bán để hưởng lợi từ việc giá giảm. Như đã giải thích ở trên, bạn không cần phải sở hữu công cụ cơ bản trong khi giao dịch CFD. Ngoài ra, các nhà đầu tư đôi khi có thể muốn bán khống để giảm thiểu rủi ro của họ khi mở một vị thế bán phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong khoản đầu tư của mình – chúng tôi sẽ trình bày một ví dụ thích hợp sau đây.
Ví dụ về bán khống:
Với nền tảng giao dịch của XTB cung cấp, bạn có quyền truy cập vào một loạt các công cụ tài chính. Hãy cùng tìm hiểu một số thị trường chính cho phép các chiến lược bán khống khác nhau.
Nếu chúng ta muốn giao dịch các chỉ số thì các nhà giao dịch có thể muốn đặt cược rằng một số chỉ số nhất định sẽ tăng hoặc giảm. Nếu bạn dự đoán rằng chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm, bạn có thể bán hợp đồng CFD Chỉ Số và để mở một vị thế bán, một nhà giao dịch nên chọn một khối lượng thích hợp và nhấp vào nút bánh với hành động ngay lập tức là cách nhanh nhất để thực hiện bất kỳ giao dịch nào và nút màu đỏ luôn hiển thị mức giá mà bạn có thể nhập vị thế bán.
Hiện nay để bán chỉ số thị trường chứng khoán, chúng ta có thể nhấp vào nút sell và đặt vị thế Bán theo đó chúng ta không cần phải sở hữu bất kỳ công cụ cơ bản nào trong khi giao dịch CFD mà chỉ cần nhớ rằng thông tin và nghiên cứu dựa trên dữ liệu hoặc kết quả lịch sử không đảm bảo đạt được kết quả tương tự trong tương lai.
Như vậy ta thấy nếu chúng ta muốn bán khống không cần phải sở hữu số tiền lớn vì CFD cho phép bạn giao dịch đòn bẩy theo đó nên với các nhà đầu tư có thể dễ dàng chọn khối lượng mà họ có thể mua thì chúng ta cũng nên nhớ rằng việc sử dụng đòn bẩy có thể có khả năng khuếch đại lãi hoặc lỗ, bên cạnh đó nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ chỉ số là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Như vậy từ các thông tin như trên ta thấy với giao dịch bán khống là một chiến lược phổ biến của nhiều nhà đầu tư vì nó cho phép họ thu lợi từ việc giá giảm và thị trường cũng có xu hướng giảm khá thường xuyên. Hiện nay ta thấy có rất nhiều cơ hội về bán khống khi các nhà đầu tư bán lẻ có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm tài chính khác nhau, bao gồm cả hợp đồng CFD và theo đó nên chúng ta cũng nên biết giải pháp này với bất cứ khi nào bạn nghi ngờ rằng giá sẽ giảm, bạn có thể dễ dàng thực hiện giao dịch bán khống.