Thuyết nhồi là gì? Đặc điểm và ví dụ về Thuyết nhồi? Theo thuyết nhồi thì nhà đầu tư có thể bán khống cổ phiếu hay không?
Trong thị trường chứng khoán hiện nay hình thức bán khống cổ phiếu đã không còn xã lạ với chúng ta, đây là hình thức để các nhà đầu tư đem lại lợi nhuận và khẳng định vị thế cho chính họ. Theo đó trong kinh tế thường được gọi hiện tượng này là ” Thuyết nhồi”.
Mục lục bài viết
1. Thuyết nhồi là gì?
Thuyết nhồi trong tiếng Anh là “Cushion Theory.”
Khi nhắc tới thuyết nhồi chúng ta có thể hiểu đây là lí thuyết cho rằng giá cổ phiếu được bán khống rất nhiều cuối cùng cũng phải tăng vì người bán khống sẽ phải mua lại các cổ phiếu này để trang trải cho vị thế của họ.
2. Đặc điểm và ví dụ về Thuyết nhồi:
Thuyết nhồi dựa trên kì vọng rằng sự tích lũy các vị thế bán lớn của một cổ phiếu cuối cùng sẽ dẫn đến sự tăng giá của cổ phiếu đó, nổi lên do nhu cầu mua phát sinh khi các vị thế bán này được bảo đảm. Thuyết nhồi tồn tại vì có giới hạn biên độ giá một cổ phiếu có thể giảm xuống trước khi nó tăng lên trở lại. Khi các nhà đầu tư vội vàng chốt lời các vị thế bán để thu lợi nhuận hoặc dừng lỗ, giá của cổ phiếu sẽ phải tăng lên.
Thuyết nhồi hàm ý quan điểm đầu tư cho rằng người bán khống là người có ảnh hưởng quan trọng, là người làm ổn định thị trường và đóng góp vào hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính. Cổ phiếu của một công ty có thể bị các nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư bán khống do các nguyên nhân bắt nguồn từ bản chất của công ty hay từ các phân tích kĩ thuật của cổ phiếu. Họ hi vọng giá cổ phiếu sẽ giảm và số cổ phiếu được bán khống sẽ được mua bù thiếu nhằm mang lại lợi nhuận cho người bán khống.
Đối với phía bên còn lại của giao dịch là các nhà đầu tư, những người ủng hộ thuyết nhồi cho rằng đến một lúc nào đó, cổ phiếu sẽ chạm đáy và quay trở lại khi người bán khống chốt lời vị thế của họ bằng cách mua lại cổ phiếu. Trừ khi công ty gặp phải các kịch bản tài chính tồi tệ nhất như phá sản, bất kì trở ngại ngắn hạn nào mà công ty gặp phải cũng sẽ được giải quyết phản ánh lên sự ổn định mới của giá cổ phiếu.
Ví dụ về Thuyết nhồi cụ thê: Đối với một công ty dược phẩm nghiên cứu ra một loại thuốc mới đang trải qua thử nghiệm lâm sàng và sẽ sớm công bố dữ liệu tạm thời. Các nhà đầu tư tổ chức lớn nghĩ rằng dữ liệu sắp công bố sẽ cho ra thuốc không có hiệu quả, họ bắt đầu bán khống cổ phiếu của công ty.
Bên cạnh đó với lí do vì công ty đã có một số loại thuốc trên thị trường vẫn đang tạo ra doanh thu và dự kiến sẽ có nhiều hơn trong quá trình phát triển, ngay cả khi những gì các nhà đầu tư tổ chức nghi ngờ được chứng minh là đúng, những người mua cổ phiếu theo thuyết nhồi sẽ vẫn có lợi khi cổ phiếu bắt đầu được mua lại. Về cơ bản, người mua không tin rằng thất bại duy nhất này sẽ hoàn toàn làm mất giá trị của công ty và chờ đợi những người bán khống nhận ra điều này và mua lại cổ phiếu.
Một khi những người bán khống nhận ra rằng mức giá giảm đang suy yếu, họ sẽ chốt lời các vị thế bán của họ khiến giá của cổ phiếu ổn định và tăng lên. Giá cổ phiếu thậm chí có thể tăng nhanh và mạnh nếu kết quả thử nghiệm thuốc là tích cực và người bán khống buộc phải tranh giành với các nhà đầu tư mới tham gi thị trường để trang trải các vị thế của mình.
3. Theo thuyết nhồi thì nhà đầu tư có thể bán khống cổ phiếu hay không?
Bán khống cổ phiếu có thể hiểu đây là 1 hình thức giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thường với hình thức này các nhà đầu tư sẽ kiếm tiền bằng cách nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng giá tăng, thì đối với người bán khống, sẽ kiếm được tiền với kỳ vọng khi giá cổ phiếu giảm. Theo hình thức này thì người bán khống sẽ lời/lỗ bằng khoảng cách chênh lệch giữa giá bán khống và giá mua lại, chưa kể chi phí vay mượn và số lời khi giá mua lại thấp hơn giá bán khống, và lỗ khi giá mua lại cao hơn giá bán khống
Ví dụ về bán khống:
A mượn B một lượng vàng và bán đi được 37 triệu đồng. Sau 3 tháng, A mua lại 1 lượng vàng với X triệu đồng để trả cho B. Thì hành động của A được gọi là bán khống vàng.
+ Nếu x = 34 triệu, thì A sẽ lời là: 37 tr – 34 tr = 3 triệu đồng!
: Nếu x = 39 triệu, thì A sẽ lỗ là: 39 tr – 37 tr = 2 triệu đồng!
Như vậy nếu nhìn trên hoạt động trong thị trường chứng khoán thì:
A mượn B với số lượng 10.000 cổ phiếu VNM, và bán với giá 150.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó một thời gian A mua lại cổ phiểu VNM trên thị trường với giá t đồng/cổ phiếu và trả lại cho B, thì hành động đó sẽ được gọi là bán khống chứng khoán hay bán khống cổ phiếu.
+ Nếu t = 130.000 đồng/cổ phiếu thì A sẽ LỜI là: (150k – 130k) x 10.000 cổ phiếu = 200 triệu đồng.
+ Nếu t = 165.000 đồng/cổ phiếu thì A sẽ LỖ là: (165k – 150k) x 10.000 cổ phiếu = 150 triệu đồng.
Theo đó căn cứ trên thị rường chúng khoán chúng tôi xin đưa ra các bước để bán khống chứng khoán hiện nay cụ thể như sau:
Nhìn chung, để thực hiện một nghiệp vụ bán khống chứng khoán, nhà đầu tư cần thực hiện 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nhà đầu tư mở một vị thế giao dịch bằng cách mượn chứng khoán, thường là từ một đại lý môi giới chứng khoán. Thông thường thì những đội nhóm trên thị trường luôn nắm giữ một lượng rất lớn cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành. Những nhóm này được gọi là những Big Boys. Nếu bạn muốn bán khống 1 cổ phiếu nào đó mà Big Boys đang nắm giữ, họ sẵn sàng cho bạn mượn để bán khống.
Bước 2: Thực hiện lệnh bán số chứng khoán đã mượn trên thị trường. Để thực hiện lệnh bán, nhà giao dịch phải có tài khoản ký quỹ và thường sẽ phải trả lãi cho giá trị của các chứng khoán đã vay trong khi giao dịch đang được thực hiện. Khoản ký quỹ này có thể từ 20 – 30% tổng giá trị giao dịch.
Bước 3: Đợi chứng khoán giảm giá và sau đó, để đóng vị thế giao dịch, nhà đầu tư mua lại số chứng khoán đã bán trên thị trường với mức giá thấp hơn giá đã mượn.
Bước 4: Trả lại chứng khoán cho người cho mượn hoặc nhà môi giới và thu lợi nhuận từ mức giá chênh lệch. Nhà giao dịch phải chịu bất kỳ khoản lãi nào được tính bởi nhà môi giới hoặc tiền hoa hồng tính trên các giao dịch.
Như vậy, việc bán khống chúng khoán cũng có một số lợi ích như có thể giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận khi dự đoán đúng được giá cổ phiếu giảm để bán khống cũng như giúp được bên mua có thể mua được cổ phiếu với số lượng nhiều hơn. Ngoài ra còn cung cấp tính thanh khoản cho các thị trường có thể làm giảm giá thị trường, cải thiện chênh lệch giá mua và giá bán và hỗ trợ phát hiện giá. Không những thế việc bán khống chứng khoán còn giúp hạn chế tình trạng bong bóng thị trường và cổ phiếu: Khi giá cổ phiếu tăng quá mức, thường sẽ kích thích một lượng bán khống cổ phiếu trên thị trường, giúp cổ phiếu và thị trường hạn chế tình trạng bong bóng. Điều này sẽ giảm những cơn sụt giá mạnh của cổ phiếu và gây ra những hậu quả lớn. Nhờ vậy, thị trường cân bằng và phát triển bền vững, ổn định.
Bên cạnh đó nó cũng đem lại các rủi ro như sự biến động hay tăng và giảm giá cổ phiếu mỗi ngày có thể tạo ra lợi nhuận hoặc rủi ro cho chính các nhà đầu tư theo đó sẽ có khả năng thua lỗ luốn tiềm ẩn với việc bán khống chứng khoán bởi nó không giống như các giao dịch mua bán chứng khoán truyền thống, bán khống cổ phiếu có thể khiến cho các nhà đầu tư có nguy cơ thua lỗ không giới hạn. Đặc biệt là khi cổ phiếu mà bạn định bán khống đang có xu hướng tăng giá vô thời hạn.. và một rủi ro nữa đó là khi cổ phiếu bị bán non là đây tình trạng cổ phiếu tăng mạnh buộc nhà đầu tư bán khống phải bán ngay cổ phiếu để cắt lỗ và kết thúc vị thế bán của mình.Theo đó các nhà đầu tư cần có giải pháp để buộc nhà đầu tư phải tìm cho mình những biện pháp giúp giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và bảo vệ lợi nhuận trước sự biến động của thị trường. Và đó chính là lý do bán khống cổ phiếu ra đời.
Như vậy theo như những phân tích trên đây chúng ta có thể hiểu về thuyết nhòi từ đó nắm bắt những cơ hội từ thuyết nhồi áp dụng vào thực tế để thu lại các giá trị lợi nhuận tốt nhất trong thị trường chứng khoán,