Hiện nay chúng ta có thể đễ dàng nhận thấy sự phát triển của các ngành công nghiệp đã đem lại giá trị kinh tế cho đất nước, và cho thế giới. Tại Việt Nam các ngành công nghiệp rất đa dạng và phong phú, trong đó có những ngành công nghiệp non trẻ nhưng lại phát triển rất mạnh mẽ. Vậy thuyết ngành công nghiệp non trẻ là gì? Nội dung và đặc điểm?
Mục lục bài viết
1.Thuyết ngành công nghiệp non trẻ là gì?
Như chúng ta đã biết hiện nay các ngành công nghiệp được biết tới là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và bên cạnh đó công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
Bên cạnh đó các ngành công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng và phải nói chính xác hơn là không một ngành kinh tố nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp.
Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ớ các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ và công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập.
Thuyết ngành công nghiệp non trẻ trong tiếng Anh là Infant-Industry Theory.
Vơi thuyết ngành công nghiệp non trẻ chúng ta có thể nhìn nhận dựa trên các ngành công nghiệp mới ở các nước đang phát triển cần được bảo vệ trước áp lực cạnh tranh, cho đến khi chúng trưởng thành và phát triển lợi thế kinh tế nhờ qui mô đến mức có thể đối chọi được với các đối thủ.
2. Nguồn gốc của lý thuyết về ngành công nghiệp non trẻ:
Lí thuyết về ngành công nghiệp non trẻ được phát triển bởi Alexander Hamilton và Friedrich List và với thuyết ngành công nghiệp non trẻ này thì thường được trích dẫn làm lí do căn bản cho chủ nghĩa bảo hộ, thuyết này với một giả thuyết rằng các ngành công nghiệp mới nổi trong nước cần được bảo vệ chống lại cạnh tranh quốc tế cho đến khi chúng trưởng thành và ổn định.
Trong kinh tế học, thì ngành công nghiệp non trẻ là một ngành mới, đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và do đó, chưa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ đã ổn định và có uy tín va với thuyết ngành công nghiệp non trẻ thường là một sự biện minh cho chính sách thương mại bảo hộ với các ý tưởng căn bản của thuyết này là các ngành công nghiệp trẻ, mới nổi ở các quốc gia phát triển cần được bảo vệ khỏi các ngành công nghiệp lâu đời hơn, thường là từ các quốc gia nước ngoài.
Các ngành công nghiệp mới thành lập thường được chính phủ trợ cấp hoặc bảo hộ chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu và chính phủ làm điều này với hy vọng rằng theo thời gian, các ngành công nghiệp còn non trẻ sẽ khai thác được hiệu quả quy mô và tự hoàn chỉnh để cạnh tranh thắng lợi với nước ngoài.
Chính phủ đôi khi được khuyến khích để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp non trẻ, bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước ở giai đoạn đầu, thường là thông qua trợ cấp hoặc thuế quan với mức trợ cấp có thể là gián tiếp, như khi thuế nhập khẩu được áp dụng hoặc một số sự đoán cấm đối với việc nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc thành phẩm được áp dụng. Một trong những hành động đầu tiên của Quốc hội Mỹ là áp đặt thuế quan đối với hàng loạt hàng nhập khẩu bao gồm bông, da và các loại quần áo khác nhau, nhằm bảo vệ ngành dệt may Mỹ. Các nhà kinh tế cho rằng sự hỗ trợ của nhà nước đối với các ngành công nghiệp non trẻ là hợp lý chỉ khi có những lợi ích bên ngoài.
Anh là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện cách tiếp cận như vậy trong sự phát triển ban đầu liên quan đến ngành công nghiệp len thô của họ. Trong số các biện pháp khác, quốc gia này đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh không được phép nhập khẩu vào thị trường của họ, đặc biệt là khi hàng hóa nhập khẩu có chất lượng vượt trội. Sau khoảng 100 năm bảo hộ của ngành công nghiệp len này, đất nước cuối cùng đã quyết định rằng thuế xuất khẩu sẽ được dỡ bỏ.
3. Nội dung và đặc điểm của thuyết ngành công nghiệp non trẻ:
Như chúng ta thấy các ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta với lí thuyết định nghĩa nó còn chưa đầy đủ và hoàn thiện còn nằm trên văn bản với những thực hành tự phát của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất độc lập vốn luôn năng động nhìn thấy và chớp lấy cơ hội mà không cần quan tâm đến quan điểm hay sự hình thành phát triển của ngành thì trên khắp các châu lục, trật tự thế giới đa cực mới đang được xác lập với những cường quốc sức mạnh mềm.
Hiện nay trên thế giói với các cường quốc đó có lối đi riêng về kinh tế để phát huy sức mạnh của văn hóa quốc gia dân tộc ở cả ba vai trò cụ thể như để phát triển con người đóng góp trực tiếp vào GDP và kiến tạo nền kinh tế bền vững không lệ thuộc tài nguyên và để quảng bá văn hóa quốc gia, mở lối cho sản phẩm của các ngành kinh tế khác chiếm lĩnh thị trường toàn cầu và có thể nói trên con đường đó, mỗi chính phủ đều lựa chọn cho mình một chỗ đứng, một cách định hướng và điều tiết để vô hình, hay hữu hình, tạo nên những cú hích cho sự lớn mạnh thần kỳ của nền công nghiệp văn hóa quốc gia.
Ngành công nghiệp tạo ra những sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế và qua dó thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhau như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh. Củng cố an ninh quốc phòng.
Như vậy khi chúng ta biết tới thuyết này, thuyết ngành công nghiệp non trẻ là lí thuyết ra đời được hoàn thiện hơn bởi nhà kinh tế và triết gia John Stuart Mill, cho rằng các ngành công nghiệp non trẻ chỉ nên được bảo vệ nếu chúng có thể trưởng thành và phát triển độc lập được mà không cần bảo hộ, charles Francis Bastable đã thêm một điều kiện đơn giản, rằng lợi ích tích lũy ròng của ngành được bảo vệ phải lớn hơn chi phí tích lũy để bảo vệ nó.
Những người ủng hộ thuyết này cho rằng các ngành công nghiệp trong những lĩnh vực đang phát triển cần được bảo vệ để không bị tổn hại hoặc bị phá hủy bởi các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Họ cho rằng các ngành công nghiệp non trẻ không có lợi thế kinh tế nhờ qui mô giống như các đối thủ lâu đời hơn các quốc gia khác, và do đó cần được bảo vệ cho đến khi chúng xây dựng được một lợi thế kinh tế nhờ qui mô tương tự.
Đáp lại những lập luận này, chính phủ có thể ban hành thuế nhập khẩu, thuế quan, hạn ngạch và kiểm soát tỉ giá để ngăn các đối thủ quốc tế cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ có mức giá bằng hoặc thấp hơn ngành công nghiệp non trẻ trong nước, giúp những ngành này có thời gian ổn định và phát triển
Thuyết ngành công nghiệp non trẻ cho rằng một khi ngành công nghiệp mới nổi đủ ổn định để cạnh tranh quốc tế, bất kì biện pháp bảo vệ nào đã được thực hiện, ví dụ như thuế quan, đều sẽ bị loại bỏ. Trong thực tế, không phải lúc nào điều này cũng xảy ra vì các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng có thể khó bị loại bỏ.
Các ngành công nghiệp mới thành lập thường được Chính phủ trợ cấp hoặc bảo hộ chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Chính phủ làm điều này với hi vọng rằng theo thời gian, các ngành công nghiệp còn non trẻ sẽ khai thác được hiệu quả qui mô và tự hoàn chỉnh để cạnh tranh thắng lợi với nước ngoài.
Các ngành công nghiệp non trẻ thường thiếu khả năng tự thúc đẩy sản xuất và cần được bảo hộ cho đến khi họ có thể có được qui mô kinh tế tương tự với nhà sản xuất của các nền kinh tế lớn.
Ngành công nghiệp non trẻ thường được coi là luận điểm hợp lí để biện hộ cho việc thực thi chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong nước. Nhưng trên thực tế, đây là lĩnh vực thường bị lạm dụng.