Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật:
Mở bài
Giới thiệu khái quát về thể loại thơ Thất ngôn bát cú đường luật.
Thân bài
a, Nguồn gốc
Lần đầu tiên xuất hiện vào đời nhà Đường ở Trung Quốc.
Vào thời kỳ Bắc thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã du nhập vào Việt Nam.
b, Đặc điểm
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật có đặc điểm ngắn gọn nhưng luật lại nghiêm ngặt. Mỗi bài thơ sẽ bao gồm 8 câu và mỗi câu có 7 tiếng.
Luật bằng trắc: Tùy vào sự sáng tạo của từng nhà thơ, có bài thơ được gieo vần bằng, có bài thơ lại được gieo vần trắc. Nhưng số lượng bài thơ gieo vần bằng sẽ nhiều hơn bài thơ gieo vần trắc.
Cách hiệp vần: Chữ cuối của câu thứ nhất sẽ được hiệp vần với chữ cuối câu thứ 2 và câu thữ 4. Và chữ cuối của câu thứ 2 bắt vần với chữ cuối của câu cuối cùng.
Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật bao gồm 4 phần: Đề – Thực – Luận – Kết.
+ Hai câu đề: mở bài về đối tượng, vấn đề cần nói đến trong bài thơ.
+ Hai câu thực: giải thích ý hai từ 2 câu đề.
+ Hai câu luận: mở rộng ý của câu, diễn tả cảm xúc câu.
+ Hai câu kết: tóm lược vấn đề.
Lấy ví dụ về một bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.
c, Đánh giá
Thể thơ giàu nhạc điệu, ngắn gọn và hàm súc. Tính nghiêm ngặt cao, số câu, số chữ bắt buộc phải tuân theo, không được thêm bớt số lượng câu chữ.
Kết bài
– Nêu giá trị của thể thơ
– Nêu vị trí của thể thơ.
2. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật hay nhất:
Trong nền văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thi sĩ thành công ở nhiều thể thơ khác nhau. Trong kho tàng thơ ca, những thể thơ thật sự rất đa dạng đặc biệt là thơ ca trung đại có vay mượn từ Trung Quốc. Tiêu biểu trong thể thơ đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Với thể thơ này cách sắp xếp các thanh bằng, thanh trắc xen kẽ nhau theo kiểu “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh”. Nghĩa là khi tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 sẽ là thanh trắc và tiếng thứ 6 thanh bằng, ngược lại đối với dòng tiếp theo (nếu như trong câu đầu là 2 là thanh bằng, 4 là thanh trắc, 6 là thanh bằng thì câu tiếp theo sẽ là 2 là thanh trắc, 4 là thanh bằng và 6 là thanh trắc).
Tiếp theo về luật thơ thông thường, Thể thơ thất ngôn bát cú có luật thơ thông thường theo 2 cách đó là Thất ngôn bát cú theo Đường luật và Thất ngôn bát cú theo Cổ phong. Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, có luật nghiêm khắc, niêm, vần, bố cục phải rõ ràng. Còn về thể thơ Thất ngôn bát cú Cổ phong thì không phải theo quy luật, có thể dùng một vần hoặc dùng nhiều vần, tuy nhiên vần phải phù hợp với quy luật âm thanh, xen nhau giữa nhịp bằng, trắc cho dễ đọc. Ngoài ra, còn có những bài thơ Thất ngôn bát cú chữ Nôm được gọi là thơ Hàn luật. Chẳng hạn như trong bài thơ “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương, đối với bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú được gieo ở vần chân “non”, “tròn”, “hòn”, “con”.
“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”
Trong bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú thì cấu trúc bao gồm có bốn phần đó là Đề – Thực – Luận – Kết. Hai câu đề giới thiệu về người hay cảnh vật. Hai câu thực giải thích chi tiết cũng như nêu cảm xúc ở hai câu đề. Hai câu luận mở rộng cảm xúc được nêu ra cũng như nêu ý tưởng chính. Hai câu kết: tóm lược lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh cảm xúc đã được giãi bày.
Tóm lại, đối với một bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú góp phần cho chúng ta hiểu rằng những quy luật và cấu trúc của nó đã tạo nên cái hay, thú vị cho những bài thơ.
4. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật ý nghĩa nhất:
Dưới thời nhà Đường, thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng nhất trong các thể loại thơ Đường Luật. Ở Trung Quốc thể thơ này được ra đời từ rất sớm, nó được bắt nguồn từ thơ bảy chữ, nhưng đến đời Đường thì thể thơ này được phát triển phổ biến. Vào thời kì Bắc thuộc, thì thể thơ thất ngôn bát cú này đã du nhập vào Việt Nam và được rất nhiều các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng.
Đến thời các nhà thơ hiện đại sau năm 1930 đã phá bỏ những hình thức cấu trúc vần có phần nghiêm ngặt, gò bó, nhưng thể thơ vẫn không thay đổi, chỉ để cho tâm hồn lãng mạn dễ dàng hòa quyện, bay bổng trong từng câu thơ. Với bố cục gồm bốn phần, hai câu ứng với mỗi phần đó là hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết và mỗi phần đều đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề với nhiệm vụ là giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực có nhiệm vụ là trình bày, miêu tả sự vật, sự việc. Hai câu luận có nhiệm vụ diễn tả những suy nghĩ, thái độ và cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết có nhiệm vụ khái quát toàn bộ nội dung của bài thơ.
Luật bằng trắc ở thể thơ thất ngôn bát cú là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên nhịp điệu cho bài thơ. Mối quan hệ bằng – trắc giữa các câu thơ cũng được quy định hết sức nghiêm ngặt. Trong một bài thơ thất ngôn bát cú, nếu câu thơ trên là bằng mà câu thơ dòng dưới là trắc thì gọi là đối, nếu câu thơ dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm. Trong thơ thất ngôn bát cú, trong mỗi phần ở các câu đề, câu thực, câu luận, câu kết thì cấu trúc bằng trắc phải đối nhau. Còn ở các cặp câu thứ 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 chúng phải niêm với nhau. Có thể thấy luật bằng trắc của thể thơ này rất nghiêm ngặt và gò bó.
Về vần, đó là một bộ phận của tiếng, một trong những nguyên tắc không thể thiếu để sáng tác thơ chính là sự phối vần. Khác với các thể loại thơ khác, thơ thất ngôn bát cú chùng có cách gieo vần khác. Thể thơ này gieo vần chân và vần được gieo ở cuối câu thứ nhất và các câu thơ chẵn ( câu thứ 2, 4, 6, 8 ). Để tạo nên nhạc điệu cho bài thơ thì không thể thiếu nhịp thơ, đó cũng là một yếu tố quan trọng để làm nên một bài thơ. Trong thể thơ thất ngôn bát cú, cách ngắt nhịp 4 – 3 hoặc 3 – 4 được dùng khổ biến và thông dụng nhất.
Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Ở thế thơ thất ngôn bát cú dù cho nó có những hạn chế về cấu trúc luật bằng trắc nghiêm ngặt hay có sự gò bó về niêm luật chặt chẽ nhưng nó vẫn luôn là một trong những thể thơ nổi tiếng thu hút nhiều nhà thơ sáng tác và có một chỗ đứng quan trọng trong nền thơ Việt Nam.
5. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn nhất:
Vào thời nhà Đường thì thể thơ thất ngôn bát cú đã được hình thành. Và thể thơ này đã trở thành thể loại được dùng cho việc thi cử và tuyển chọn nhân tài trong một thời gian dài dưới chế độ phong kiến. Vào thời kì Bắc thuộc thì thể thơ này cũng được phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu thường là những cây bút quý tộc mới sử dụng.
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có cấu trúc bao gồm có 8 câu thơ và mỗi câu thơ có 7 chữ. Trong câu 1 nếu tiếng thứ hai là vần bằng thì được gọi là thể bằng, nếu là vần trắc thì được gọi là thể trắc. Luật bằng trắc ở thể thơ này được quy định rất nghiêm ngặt. Nó đã tạo nên sự uyển chuyển, cân đối, tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, làm cho bài thơ hài hòa, du dương giống như một bản tình ca lãng mạn. Mặc dù luật bằng trắc của thể thơ thất ngôn bát cú này có phần nghiêm ngặt, tuy nhiên khi sáng tác các tác phẩm của mình, các tác giả đã vận dụng sự sáng tạo của mình, để làm giảm bớt đi tính nghiêm ngặt và gò bó của luật bằng – trắc, để tâm hồn lãng mạn dễ dàng hòa quyện, bay bổng trong từng câu thơ.
Ở thể thơ này thì các vần bằng thường được gieo ở tiếng cuối của các câu đầu tiên và các câu chẵn 2-4-6-8. Việc gieo vần này vừa tạo nên sự liên kết ý nghĩa vừa làm cho câu thơ có thêm tính nhạc. Ngoài ra ở thể thơ thất ngôn bát cú trong các cặp câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, ở tiếng thứ 2 trong 4 cặp câu này còn có sự giống nhau về mặt âm thanh. Do đó về mặt âm thanh của bài thơ nó đã tạo nên một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng làm cho bài thơ thêm có hồn và cuốn hút người đọc hơn. Không những thế về mặt đối của nó thì thể thơ này trong các cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 còn có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản.
Thể thơ thất ngôn bát cú được chia thành bốn phần: Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, và hai câu kết. Hai câu đề với nội dung là nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật. Hai câu thực với nội dung là miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình, qua đó làm rõ cho cảm xúc được nêu ra ở hai câu đề. Hai câu luận có nội dung chính là bàn luận và mở rộng cảm xúc, nhưng ở câu này thường là nêu ý tưởng chính của nhà thơ. Hai câu kết với nội dung là khép lại bài thơ, đồng thời ở hai câu này cũng nhấn mạnh vào những cảm xúc của bài thơ. Với cấu trúc rõ ràng, rành mạch như vậy, tác giả sẽ dễ dàng hơn trong việc bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác cũng như những cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ. Về phần ngắt nhịp ở thể thơ này, thì cách ngắt nhịp phổ biến nhất là câu thứ 3 – 4 hoặc câu thứ 4 – 3 (2 – 2 – 3; 3 – 2 – 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu nhẹ nhàng, hài hòa, giúp người đọc như thả mình trôi theo từng dòng cảm xúc của bài thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú được coi là một thể thơ thích hợp nhất trong việc nhà thơ bộc lộ những cảm xúc, tình cảm da diết, mãnh liệt của mình, đồng thời cũng làm tăng thêm vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình, các nhà thơ đã bỏ qua sự nghiêm ngặt, gò bó của cấu trúc vần của thể thơ bằng cả nguồn cảm hứng mênh mông, vô tận của mình. Như vậy, có thể nói thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để các nhà thơ viết lên những tác phẩm nghệ thuật quý giá của mình.