Thuyết minh về tháp Bình Lâm ở Bình Định hay nhất với các thông tin khái quát về tháp Bình Lâm và dàn ý cũng như bài văn mẫu thuyết minh về tháp Bình Lâm ở Bình Định cho các bạn học sinh tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuyết minh về một danh lam thắng cảnh nói chung:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh.
Thân bài:
+ Luận điểm 1: Giới thiệu tổng quan về danh lam thắng cảnh đó:
– Vị trí địa lý, địa chỉ ở đâu?
– Diện tích đạt bao nhiêu? Kích thước như nào?
– Đi phương tiện gì để đến đó?
– Khung cảnh xung quanh đó như thế nào?
+ Luận điểm 2: Lịch sử hình thành và phát triển của danh lam thắng cảnh đó:
– Được ra đời khi nào, nguồn gốc?
– Ý nghĩa về tên gọi hoặc có tên gọi khác (nếu có)
+ Luận điểm 3: Mô tả chi tiết kiến trúc danh lam thắng cảnh đó:
+ Luận điểm 4: Ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa đối với địa phương và đất nước.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh lam thắng cảnh đó.
2. Dàn ý thuyết minh về tháp Bình Lâm ở Bình định chi tiết:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng đề bài yêu cầu thuyết minh: Tháp Bình Lâm ở Bình Định. Nêu khái quát cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh đó.
Thân bài:
Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát về tháp Bình Lâm ở Bình Định:
+ Vị trí địa lý, địa chỉ: Có địa chỉ tại thôn Bình Lâm, Xã Phước Hòa, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định, Việt Nam.
+ Diện tích đạt bao nhiêu? Kích thước tháp Bình Lâm cao đồ sộ, hình bình đồ vuông mỗi cạnh rộng khoảng 10m và cao khoảng 20m.
Tuy đã bị huỷ hoại các chi tiết phía trên khá nhiều bởi thời gian, nhưng tổng thể ngôi tháp vẫn ánh lên qua màu gạch vàng một vẻ đẹp trang nhã và thành kính Tháp có 3 tầng, bình đồ vuông, thân tháp không lùn, không nặng nề, cân đối với hai tấng phía trên. Hai tầng phía trên cũng được thu nhỏ dần một cách đều đặn.
+ Phương tiện để di chuyển đến đó: Có thể là ô tô gia đình, xe khách, taxi, xe máy,… Khoảng cách từ thành phố Quy Nhơn đến tháp này chỉ khoảng 22km, tiện lợi cho giao thông đi lại. Do đó, thời gian để đến đó từ thành phố Quy Nhơn sẽ chỉ mất khoảng 30 đến 45 phút.
+ Khung cảnh xung quang tháp Bình Lâm như thế nào?
Luận điểm 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tháp Bình Lâm:
+ Thời gian xây dựng và nguồn gốc hình thành của tháp Bình Lâm là gì?
Theo phân tích của các nhà sử học, các nhà khảo cổ học phát hiện thì tháp Bình Lâm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Tháp Bình Lâm thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cũng theo nghiên cứu, tháp Bình Lâm nằm trong khu thành Bình Lâm là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn. Đến khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình Lâm mất vị trí là trung tâm chính trị, hành chính của Champa.
+ Ý nghĩa về tên gọi hay có tên gọi khác (nếu có)
Luận điểm 3: Giới thiệu, mô tả kiến trúc, cảnh vật, lối thiết kế của tháp Bình Lâm ở Bình Định.
+ Tháp Bình Lâm là một tháp đặc biệt. Như các tháp Champa khác sẽ được xây dựng trên khu vực đồi cao gồ ghề, nhưng tháp Bình Lâm lại được xây dựng ở khu vực đồng bằng bằng phẳng và được bao quanh bởi nhà dân rất gần gũi mà lại hòa hợp với thiên nhiên.
+ Tháp được cấu tạo bởi 3 tầng, bình đồ vuông, thân tháp không lùn, không nặng nề, cân đối với hai tấng phía trên. Hai tầng phía trên cũng được thu nhỏ dần một cách đều đặn.
+ Tháp Bình lâm đặc biệt với những yếu tố trang trí kiến trúc ấn tượng và đẹp nhất ở Bình Lâm là các cửa giả nhô ra ở khoảng giữa các mặt tường của thân tháp. Khác biệt với những chiếc tháp truyền thống khác, mặc dầu cũng xây các ô cửa giả như truyền thống nhưng lại được thể hiện dưới một bức tranh điêu khắc tạo lên một ngôi tháp kỳ ảo.
+ Cửa giả của tháp được thiết kế với cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dần từ trong ra ngoài. Mỗi thân đều có hai phần là hai cột ốp bên dưới vầ hòm hình mũi dáo bên trên.
+ Cả ba thân cửa giả đều như mọc lên từ một nền vuông chung bên dưới và được trang trí bằng các hình sư tử, hoa lá, hình áp theo phong cách truyền thống xưa thể hiện sự uy nghiêm, tinh tế mà sang trọng, quyền quý.
+ Mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm còn được trang trí bằng hệ thống các cột ốp với điểm khác biệt là đường rãnh ở cột không tách cột ốp thành hai đứng sóng đôi. Cột ốp cũng không có hoa văn phủ kín bề mặt và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp như các tháp Champa khác. Do đó, so với các tháp Champa khác theo phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không duyên dáng, thanh tú và rực rỡ bằng. Tuy nhiên, chính điều đó lại làm cho tháp Bình Lâm trở lên khỏe khoắn, tạo độ chắc chắn cho các thành phần kiến trúc và góp phần làm nổi bật hình tượng điêu khắc chính của tháp.
=> Bình Lâm là sự kết hợp hài hòa và thành công giữa kết cấu kiến trúc và yếu tố trang trí kiến trúc tạo lên sự khác biệt và ấn tượng.
Luận điểm 4: Ý nghĩa lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh Tháp Bình Lâm đối với địa phương và đất nước:
+ Đối với địa phương: Tháp Bình Lâm là một kiến trúc độc đáo, là lịch sử mà cha ông để lại. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với người dân Bình Lâm, Bình Định. Tháp Bình Lâm được xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1993. Đây là điểm đến du lịch thu hút khách tham quan đến với Bình Lâm, giúp thúc đẩy kinh tế phát triển kinh tế địa phương. Nó cũng giúp du khách có thêm những hiểu biết về Bình Lâm, biết đến Bình Lâm, Bình Định nhiều hơn.
+ Đối với đất nước: Đó là một di tích lịch sử ghi lại dấu ấn của người Champa xưa. Là danh lam thắng cảnh xinh đẹp tạo ấn tượng mạnh với du khách quốc tế về một Việt Nam hùng vĩ về khung cảnh thiên, lan tỏa văn hóa Việt đến bạn bè thế giới. Phát triển kinh tế địa phương cũng là sự thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà.
Kết bài: Khẳng định lại lần nữa giá trị, ý nghĩa mà tháp Bình Lâm mang lại. Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh lam thắng cảnh đó.
3. Thuyết minh về tháp Bình Lâm ở Bình Định hay nhất:
Đất võ Bình Định là một tỉnh thành có nhiều danh lam thắng cảnh, mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử dân tộc đáng quý. Nhắc đến danh lam thắng cảnh Bình Định người ta không thể không nhắc tới tháp Bình Lâm – một trong những loại tháp Champa cổ đặc biệt với lối kiến trúc độc đáo không thể bỏ lỡ. Tháp Bình Lâm ở Bình Định chính là một điểm du lịch đáng đến mà chúng ta nên đặt chân đến ít nhất một lần.
Tháp Bình Lâm ngụ tại thôn Bình Lâm, Xã Phước Hòa, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định, Việt Nam là một trong những tháp Champa cổ ấn tượng được xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1993. Kích thước tháp Bình Lâm cao đồ sộ, hình bình đồ vuông mỗi cạnh rộng khoảng 10m và cao khoảng 20m. Tuy đã bị huỷ hoại các chi tiết phía trên khá nhiều bởi thời gian, nhưng tổng thể ngôi tháp vẫn ánh lên qua màu gạch vàng một vẻ đẹp trang nhã và thành kính Tháp có 3 tầng, bình đồ vuông, thân tháp không lùn, không nặng nề, cân đối với hai tấng phía trên. Hai tầng phía trên cũng được thu nhỏ dần một cách đều đặn. Cách thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng 22km, chúng ta có thể dễ dàng di chuyển đến tháp Bình Lâm với các phương tiện ô tô, xe khách, xe máy,… chỉ mất khoảng không đến 1 tiếng đi lại. Giao thông tiện lợi, khung cảnh thiên nhiên lại hùng vĩ, xinh đẹp, đây là một trong số những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.
Là một tháp Champa cổ, lịch sử hình thành và phát triển của tháp Bình Lâm cũng như bao tháp Champa cổ khác. Theo phân tích của các nhà sử học, các nhà khảo cổ học phát hiện thì tháp Bình Lâm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Tháp Bình Lâm thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cũng theo nghiên cứu, tháp Bình Lâm nằm trong khu thành Bình Lâm là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn. Đến khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình Lâm mất vị trí là trung tâm chính trị, hành chính của Champa.
Với lối kiến trúc thiết kế độc đáo thu hút nhiều khách du lịch, tháp Bình Lâm vô cùng đặc biệt. Như các tháp Champa khác sẽ được xây dựng trên khu vực đồi cao gồ ghề, nhưng tháp Bình Lâm lại được xây dựng ở khu vực đồng bằng bằng phẳng và được bao quanh bởi nhà dân rất gần gũi mà lại hòa hợp với thiên nhiên. Tháp được cấu tạo bởi 3 tầng, bình đồ vuông, thân tháp không lùn, không nặng nề, cân đối với hai tấng phía trên. Hai tầng phía trên cũng được thu nhỏ dần một cách đều đặn. Tháp Bình lâm đặc biệt với những yếu tố trang trí kiến trúc ấn tượng và đẹp nhất ở Bình Lâm là các cửa giả nhô ra ở khoảng giữa các mặt tường của thân tháp. Khác biệt với những chiếc tháp truyền thống khác, mặc dầu cũng xây các ô cửa giả như truyền thống nhưng lại được thể hiện dưới một bức tranh điêu khắc tạo lên một ngôi tháp kỳ ảo. Cửa giả của tháp được thiết kế với cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dần từ trong ra ngoài. Mỗi thân đều có hai phần là hai cột ốp bên dưới vầ hòm hình mũi dáo bên trên. Cả ba thân cửa giả đều như mọc lên từ một nền vuông chung bên dưới và được trang trí bằng các hình sư tử, hoa lá, hình áp theo phong cách truyền thống xưa thể hiện sự uy nghiêm, tinh tế mà sang trọng, quyền quý. Mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm còn được trang trí bằng hệ thống các cột ốp với điểm khác biệt là đường rãnh ở cột không tách cột ốp thành hai đứng sóng đôi. Cột ốp cũng không có hoa văn phủ kín bề mặt và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp như các tháp Champa khác. Do đó, so với các tháp Champa khác theo phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không duyên dáng, thanh tú và rực rỡ bằng. Tuy nhiên, chính điều đó lại làm cho tháp Bình Lâm trở lên khỏe khoắn, tạo độ chắc chắn cho các thành phần kiến trúc và góp phần làm nổi bật hình tượng điêu khắc chính của tháp. Bình Lâm chính là sự kết hợp hài hòa và thành công giữa kết cấu kiến trúc và yếu tố trang trí kiến trúc tạo lên sự khác biệt và ấn tượng.
Tháp Bình Lâm không chỉ là một điểm đến lý thú mà nó còn mang lại ý nghĩa lịch sử, văn hóa đối với địa phương và đất nước. Tháp Bình Lâm mang lại nhiều giá trị tích cực về kinh tế cho khu vực nói riêng và cho cả đất nước nói chung. Hàng năm, tháp Bình Lâm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan, vừa giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, lại mang được nét đẹp tháp cổ của người Champa xưa đến với mọi người. Giúp mọi người hiểu hơn về danh lam thắng cảnh này. Tháp Champa Bình Lâm là niềm tự hào của người dân Bình Lâm, là nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa, lịch sử đáng trân trọng của cả dân tộc.
Tháp Bình Lâm là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử đáng được bảo tồn của người Champa xưa, nó đem lại nhiều giá trị tích cực mà chúng ta nên gìn giữ, chân quý.