Đối với các em học sinh đồ dùng học tập là thứ không thể thiếu. Những đồ dùng quen thuộc như cặp sách, bút, thước, cục tẩy.... trở thành những người bạn thân thiết cùng em tới trường.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích?
a, Mở bài: giới thiệu về đồ vật muốn thuyết minh
b, Thân bài:
– Thuyết minh về đồ vật:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Chất liệu
+ Chủng loại
+ Cấu tạo
+ Công dụng
c, Kết bài
2. Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn cực hay – Mẫu số 1
Thuyết minh về cái bút chì:
Bút chì là vật dụng quen thuộc đối với học sinh từ thưở ấu thơ đến khi trưởng thành. Chiếc bút chì tưởng chừng rất đơn sơ nhưng là người bạn không thể thiếu đối với chúng ta.
Ngược dòng lịch sử, từ thời kỳ La Mã, các nhà học giả đã nhen nhóm lên tiền thân của chiếc bút chì nhưng chiếc bút chì gần giống nhất với chiếc bút chì ngày nay của chúng ta được sản xuất lần đầu ở Đức năm 1662 và thay đổi dần để phù hợp với thời đại.
Chiếc bút chì có chiều dài khoảng hơn một gang tay người lớn và cũng chỉ to bằng ngón tay út, hầu hết mọi chiếc bút chì đều có dạng hình trụ với 2 đầu đều dùng được. Chiếc bút chì của em thì được làm bằng gỗ, hiện nay nhiều người chuyển sang dùng bút chì bằng nhựa. Bên trong chiếc bút chì nhựa là
Chiếc bút dài có một gang tay và to bằng ngón tay út người trưởng thành. Nó có hình trụ dài, nhỏ gọn bao gồm hai đầu: một đầu là ngòi chì được gọt nhọn để viết nét chữ trên giấy; đầu còn lại có gắn một cục tẩy nhỏ dùng để xóa những nét chữ viết sai. Cấu tạo của chiếc bút gồm hai phần: phần vỏ và phần ruột. Phần vỏ được làm bằng nhựa hoặc gỗ tùy từng loại bút. Ngoài thân bút có in những hình họa tiết bắt mắt khác nhau để người sử dụng có nhiều sự lựa chọn tùy vào sở thích của mình. Phần ruột là khúc chì dài nằm gọn trong phần vỏ. Trước đây, phần ruột này là một khúc chì liền mảnh thuôn dài, mỗi khi viết mòn đầu chì, người dùng phải dùng dụng cụ gọt bút chì để gọt phần đầu chì đó cho nhọn để tiện viết. Sau này, con người đã cải tiến chiếc bút, người ta gọt nhọn sẵn những khúc chì nhỏ và nối nó với nhau thành một chiếc ruột dài, mỗi khi viết mòn đầu chì này, người ta chỉ việc đổi sang đầu chì khác. Những năm gần đây người ta còn phát minh ra loại bút chì kim; loại bút chì này có vỏ bên ngoài làm bằng nhựa, bên trong được cấu tạo, lắp ráp bởi thanh kim loại nhỏ có chức năng giữ cho ngòi chì không dịch chuyển để khi viết nét chữ được đẹp. Bên cạnh đó, người ta còn có hẳn một ngòi chì với những ngòi chỉ nhỏ bằng cái kim và dài để người dùng tiện sử dụng mỗi lần hết ngòi mà không phải bỏ đi chiếc bút.
Chiếc bút chì gắn bó với mọi thế hệ học sinh từ những nét chữ đầu tiên. Từ hồi mẫu giáo, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ những nét nguệch ngoạc đầu tiên rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Từ những trang vở, những dòng viết, nét chữ ấy cũng để lại cho chúng ta nhiều kỉ niệm quý giá. Khi nét chữ chúng ta cứng cáp hơn, ta chuyển sang dùng bút mực thì bút chì lui về làm người bạn trong những giờ học vẽ. Nó cho ta những bức tranh, những sự vật qua đường nét vụng về nhưng đáng yêu. Đối với người họa sĩ, bút chì như một người bạn thân thuộc gắn bó với họ hằng ngày và là công cụ kiếm tiền hữu ích nuôi sống bản thân họ.
Một trong những đặc điểm khiến cho bút chì gần gũi với đời sống chính bở những tính tiện lợi của nó. Trên thị trường, một chiếc bút chì có giá thành khá rẻ: dao động từ 3 nghìn đồng trở lên đến vài chục nghìn. Chính nhờ việc giá thành rẻ nên mọi người thoải mái lựa chọn và sử dụng. Mỗi khi viết sai hoặc cần chỉnh sửa nét chữ, ta chỉ cần dùng cục tẩy và xóa nét đó đi rồi viết lại nét mới vô cùng tiện lợi lại không mất đi tính thẩm mĩ, vượt trội hơn hẳn so với những loại bút khác.
Với những ưu điểm vượt trội của mình, từ bao năm nay chiếc bút chì vẫn giữ vững được vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống và giúp đỡ bao thế hệ con người thành tài. Không chỉ bây giờ mà ngay cả sau này, bút chì mãi chiếm vị thế quan trọng trong lòng những học sinh như chúng ta.
4. Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn cực hay:
Thuyết minh về hộp bút:
Chiếc bút có lẽ chẳng còn xa lạ gì đối với mỗi người chúng ta, từ học sinh đến những người đi làm. Và để thuận tiện cho các em học sinh hộp bút là một trong những dụng cụ rất quen thuộc đối với học sinh.
Hộp đựng bút ra đời song hành với thời gian ra đời của cây bút. Theo một số sử liệu cho rằng thời trung đại những nhà thơ, nhà sử học…đã dùng ống đựng bút có hình dáng như một chiếc bình hoa để cắm bút lông. Ống đựng bút này được làm bằng sứ trang trí hoa văn bên ngoài, tuy nhiên nó chỉ được đặt trên những án thư và di chuyển rất bất tiện. Có lẽ vì thế mà các hộp đựng bút nằm ngang ra đời sau đó. Và hộp đựng bút được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là những chiếc hộp đựng bút bằng vải hoặc bằng nhựa.
Bạn có thể tự làm cho mình những chiếc hộp bút. Để làm được chiếc hộp đựng bút, bạn có thể chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản như: Một mảnh bìa cứng dài khoảng 15cm, rộng khoảng 25cm. Bên cạnh đó ta chuẩn bị thêm các vật dụng như: Giấy màu, kéo, hồ dán, dập ghim, hoa khô, hình dán ưa thích. Để làm nên chiếc hộp đựng bút trước tiên ta trải tấm bìa trên một chiếc bàn rộng rồi tiếp đến cuộn tấm bìa cứng lại có đường kính khoảng 8 đến 12 cm. Sau đó ta dùng dập ghim để ghim tấm bìa cứng lại và tạo thành một khối hình trụ đẹp và cân đối. Ta dùng mảnh bìa bìa cứng còn lại cắt thành một hình tròn để làm đế rồi dùng hồ dán gắn vào một đầu của chiếc hộp làm đế. Cuối cùng, bạn chỉ cần trang trí theo sở thích.
Nhìn chung, hầu hết các hộp đựng bút có hình dạng chung là hình chữ nhật, được bóp các góc hoặc theo dạng hình trụ. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hình dáng khác nhau của hộp đựng bút, với những kích thước cũng không giống nhau. Tuy nhiên kích thước của nó dao động từ 18-25cm chiều dài và 12- 18cm chiều ngang. Độ dày và độ phồng còn tùy thuộc chất liệu làm ra hộp bút.
Và hộp đựng bút được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là những chiếc hộp đựng bút bằng vải hoặc bằng nhựa. Dựa trên phân loại của nó, ta có thể phần nào hình dung được sự đa dạng, phong phú của dụng cụ đựng viết về màu sắc, họa tiết, hoa văn…
Hộp bút đơn giản nhất được thiết kế một ngăn, có khóa dài hoặc cúc đóng. Ngoài ra cũng có những hộp bút được thiết kế nhiều ngăn, với kích thước to nhỏ khác nhau. Những chiếc hộp bút này rất được các em học sinh Tiểu học yêu thích. Ngày nay những chiếc hộp đựng bút cũng được thiết kế, trang trí đa dạng, độc đáo. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những hộp đựng viết có hình doremon chuột Micky… cho những bạn nữ. Những bóp viết hình siêu nhân, người nhện…cho các chàng trai. Để tạo cảm giác mới lạ cho người dùng, nhà sản xuất còn khắc tên, logo theo nhu cầu trên từng bóp viết khác nhau.
Nhờ có hộp bút, bóp viết mà học sinh có thể sắp xếp những vật dụng học tập như: viết, thước, compa, phấn màu, giấy ghi chú…gọn gàng ngăn nắp, nhờ đó mà chúng ta có thể mang đi học, vào phòng thi tiện lợi. Không chỉ vậy, dụng cụ đựng viết còn có chức năng bảo vệ bút, thước an toàn. Với tuổi học trò, những chiếc hộp đựng bút không chỉ là nơi chứa đựng vật dụng cần thiết mà còn là nơi cất giấu kỉ niệm như một cánh thư tay, một trang nhật ký, một dòng lưu niệm hoặc một cái kẹo mà cô bạn cùng bạn dành tặng.
Có thể nói sở hữu cho mình một chiếc hộp đựng bút là niềm yêu thích của rất nhiều em nhỏ và nó chính là một phần của thế hệ học trò.
5. Thuyết minh về một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn siêu hay:
Thuyết minh về chiếc cặp sách:
Cặp sách là người bạn đồng hành không thể thiếu đối với thế hệ học trò. Chiếc cặp sách là người bạn ngày ngày cùng em đến trường.
Chiếc cặp sách này là món quà bố đã tặng em khi em vào lớp 5. Bố nói đây là món quà bố dành tặng con gái để con có thể học tập tốt nhất. Chính vì thế chiếc cặp sách này như một sự động viên cho em luôn cố gắng.
Chiếc cặp sách này là một chiếc cặp sách của thương hiệu Ladoda đây là một nhãn hiệu cặp sách rất phổ biến từ lâu nay. Chiếc cặp sách được làm chủ yếu bằng vải rất mềm mại, so với học sinh lớp 5 đây là một chiếc cặp sách khá trưởng thành vì nó dường như giống một chiếc balo hơn, hay là cái cặp sách các anh chị cấp hai, cấp ba hay dùng. Cặp sách có hình chữ nhật, nhưng phần đầu thu hẹp lại, tạo tổng thể cân đối và dễ mang lên vai hơn. Bề rộng của chiếc cặp sách dài hơn một gang tay người lớn, khoảng gần ba mươi cm giúp em có thể để được rất nhiều sách vở. Cặp cao khoảng hơn năm mươi cm, rất phù hợp với chiều dài của những cuốn sách to. Vì thế, việc sắp xếp các đồ đạc vào balo, hay dựng balo ở các góc trở nên dễ dàng và trông dễ nhìn hơn. Phần ngoài của chiếc cặp là chất liệu vải màu đen, vì là màu đen nên sẽ tiện sử dụng và ít bị vướng bẩn. Đặc biệt bên trong là một vải chống nước, nên dù đi dưới mưa phùn hay bất cẩn làm nước rơi vào, thì chỉ cần lấy khăn, giấy khô lau là được. Không cần lo lắng nhiều như những chiếc cặp bằng vải thông thường và sách vở trong cặp cũng tránh bị ướt.
Chiếc cặp sách có thiết kế rất đơn giản, chỉ gồm một ngăn lớn và một số ngăn nhỏ. Ngăn lớn chiếm hai phần ba diện tích cặp, dùng để đựng sách, vở. Nó có phần khóa kéo màu hồng rất chắc chắn. Đặc biệt, ở phần tay cầm của khóa kéo có đính kèm một cục bông xù màu trắng siêu dễ thương. Ngăn nhỏ ở phía trước, cao bằng một nửa ngăn lớn, có nắp đóng mở, dùng để đựng bút, thước, chì màu. Trên cùng của cặp, có một phần dây nối thành khung hình tam giác to chừng bốn ngón tay, dùng để treo cặp lên các vị trí cố định. Dây của chiếc cặp sách rất chắc chắn và dẻo dai lắm. Quai xách ngắn, được gắn ở trên cùng giữa cặp. Quai xách dùng để xách cặp. Quai đeo dài hơn, móc vào phía hai đầu cặp bằng bộ phận móc kim loại để chống xoắn. Quai đeo dùng để đeo cặp trên vai, hỗ trợ lực cho quai xách. Đối với cặp học sinh thường có quai mang trên lưng.
Chiếc cặp giúp đựng sách vở, bút thước và những đồ dùng học tập khác. Với thiết kế và chất liệu đặc biệt, chiếc cặp sách chứa được rất nhiều đồ và cũng không lo bị dính mưa, dính nước. Chiếc cặp sách như một người bạn đồng hành cùng em trên con đường nhiều vui buồn, thăng trầm tuổi học trò. Ngoài ra, chiếc cặp sách còn là người bạn của em trong những chuyến đi xe. Chiếc cặp rất thuận tiện để đồ đạc mang theo, quần áo, hay những vật dụng cần thiết.
Hằng ngày, em luôn quý trọng và nâng niu chiếc cặp của mình. Em để cặp ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, không ném cặp xuống sân, mặt đất. Cứ hai tuần, vào ngày thứ bảy thì em lại mang cặp ra giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.