Thằn lằn được biết đến là loài bò sát thuộc họ tắc kè. Chúng bắt nguồn và sinh sống phần lớn tại bản địa Đông Nam Á. Chúng dễ dàng sinh sống trong những khe hở hoặc vết nứt của tường nhà. Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu ngay bài tham khảo thuyết minh về con thằng lằng.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về con thằn lằn chọn lọc siêu hay:
Với người Việt Nam chúng ta, thằn lằn là một loài động vật rất quen thuộc, có cả một câu truyện cổ tích về nó. Vào buổi tối chúng thường xuất hiện trên trần nhà nhìn có vẻ xấu xí nhưng lại rất có ích cho con người. Hãy cùng tìm hiểu về loài vật này nhé!
Thằn lằn được biết đến là một loại động vật bò sát thuộc họ tắc kè. Thằng lằng có nguồn gốc và sinh sống phần lớn tại bản địa Đông Nam Á. Theo sự di chuyển của con người, loài bò sát này hiện nay đang có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng chủ yếu di chuyển từ khu vực nhiệt đới đến khu vực cận nhiệt đới thuộc Úc hoặc từ Nam Mĩ đến Trung Đông, từ Châu Phi đến Châu Á, và có mặt ở cả Châu Âu.
Điều đáng nói của loài bò sát này là chúng rất dễ dàng thích nghi và sinh sống trong nhiều địa hình, đặc biệt là trong những khe hở hoặc vết nứt của tường nhà. Chúng thường được nhìn thấy trên tường hoặc trần nhà, phần lớn là chúng đang hoạt động để tìm thức ăn. Thằn lằn trưởng thành có kích thước từ 7 đến 15 cm. Chúng thường có tuổi thọ chỉ có 5 năm. Chân của loài vật này như có miếng đệm kết dính, giúp chúng bám chặt trên tường và trần nhà và có khả năng nhìn rõ màu sắc vào ban đêm, giúp chúng dễ dàng trong việc săn bắt và tiêu diệt con mồi. Loài bò sát này thường hoạt động vào ban đêm, và đặc biệt tập trung ở những nơi có bóng đèn. Đây cũng chính là khu vực thu hút những loài côn trùng ghé thăm. Thức ăn ưa thích của chúng chính là những loài côn trùng gây hại như muỗi, gián, nhện,…
Tuy nhiên loài vật này cũng gây ra những phiền toái nhất định. Ngoài những con thằn lằn sống trong nhà, thì vẫn còn rất nhiều những loài thằn lằn khác sống ngoài tự nhiên. Và trong số đó có một vài con có thể gây hại cho con người vì trong cơ thể có nọc độc. Hơn nữa, nước tiểu của chúng không những rất khai mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, phân của chúng khi dính lên tường còn rất bẩn và gây khó chịu bởi mùi hôi. Loài thằn lằn có thể truyền nhiễm loài vi khuẩn salmonella qua phân của chúng. Không sai, chúng không lan truyền vi khuẩn qua đường miệng bằng việc cắn chúng ta. Nhưng sẽ lan truyền qua phân của chúng. Nếu chẳng may ăn trúng thức ăn dính phải phân của loài bò sát này. Nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của chúng ta. Tiếng động do loài vật này phát ra cũng khiến nhiều người cảm thấy đáng sợ và khá khó chịu. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến người ta luôn muốn xua đuổi loài bò sát này.
Bên cạnh những lợi ích mà thằn lằn mang lại thì cũng có những phiền toái cho chúng ta. Vậy nên tùy theo suy nghĩ của từng cá nhân mà chúng ta hãy quyết định có nên xua đuổi con vật này không.
2. Thuyết minh về con thằn lằn hay nhất:
Từ xưa đến nay chúng ta đã nghe câu truyện cổ tích Thạch sùng rất nhiều lần. Nhưng con vật này còn có một tên gọi khác đó là thằn lằn. Đây là loài bò sát thuộc họ tắc kè và chúng ta thường bắt gặp nó ở nhiều nơi vì đây là động vật dễ sống, dễ thích nghi.
Thằn lằn là một nhóm bò sát có vảy phân bố rộng rãi với khoảng 3.800 loài. Chúng được tìm thấy trên tất cả các lục địa. Hầu hết thằn lằn đều hoạt động vào ban ngày. Thằn lằn là loài máu lạnh nên chúng dựa vào môi trường xung quanh để làm ấm cơ thể. Sử dụng ánh sáng mặt trời và hoạt động để tăng nhiệt độ cơ thể, đồng thời ánh sáng mặt trời sẽ cung cấp vitamin D cho thằn lằn. Vào ban ngày, chúng tắm nắng trên các mỏm đá, săn mồi hoặc tự tìm kiếm thức ăn.
Da vảy của thằn lằn không tăng lên khi nó già đi. Hầu hết các loài thằn lằn đều rụng hoặc thay da, thằn lằn cũng có khả năng tự cắt đuôi của mình khi kẻ săn mồi tóm lấy đuôi chúng.
Thằn lằn là loài bò sát đẻ trứng và có thể sinh sản đơn tính , nghĩa là chúng có thể mang thai hoàn toàn và tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần tinh trùng từ con đực. Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho hiện tượng kỳ lạ này. Tuy nhiên, thằn lằn cái vẫn có thể “mang thai” và sinh sản bình thường khi gặp thằn lằn đực.
Hầu hết thằn lằn con có thể tự làm mọi việc ngay từ khi mới sinh ra, chẳng hạn như đi, chạy và ăn uống. Thời gian trưởng thành của thằn lằn dao động từ 18 tháng đến 7 năm, tùy thuộc vào loài. Đặc biệt, một số loài thằn lằn có thể sống tới 50 năm.
Loài thằn lằn mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Công lao đầu tiên đến từ nguồn thức ăn của chúng là các loài côn trùng gây hại. Thằn lằn giúp chúng ta tiêu diệt chúng mà không cần biện pháp giải quyết nào. Thằn lằn cũng giúp ích cho những bài thuốc đông y như chữa bệnh nấm da; có tác dụng điều trị bệnh lao hạch, hen suyễn,…; hỗ trợ chữa chứng tay chân tê bại; chữa ung thư thực quản. Loài vật này cũng không gây hại đến lương thực thực phẩm và các loại nông sản của con người. Chúng ta còn có thể thông qua chúng để biết được nơi chúng ta sống có bị ô nhiễm hóa chất hay không. Bởi thằn lằn rất mẫn cảm và không thể sinh sống ở nơi có hóa chất.
Mỗi con vật đều có lợi và hại riêng. Thằn lằn mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng không tránh khỏi có một số phiền toái cho chúng ta.
3. Thuyết minh về con thằn lằn ngắn gọn nhất:
Thằn lằng là một trong số những con vật quen thuộc đối với chúng ta, tuy nhiên không phải ai cũng biết được một số lợi ích từ con vật bé nhỏ này.
Lợi ích mà loài thằn lằn mang lại cho chúng ta vô cùng to lớn là không thể phủ nhận. Công lao to lớn nhất đó là chúng tiêu diệt và hạn chế tối đa những thiệt hại do những loài côn trùng có hại gây nên. Đây là nguồn thức ăn chủ yếu của chúng để sinh tồn. Thằn lằn cũng giúp ích cho những bài thuốc đông y như chữa bệnh nấm da; có tác dụng điều trị bệnh lao hạch, hen suyễn,…; hỗ trợ chữa chứng tay chân tê bại; chữa ung thư thực quản. Thằn lằn phơi khô có thể chữa căn bệnh đau nhức xương khớp, có tác dụng chữa co giật mãn tính hay còn gọi là kinh phong. Ngoài ra còn rất rất nhiều căn bệnh khó chữa được chữa trị bởi loài bọ sát này. Thằn lằn không gây nguy hiểm cho con người. Đa phần những con thạch sùng chúng ta nhìn thấy là những con vật chỉ sinh sống trong nhà, nên chúng thực chất không có nọc độc hoặc có nhưng rất ít, và không nguy hiểm đến tính mạng con người như những loài bọ sát khác. Thằn lằn không phá hoại mùa màng và nông sản mà con người làm ra. Đồng thời thông qua chúng chúng ta cũng có thể biết được môi trường sống xung quanh có tốt không vì thằn lằn không sinh sống ở những nơi có hóa chất.
Mặc dù con vật này đã mang lại rất nhiều lợi ích những cũng gây những phiền toái nhỏ cho chúng ta. Ngoài những con thằn lằn sống trong nhà, thì vẫn còn rất nhiều những loài thằn lằn khác sống ngoài tự nhiên. Và trong số đó có một vài con có thể gây hại cho con người vì trong cơ thể có nọc độc. Thằn lằn thường hay xuất hiện trên tường và trần nhà, khiến cho chúng ta có cái nhìn e ngại. Chúng gây ra tình trạng bừa bợn và bẩn thỉu, gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà và văn phòng. Loài bò sát này rất thường “ăn vụng” thức ăn và nước uống trong nhà. Đối với những nguồn nước hoặc thức ăn thừa không được che đậy kỹ. Chúng sẽ xâm nhập vào đó và gây ra sự mất vệ sinh. Hơn nữa, nước tiểu của chúng không những rất khai mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, phân của chúng khi dính lên tường còn rất bẩn và gây khó chịu bởi mùi hôi. Loài thằn lằn có thể truyền nhiễm loài vi khuẩn salmonella qua phân của chúng . Nếu chẳng may ăn trúng thức ăn dính phải phân của loài bò sát này. Nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của chúng ta. Tiếng động do loài vật này phát ra cũng khiến nhiều người cảm thấy đáng sợ và khá khó chịu. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến người ta luôn muốn xua đuổi loài bò sát này.