Cặp sách là một đồ vật gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, chúng có nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau và phù hợp với từng độ tuổi. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ thắc mắc không biết cặp sách xuất xứ từ đâu, ra đời từ khi nào. Bài viết dưới đây sẽ thuyết minh về chiếc cặp sách giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.
Cặp sách là một đồ vật gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, chúng có nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau và phù hợp với từng độ tuổi. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ thắc mắc không biết cặp sách xuất xứ từ đâu, ra đời từ khi nào. Bài viết dưới đây sẽ thuyết minh về chiếc cặp sách giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý thuyết minh về chiếc cặp sách ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu về chiếc cặp sách.
– Đây là một đồ dùng học tập không thể thiếu đối với lứa tuổi học sinh.
1.2. Thân bài:
Nêu nguồn gốc của cặp sách:
– Cặp sách được ra đời vào năm 1988, nước đầu tiên sử dụng chiếc cặp sách này là nước Mỹ và mang theo phong cách cổ điển.
– Sau năm 1988, cặp sách được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Cấu tạo:
Cấu tạo chính của cặp sách gồm có mặt ngoài, mặt trong và quai đeo.
– Mặt ngoài: Quai xách, quai đeo, nắp mở, tùy thuộc vào hình dáng khác nhau.
– Mặt trong: Có các ngăn đựng sách vở, đồ dùng học tập,…
Quy trình tạo ra cặp sách:
– Có rất nhiều chất liệu được làm nên chiếc cặp sách: vải nỉ, vải da, vải dù, vải không dệt, vải lót,…
– Xử lý: trải qua nhiều công đoạn xử lý, các loại vải đã giảm bớt mùi hôi, bền và chắc chắn hơn.
– Khâu may: Thông thường, người ta sẽ sử dụng máy may để may từng phần lại với nhau theo thiết kế.
– Ghép cặp: Ghép các bộ phận lại với nhau thành một chiếc cặp hoàn chỉnh.
Sử dụng chiếc cặp theo độ tuổi, giới tính:
– Theo độ tuổi: Tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau sẽ đeo những kiểu dáng cặp khác nhau.
– Theo giới tính: Tùy thuộc vào bạn là nam hay nữ cũng sẽ chọn được một chiếc cặp phù hợp kiểu dáng và màu sắc.
Công dụng của chiếc cặp:
– Đựng các đồ dùng cá nhân, học tập, sách vở cần thiết để đến trường.
– Bảo quản sách vở và đồ dùng khi có tác động từ bên ngoài: mưa, nắng,…
Bảo quản cặp sách:
– Tránh để cặp va đập mạnh gây rách, hư hỏng.
– Thường xuyên vệ sinh cặp sách.
– Tránh để những vật nhọn, sắc dễ gây hỏng cặp.
1.3. Kết bài:
Chiếc cặp sách không chỉ dùng để đựng đồ dùng học tập mà còn như một người bạn đồng hành cùng học sinh, sinh viên trên quãng đường học. Chính vì thế chúng ta cần phải giữ gìn cẩn thận để cặp sách luôn bền và đẹp.
2. Dàn ý thuyết minh về chiếc cặp sách chi tiết nhất:
2.1. Mở bài:
– Giới thiệu về chiếc cặp sách.
– Chiếc cặp sách có những công dụng hữu ích và gắn bó với chúng ta suốt năm tháng đi học.
2.2. Thân bài:
Nêu nguồn gốc xuất xứ:
– Chiếc cặp đã có từ thời xa xưa, nhưng khi ấy cặp sách chỉ là một tấm vải lớn, để sách bên trong rồi cột hai đầu đối diện nhau sau đó đeo lên, còn rất đơn sơ và giản dị. Sau này cặp sách được làm từ gỗ, tre, nứa và tạo thành các hình dạng như hình hộp chữ nhật dọc.
– Cho đến năm 1988, chiếc cặp đầu tiên được mang theo phong cách cổ điển xuất hiện tại Mỹ. Sau đó lan rộng ra toàn cầu.
Nêu đặc điểm của chiếc cặp:
– Hình dáng: Hầu như hình dáng chiếc cặp thường là hình chữ nhật. Ngoài ra có các hình thang cân, hình tròn ghép lại với một hình chữ nhật và hình tròn. Mẫu mã của chiếc cặp rất đa dạng, tùy theo sở thích của mỗi người có thể tự do lựa chọn.
– Kích thước: Tùy thuộc vào độ tuổi và mong muốn của người dùng sẽ có những kích thước khác nhau.
Ví dụ: Cho học sinh tiểu học có nhiều cao x chiều ngang x chiều rộng khoảng 35 x 25 x 10 cm.
– Màu sắc: Màu sắc của chiếc cặp sách rất đa dạng, từ đơn giản lẫn cầu kì. Có những chiếc cặp có một màu, hoặc hai đến ba màu, nhiều màu. Tùy thuộc vào hình vẽ trên chiếc cặp.
– Chất liệu: Được làm bằng vải, da,…
Cấu tạo của chiếc cặp:
– Khung cặp: Khung cặp chính là yếu tố tạo nên hình dáng của chiếc cặp. Chiếc cặp hình chữ nhật thì khung cặp là hình chữ nhật.
– Quai cặp: Quai cặp có hai loại, cặp quai để xách và cặp quai để đeo. Cặp quai để đeo được cố định ở phía sau cặp, đối xứng nhau, rất chắc chắn, dài và mềm giúp người đeo không bị đau lưng, độ dài của cặp quai đeo có thể điều chỉnh được. Cặp quai để xách để ở phía trên cặp, rất mềm và chắc chắn, giúp người dùng xách dễ dàng.
– Khóa cặp: Khóa cặp thường làm bằng nhựa hoặc kim loại.
– Mặt trước: Mặt trước của chiếc cặp sẽ có những hình hoạt hình đáng yêu hoặc đơn giản chỉ là logo của nhà sản xuất.
– Mặt sau: Mặt sau của chiếc cặp thường không có gì cả.
– Ngăn cặp: Một chiếc cặp đơn giản thì thường có 2 ngăn. Ngoài ra có nhiều ngăn tùy thuộc vào nhu cầu người dùng.
Công dụng của chiếc cặp sách:
– Chiếc cặp sách giúp ta mang những đồ dùng học tập cần thiết và sách vở một cách dễ dàng mà không phải cầm nhiều thứ trên tay. Ngoài ra còn giúp đồ bên trong tránh khỏi tác động bên ngoài như trời mưa không bị ướt.
– Ngoài ra, đeo cặp sách giúp chúng ta tăng thêm phần vẻ đẹp, đáng yêu, năng động, trẻ trung.
Cách giữ gìn chiếc cặp:
– Không nên để quá nhiều đồ vật vào cặp, khi cặp bị dồn nhiều vật vào trong sẽ dẫn dến rách cặp.
– Không để những đồ sắc, nhọn.
– Thường xuyên vệ sinh gặp.
– Không ném, tránh để cặp va đập mạnh.
2.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận về chiếc cặp.
3. Thuyết minh về chiếc cặp sách đầy đủ, chi tiết nhất:
Một trong những đồ vật luôn đồng hành cùng chúng ta khi ngồi trên ghế nhà trường không thể không kể đến chiếc cặp – một vật đã gắn bó với mình nhiều năm và đem đến những công dụng hữu ích tuyệt vời. Cặp sách không chỉ dùng để đựng đồ vật mà như một người bạn cùng ta trải qua nhiều niềm vui và nỗi buồn.
Chắc hẳn nhiều bạn thắc mắc chiếc cặp sách có từ bao giờ và được xuất xứ từ đâu. Cặp sách có mặt trên thế giới lần đầu tiên vào năm 1988 tại nước Mỹ. Ban đầu, cặp sách mang phong cách cổ điển, đơn giản chỉ gồm một ngăn và đựng một số tài liệu. Sau năm 1988, cặp sách được sử dụng phổ biến tại nhiều khu vực ở nước Mỹ rồi lan rộng ra khắp thế giới. Cho đến đầu thế kỷ 21, cặp sách lúc này mới phổ biến ở nước ta và được nhiều học sinh, sinh viên sử dụng để mang những đồ dùng học tập và sách vở.
Cấu tạo của một chiếc cặp khá đơn giản bao gồm mặt trước, mặt sau, nắp mở và quai cặp. Bên trong chiếc cặp thì có hai hoặc nhiều ngăn được chia cách ra để đựng sách và những dụng cụ khác. Nắp mở của cặp gồm hai loại là nút bấm và khóa kéo. Nút bấm giúp người dùng mở ra một cách dễ dàng, nhanh chóng nhưng dễ bị hỏng. Còn khóa kéo bền và bảo quản đồ đạc tốt hơn nhưng mất nhiều thời gian trong quá trình sử dụng. Quai đeo cặp làm bằng vải mềm, có lót thêm một lớp bông đệm giúp chúng ta đeo tạo cảm giác thoải mái, không bị đau vai. Quai xách cũng tương tự như quai đeo, được làm bằng vải mềm, có lớp bông đệm để bảo vệ da tay, tránh xây xát hay chai tay khi phải xách cặp. Bên trong cặp có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp có ngăn dành riêng cho đựng áo mưa hoặc chai nước. Các ngăn cặp được may rất tỉ mỉ và chắc chắn để có thể chứa được nhiều đồ vật.
Để làm nên một chiếc cặp trước tiên cần chọn chất liệu như da, vải nỉ, vải lót hoặc một số loại vải khác. Giá thành của cặp cũng phụ thuộc vào chất liệu, vải càng tốt giá thành càng cao. Sau khi chọn vải sẽ đến công đoạn tái chế lại chất liệu nhằm giảm bớt mùi và sử dụng được bền lâu hơn. Tiếp đến là công đoạn khâu may, người ta sẽ sử dụng máy may để may từng phần lại với nhau theo thiết kế. Cuối cùng là công đoạn ghép nối giúp cho chiếc cặp của chúng ta được hoàn chỉnh.
Hiện nay, chiếc cặp sách trên thị trường có sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng dành cho mọi lứa tuổi và giới tính. Cặp dành cho học sinh tiểu học thường sẽ in các hình hoạt hình đáng yêu, ngộ nghĩnh cùng với màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Còn cặp dành cho các học sinh lớn hơn hay sinh viên sẽ thường là những chiếc cặp đơn giản và lịch sự. Tùy thuộc vào từng đối tượng có những cách sử dụng cặp khác nhau. Các bạn học sinh nữ thường sẽ đeo cặp sau lưng hoặc xách cặp thể hiện sự nữ tính, dịu dàng. Các bạn học sinh nam sẽ đeo chéo cặp toát lên khí phách, nam tính. Các em tiểu học sẽ đeo cặp sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, nô đùa cùng các bạn, điều này làm cho các em trở nên năng động, tinh nghịch, nhí nhảnh của độ tuổi thiếu nhi.
Cặp sách là một đồ vật không thể thiếu trong quá trình chúng ta học tập, nó giúp ta đựng sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng, dễ dàng thuận tiện mang đi mà không cần cầm quá nhiều đồ dùng trên tay. Ngoài ra, cặp sách còn giúp giữ gìn sách vở và đồ dùng tránh khỏi mưa nắng, đảm bảo các đồ bên trong an toàn, bền lâu. Bên cạnh đó, đeo cặp trên vai cũng làm tăng thêm vẻ đẹp cho từng độ tuổi của chúng ta, toát lên sự nữ tính, năng động, nhí nhảnh, khí chất.
Tuy nhiên, một số bạn trẻ hiện nay không coi trọng và giữ gìn chiếc cặp. Học sinh đi học về thường quăng cặp bừa bãi, để cặp va đập mạnh khiến cặp bị rách và hỏng nhanh. Để có thể bảo quản chiếc cặp bền và lâu nhất, phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tránh để cặp va đập mạnh, không để các vật sắc, nhọn trong cặp khiến cặp bị rách. Và đặc biệt không nên để quá nhiều đồ vật vào trong cặp làm cặp dễ mất đi hình dáng ban đầu hay bị hỏng khóa và đứt dây đeo.
Chiếc cặp sách không chỉ là đồ vật để mang đựng sách vở và đồ dùng học tập mà nó còn là người bạn đồng hành của mỗi bạn học sinh chúng ta. Chiếc cặp luôn cùng ta sánh bước đến trường, mang những nguồn kiến thức mới, bổ ích. Chính vì vậy chúng ta cần yêu thương và bảo quản chiếc cặp thật tốt để nó mãi mới đẹp, bền lâu.