Dưới đây là bài viết về Thuyết minh một ngành thủ công mỹ nghệ kèm dàn ý chi tiết. Thông qua bài viết mẫu này, giúp các em có thể chủ động bổ sung cho tài liệu tham khảo của mình thêm phong phú hơn hơn về một số ngành thủ công mỹ nghệ ở nước ta, bên cạnh đó rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn thuyết minh.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài thuyết minh một ngành thủ công mỹ nghệ:
Mở bài: giới thiệu một nét ẩm thực của địa phương mình – đó chính là phở.
Thân bài:
– Nguồn gốc:
+ Có nhiều ý kiến khác nhau, người bảo xuất hiện từ Nam Định từ đầu thế kỉ XX, người bảo có xuất xứ từ Hà Nội.
+ Phở là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
– Đặc điểm món Phở:
+ Phở chế biến được nhiều loại khác nhau: phở tái, phở gà, phở bò, phở cuốn hay phở xào…
+ Mỗi loại phở khác nhau có những cách chế biến và hương vị khác nhau.
+ Phở có nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng được làm từ gạo.
+ Nước lèo được nấu từ xương ống ninh kĩ thêm một số gia vị như thảo quả, quế, hoa hồi, đinh hương,….
+ Phở thường được ăn kèm với các loại rau như hành tây, húng, chanh và rau thơm.
+ Hiện nay, nổi tiếng nhất chỉ có phở Hà Nội và Phở Nam Định
+ Phở chứa đựng quốc hồn quốc túy cũng như văn hóa ẩm thực đặc sắc của cả dân tộc Việt Nam.
Kết bài:
– Phở là món ăn không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng.
– Phở đã trở thành một trong những món ăn phổ biến và quen thuộc trong đời sống con người Việt Nam.
2. Bài thuyết minh về ngành thủ công mỹ nghệ làng tranh Đông Hồ:
Làng tranh Đông Hồ
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh
Đó là những câu ca gợi cảm về một làng nghề truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết đến – Làng tranh Đông Hồ.
Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bẳc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà bản sắc dân tộc Thái. Làng tranh Đông Hô xưa còn gọi là làng Mái (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ), là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ gần nhất là xuôi theo đường Quốc lộ số 5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng 15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nôi tiêng của huvện Gia Lâm Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ Dâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) là đển phố Hồ – huyện lỵ Thuận Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biên chi đường xuống làng Đông Hồ.
Tranh của làng Đông Hồ có từ thời Lê. Ở cái làng nghèo mà hào hoa như làng tranh Đông Hồ trước đây thường truyền nhau câu ca “Lảng Mải có lịch có lề – Có sông tắm mát, có nghề làm tranh”. Qua nhiều thế kỳ, 17 dòng họ đã quy tụ về làng, xưa vốn tất cả đều làm tranh. Không khí sầm uất vào cứ vào tháng mười một, tháng chạp, các thuyền từ xứ Đông xứ Đoài ghé bến “ăn tranh”. Người làng tranh trước ở ngoài đê vào mùa vụ làm tranh cũng phải một sương hai nắng tất bật sớm khuya. Thôi thì chỗ này rậm rịch tiếng chày giã điệp, chỗ nọ dỡ ván in tranh cọ rửa lau chùi sạch sẽ. Khói đốt than lá tre ẩn hiện la đà trên các ngọn cây. Làng Đông Hồ ruộng đất ít, sống chủ yếu bằng nghề làm tranh. Nghề làm tranh trong làng rất được coi trọng. Ai có hoa tay, có thú chơi cầm, kì, thi, họa đều được mọi người nể (cũng là theo cái thú tao nhã của nhà nho xưa). Tranh Đông Hồ hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; môi màu dùng một bản và bản nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được “sản xuất” với số lượng lớn và không đòi hỏi kĩ năng cầu kì nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván gỗ một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường các tờ tranh không lớn quá 50 cm một chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván đòi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kĩ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chắt điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia có sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện vào nhau và các màu in tranh thường được lấy từ tự nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của nó; màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vàng, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp… Xem tranh dân gian ta thường băt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng hợp lí hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói của nhừng bộ tứ bình, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa…
Có thể nói, cái đặc biệt của tranh Đông Hồ là ở chỗ đó. Tranh dân gian Hàng Trống, Kim Hoàng, Huế… không thể có sắc màu muôn hồng ngàn tía của tranh Đông Hồ, cũng không thể có nền giấy điệp quyến rũ đó. Người sành tranh Đông Hồ chính bởi chất dân gian chứa đựng trong tờ tranh nền giấy điệp trắng ngà, lướt nhẹ lượt hoà vàng hay vàng đỏ.
Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến điểm “cực thịnh”, đã từng sáng giá trong các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giói vứi nét vẽ nhuần nhụy, tươi tắn như hồn người đất Việt. Không chỉ có người Hà Nội và dân một số tỉnh thành trong nước yêu thích tranh dân gian Tết Đông Hồ về tham quan tìm hiểu và chọn mua mà không ít du khách, những người trong lĩnh vực hội hoạ, mỹ thuật của nước ngoài cũng đến để nghiên cứu về nghệ thuật tranh dân gian nổi tiếng của làng Hồ. Bà con Việt kiều khi về nước cùng phải tìm mua bằng được những bức tranh làng Hồ và cô thôn nữ dáng quê hương, để khi ở xa quê để đến với sương mù Lôn Đôn hay cái giá lạnh của Pa-ri hoa lệ họ vẫn cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
2. Bài thuyết minh về ngành thủ công mỹ nghệ làng Gốm Bát Tràng:
Làng gốm Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam. Khi nhắc đến các làng nghề nổi tiếng, bạn không thể nào không nói về làng gốm Bát Tràng. Làng nghề này đã tồn tại ở ven đô Thăng Long khoảng hơn 500 năm nay. Phong cảnh tại làng gốm Bát Tràng cũng hết sức nên thơ, chính vì vậy bạn sẽ có nhiều hoạt động vui chơi khám phá thú vị, đặc biệt là cưỡi xe trâu đi du lịch quanh làng.
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành là kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ. Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.
Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Đến thế kỉ 18, nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới.
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối “vuốt tay, be trạch” trên bàn xoay
Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Sản phẩm mộc đã định hình cần đem “ủ vóc” và sửa lại cho hoàn chỉnh.
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu… Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung.
Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men ngọc cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu.