Mục lục bài viết
1. Thuyết công bằng là gì? Học thuyết công bằng của J.S Adams?
Thuyết về sự công bằng (Equity theory) của John Stacey Adams ra đời và học thuyết này cho rằng con người luôn muốn được đối xử công bằng ở trong các môi trường. Các chủ thể là những người nhân viên thường thì đều sẽ có xu hướng đánh giá sự công bằng bằng thông qua cách các nhân viên sẽ thực hiện so sánh công sức bản thân mình đã bỏ ra so với những thứ mà các đối tượng nhân viên đó đã nhận được cũng như so sánh tỉ lệ đó của bản thân mình với tỉ lệ của những chủ thể là những người đồng nghiệp trong công ty.
Các đối tượng là những người lao động trong tổ chức luôn mong muốn được đối xử một cách công bằng. Những người lao động đều thường sẽ có xu hướng so sánh những đóng góp cống hiến của mình đối với những đãi ngộ và phần thưởng mà người lao động nhận được gọi là công bằng cá nhân. Hơn nữa người lao động còn so sánh đóng góp cống hiến đãi ngộ và phần thưởng của mình với những người khác và họ sẽ gọi đây là công bằng xã hội.
Khi các chủ thể thực hiện việc so sánh đánh giá đóng góp cống hiến với những đãi ngộ và phần thưởng của mình có thể có có ba trường hợp xảy ra cụ thể như sau:
– Trường hợp thứ nhất: nếu các đối tượng là người lao động cho rằng họ được đối xử không tốt phần thưởng là không xứng đáng với công sức mà các chủ thể đó đã bỏ ra thì họ thường sẽ có thái độ bất mãn và từ đó bản thân họ sẽ làm việc không hết khả năng của chính họ hay là thậm chí họ sẽ ngừng việc.
– Trường hợp thứ hai: nếu các đối tượng là người lao động tin rằng bản thân họ được đối xử đúng phần thưởng và đãi ngộ là tương xứng với công sức của họ đã bỏ ra thì người lao động sẽ duy trì mức năng suất như cũ.
– Trường hợp thứ ba: nếu các đối tượng là người lao động nhận thức được rằng phần thưởng và đãi ngộ là cao hơn so với điều mà họ mong muốn họ thì người lao động thường có xu hướng sẽ làm việc tích cực hơn và chăm chỉ hơn. Song trong trường hợp phần thưởng và đãi ngộ là cao hơn so với điều mà người lao động mong muốn thì bản thân người lao động có xu hướng giảm giá trị của phần thưởng không coi trọng phần thưởng và chính vì thế về lâu về dài phần thưởng sẽ không còn ý nghĩa khuyến khích.
Khi thực hiện so sánh những đóng góp cống hiến đãi ngộ và phần thưởng của mình với người khác thì con người sẽ thường có xu hướng đánh giá cao đóng góp cống hiến của mình và đánh giá cao đối với phần thưởng đãi ngộ mà người khác nhận được.
Thuyết công bằng cho rằng con người nếu muốn được đối xử công bằng nhưng khi các chủ thể là người lao động bị rơi vào tình trạng được đối xử không công bằng thì người lao động có xu thế tự thiết lập sự công bằng cho mình.
Khi con người đối mặt với sự không công bằng thì ta thấy được rằng, con người thường có xu hướng chấp nhận chịu đựng bởi vì họ hiểu rằng không có công bằng tuyệt đối cho tất cả mọi người và để nhằm mục đích có thể đạt tới sự công bằng thì không thể có được trong một khoảng thời gian ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu họ phải đối mặt với sự không công bằng lâu dài thì họ sẽ bất mãn phản ứng lại và thậm chí người lao động đó sẽ ngừng việc. Đây là một trong số các đặc điểm mà các nhà quản trị phải luôn luôn quan tâm tới. Các nhà quản trị cần quan tâm đến nhận thức của người lao động về sự công bằng và cần phải tích cực hoàn thiện hệ thống đãi ngộ và động viên làm cho nó tốt hơn và công bằng hơn chứ các nhà quản trị không phải ngồi chờ hoặc yên tâm khi các đối tượng là những người lao động không có ý kiến.
Thuyết về sự công bằng ra đời cũng đòi hỏi các chủ thể là nhà quản trị phải có sự quan tâm cụ thể tới các nhân tố chi phối đến nhận thức của các đối tượng là những người lao động về sự công bằng và từ đó sẽ có những tác động để tạo cho các đối tượng là người lao động có được một nhận thức về sự công bằng.
2. Ưu điểm của học thuyết công bằng:
Với những lý thuyết đánh giá, so sánh của mình, học thuyết cân bằng được đánh giá chính là một công cụ hữu ích giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình các doanh nghiệp đó quản lý cũng như lãnh đạo các nhân viên. Một số ưu điểm cụ thể của học thuyết công bằng mà chúng ta có thể kể đến cụ thể như:
– Ưu điểm thứ nhất là thuyết công bằng tạo động lực làm việc: Áp dụng học thuyết cân bằng trong công việc sẽ giúp cho nhân viên nhận thấy rõ lợi ích mà họ đạt được khi nỗ lực trong công việc. Từ đó, nhân viên sẽ có thêm nhiều động lực để cố gắng hơn trong quá trình làm việc và đạt được những lợi ích mà họ mong muốn.
– Ưu điểm thứ hai là thuyết công bằng giúp giữ chân nhân viên: Khi các đối tượng là những nhân viên thấy được những lợi ích đến từ các chính sách, chế độ làm việc của doanh nghiệp, nhân viên sẽ có thêm niềm tin để có thể tiếp tục đồng hành cùng với công việc mà mình đang làm. Bên cạnh đó thì các đối tượng nhân viên cũng nhận ra được lộ trình thăng tiến khi bản thân các nhân viên đó tiếp tục làm công việc này và trở nên hào hứng hơn khi làm việc.
– Ưu điểm thứ ba là thuyết công bằng giúp cắt giảm chi phí: Việc giữ chân được nhân viên tiếp tục làm việc cũng sẽ giúp doanh nghiệp sẽ không cần phải chi trả quá nhiều khoản phí cho việc thuê nhân viên mới, đầu tư chất xám cho công ty. Vì thế mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí.
– Ưu điểm thứ tư là thuyết công bằng giúp thu hút nhân tài: Đa số các đối tượng nhân viên đều muốn làm việc cho một công ty có thể đem đến cho họ những lợi ích tương đương với công sức cũng như năng lực làm việc mà bản thân mình đã bỏ ra. Chính vì thế mà khi áp dụng học thuyết về sự công bằng trong việc quản lý, lãnh đạo sẽ khiến các chủ thể là những nhân viên mong muốn làm việc cho doanh nghiệp.
– Ưu điểm thứ năm là thuyết công bằng tạo nhiều cơ hội cho nhân viên tiếp cận công việc.
– Ưu điểm thứ sáu là thuyết công bằng giúp tăng lợi nhuận: Nhờ vào việc thu hút được những nhân tài hàng đầu về công ty của mình cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng suất, hiệu quả làm việc và từ đó thúc đẩy sự gia tăng của doanh thu trong báo cáo tài chính.
– Ưu điểm thứ bảy là thuyết công bằng giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng bóc lột đối với nhân viên: Khi áp dụng học thuyết về công bằng, công ty cũng sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể là những nhân viên về điều kiện làm việc hay ưu đãi tiền lương.
– Ưu điểm cuối cùng đó là thuyết công bằng giúp tạo nên mối quan hệ tốt giữa các nhân viên với nhau: Khi nhân viên ý thức được rằng những lợi ích mà bản thân họ nhận được là bắt nguồn từ chính nỗ lực của bản thân thì sẽ không còn tình trạng ghen ghét hay là tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong công việc.
3. Nhược điểm của học thuyết công bằng:
Bên cạnh những ưu điểm của họ thuyết cân băng, học thuyết về sự công bằng trên thực tế thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà chúng ta cần phải nhìn nhận để nhằm mục đích có hướng khắc phục hiệu quả. Cụ thể:
– Mỗi một người thì sẽ có cách tiếp nhận cũng như có cách đánh giá khác nhau về vấn đề. Từ đó, các đối tượng là những nhân viên hình thành những nhận thức cũng như những hành động khác nhau. Sự nhận thức này trên thực tế có thể là giữa các đối tượng là những người lao động với nhau hoặc giữa người lao động và người sử dụng lao động.
– Việc so sánh chính xác gần như là không thể: Lợi ích mà các đối tượng là những nhân viên nhận được trong quá trình làm việc trên thực tế thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Và, cũng chính vì vậy, không phải lúc nào việc so sánh này cũng có sự chính xác và nó có thể phản ánh đúng tỷ lệ giữa các nhân viên với nhau.
– Một số yếu tố bị bỏ qua: Lý thuyết công bằng như chúng ta đã biết thì nó là học thuyết đánh giá về đầu vào và đầu ra của công việc. Cũng chính vì vậy mà ta thấy được rằng, các yếu tố khác đa số đều bị bỏ qua. Việc này trên thực tế sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình đánh giá trong quản lý, lãnh đạo.
– Không đoán trước được mọi thứ sẽ xảy ra cũng là một trong những nhược điểm của học thuyết cân bằng.