Thuế là khoản đóng góp quan trọng của các chủ thể bằng tài sản cho nhà nước do pháp luật quy định cụ thể. Thuế được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Căn cứ vào đặc điểm tính chất mà có nhiều loại thuế. Vậy thuế cacbon là gì? Đặc trưng và tác động của thuế cacbon như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thuế cacbon là gì?
Như phân tích cụ thể bên trên, ta hiểu về thuế như sau:
Thuế được hiểu là một khoản thu bắt buộc vào quỹ nhà nước, nguồn thu này từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó, nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của chủ thể thuộc đối tượng phải đóng thuế do pháp luật quy định.
Thuế giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể có nguồn để hoạt động vững mạnh. Thuế chính là nguồn thu của ngân sách nhà nước. Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Không những thế, thuế còn được xem là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô và có những ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế của các quốc gia.
Định nghĩa thuế cacbon:
Thuế cacbon được nộp bởi các doanh nghiệp và các ngành sản xuất cacbon điôxít (cacbon dioxide, kí hiệu hóa học: CO2) thông qua các hoạt động của các doanh nghiệp đó.
CO2 một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí và có nồng độ thấp trong khí quyển Trái Đất. Còn trong dạng rắn, CO2 được gọi là băng khô. Bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy. CO2 cũng chính là hợp chất chịu trách nhiệm chính cho hiệu ứng nhà kính và đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hiểu theo cách đơn giản, thuế cacbon ra đời và là một loại thuế môi trường, đánh vào lượng CO2 phát thải của nhiên liệu bởi các doanh nghiệp và các ngành sản xuất cacbon điôxít.
Thuế cacbon trong tiếng Anh là gì?
Thuế cacbon trong tiếng Anh là Cacbon Tax.
2. Đặc trưng và tác động của thuế cacbon:
– Thuế cacbon được hiểu chính là công cụ được áp dụng cho việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch. Đây là những sản phẩm dùng than và nhiên liệu như xăng dầu, nhiên liệu hàng không và khí tự nhiên và nó cũng tương ứng với hàm lượng cacbon thải ra.
– Thuế cacbon được thiết kế nhằm mục đích để giảm lượng phát thải khí nhà kính và khí CO2 vào khí quyển. Thuế cacbon được tạo ra với mục tiêu bảo vệ môi trường sống của con người.
– Vì được thiết kế để nhằm mục đích góp phần giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ các ngoại ứng tiêu cực từ phát thải cacbon, thuế cacbon là một loại thuế Pigovian. Cacbon được tìm thấy trong mọi loại nhiên liệu hydrocacbon (bao gồm than, dầu mỏ và khí tự nhiên) và được giải phóng dưới dạng độc tố cacbon dioxide độc hại (CO2) khi loại nhiên liệu này bị đốt cháy.
– Thuế cacbon cũng được gọi là một hình thức định giá cacbon đối với khí thải nhà kính nơi mà Chính phủ của các quốc gia định giá cố định cho phát thải cacbon trong một số lĩnh vực nhất định.
– Bằng cách tăng chi phí phát thải nhà kính, các Chính phủ của các quốc gia trên thế giới cũng hi vọng sẽ hạn chế tiêu thụ, giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy nhiều công ty hướng tới việc tạo ra các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.
– Thuế cacbon chính là một phương tiện quan trọng đã ra đời nhằm góp phần để nhà nước kiểm soát lượng khí thải cacbon mà không cần dùng đến đòn bẩy của nền kinh tế chỉ huy, qua đó nhà nước cũng có thể kiểm soát các phương tiện sản xuất và ngăn chặn phát thải dấu chân cacbon.
3. Ví dụ cụ thể về thuế cacbon:
Thuế cacbon đã được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới. Thuế cacbon hiện nay có nhiều hình thức khác nhau, nhưng phần lớn là mức thuế đơn giản cho mỗi tấn nhiên liệu hydrocacbon được sử dụng.
Quốc gia đầu tiên áp dụng thuế cacbon đó chính là Phần Lan, vào năm 1990. Mức thuế đó hiện ở mức 24,39 đô la mỗi tấn cacbon. Theo sau đó là các quốc gia Bắc Âu khác như Thụy Điển và Na Uy áp dụng thuế cacbon của riêng họ vào năm 1991.
Bắt đầu với mức 51 đô la trên tấn CO2 sử dụng trong xăng dầu, thuế Na Uy nằm trong số những loại thuế nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
4. Tìm hiểu về thuế:
Ta hiểu về thuế như sau:
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là: “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Ngoài ra còn có khái niệm khác cụ thể sau đây: “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa về thuế như vậy nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
Nhự vậy, từ những phân tích cụ thể bên trên, ta nhận thấy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế cũng gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.
5. Đặc điểm của thuế:
Khi xã hội loài người được hình thành cần có một tổ chức lãnh đạo được lập ra và hoạt động nhằm đem đến lợi ích cho tất cả mọi người. Điều này đặt ra phải có một quỹ chung để thực hiện và chi cho các công việc cần thiết thuế được hình thành. Hiện nay, thuế đã trở thành một công cụ không thể thiếu dù ở bất cứ xã hội nào. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình.
Thuế có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
– Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
– Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
– Thuế thể hiện quyền lực nhà nước:
Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Nếu không có thuế, nhà nước không có đủ điều kiện tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nguồn thu ngân sách Nhà nước có tới 90% được tạo lập từ thuế. Chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì thuế mới đảm bảo thực hiện thu thuế một cách hiệu quả nhất, tạo lập được ngân sách quốc gia.
– Thuế không hoàn trả trực tiếp và không mang tính đối giá:
Tính không đối giá của thuế thể hiện ở điểm: bất kỳ chủ thể nào miễn đủ điều kiện nộp thuế theo quy định thì dù đã nhận được một khoản lợi ích nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.
Các chủ thể nộp thuế về ngân sách nhà nước, nhà nước lấy ngân sách này chi cho việc xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường,… và mọi người dân được hưởng lợi ích từ đó, trong đó có chủ thể nộp thuế. Vì vậy thuế thường không hoàn trả trực tiếp.
6. Vai trò của thuế:
– Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này cũng ngày càng tăng.
– Thuế chính là công cụ quan trọng góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
– Thuế còn giúp điều tiết nền kinh tế. Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
– Không những thế, thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước cũng sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.