Thua lỗ thụ động là gì? Thua lỗ thụ động trong tiếng Anh là Passive Loss. Những nội dung liên quan đến thua lỗ thụ động? Giải pháp đối với trường hợp kinh doanh thua lỗ?
Hiện nay trong kinh doanh và phat triển kinh tế chúng ta rất khó tránh khỏi những thua lỗ trong đầu tư, có nhiều dang khác nhau của thua lỗ trong đó thua lỗ thụ động hiện nay cũng đang gặp phải rất nhiều.
Mục lục bài viết
1. Thua lỗ thụ động là gì?
Thua lỗ thụ động trong tiếng Anh là Passive Loss.
Hiện nay trong kinh doanh không thể tránh khỏi việc thua lỗ, thua lỗ thụ động được hiểu là một tổn thất tài chính trong một khoản đầu tư vào bất kì doanh nghiệp thương mại hay kinh doanh nào mà nhà đầu tư không phải là người tham gia chính. Thua lỗ thụ động có thể xuất phát từ các khoản đầu tư vào tài sản cho thuê, quan hệ đối tác kinh doanh hoặc các hoạt động khác mà nhà đầu tư không liên quan chính.
Theo đó để được coi là một người không tham gia chính thì nhà đầu tư không hoạt động một cách liên tục và cốt yếu hoặc can dự vào hoạt động kinh doanh.
Quy định IRS rằng cấm tổn thất phát sinh thông qua hoạt động kinh doanh thụ động từ được sử dụng để làm giảm số tiền thuế còn nợ trên thu nhập. thua lỗ thụ động chỉ có thể được áp dụng cho thu nhập thụ động. Ví dụ về các hoạt động tạo thu nhập thụ động bao gồm sự tham gia trong quan hệ đối tác giới hạn, cho thuê thiết bị, và cho thuê bất động sản.
Thua lỗ thụ động: Định nghĩa của Sở Thuế vụ (Hoa Kỳ)
Căn cứ dựa theo sở Thuế vụ một hoạt động thụ động là mọi hoạt động cho thuê hoặc bất kì doanh nghiệp nào mà trong đó người nộp thuế không tham gia chính và điều này bao gồm các dịch vụ cho thuê như cho thuê bất động sản và thiết bị, bất kể mức độ tham gia của nhà đầu tư.
Để so sánh thì một hoạt động không thụ động là một doanh nghiệp trong đó người nộp thuế thực hiện trên cơ sở thường xuyên, liên tục và đáng kể IRS chỉ định rằng thu nhập thụ động không bao gồm thu nhập từ đầu tư hoặc danh mục đầu tư như cổ tức, tiền lương hay tiền công.
2. Những nội dung liên quan đến thua lỗ thụ động:
Thua lỗ thụ động có thể được đòi hỏi bởi một chủ sở hữu tài sản cho thuê hoặc đối tác hữu hạn dựa trên tỉ lệ tương ứng của họ trong quan hệ đối tác. Thua lỗ thụ động chỉ có thể bị xóa khỏi lợi ích thụ động.
Thua lỗ thụ động có thể bao gồm một khoản lỗ từ việc bán doanh nghiệp hoặc tài sản thụ động bên cạnh các chi phí vượt quá thu nhập. Khi tổn thất vượt quá thu nhập từ các hoạt động thụ động thì phần còn lại của khoản lỗ có thể được chuyển sang năm tính thuế tiếp theo với điều kiện có một số thu nhập thụ động xoá bỏ đi.
Hoạt động thua lỗ thụ động
Nói chung, thua lỗ thụ động (và thu nhập) có thể đến từ các hoạt động sau:
+ Cho thuê thiết bị
+ Cho thuê bất động sản (có một số ngoại lệ)
+ Hộ kinh doanh hoặc một trang trại trong đó người nộp thuế không có sự tham gia chính
+ Quan hệ đối tác hữu hạn (có một số ngoại lệ)
+ Quan hệ đối tác, công ty cổ phần nhỏ và các công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó người nộp thuế không có sự tham gia chính
Như vậy trường hợp chúng ta mà không chắc chắn liệu một khoản lỗ có nên được phân loại là thụ động hay không ta nên tham khảo ý kiến của kế toán viên chuyên nghiệp để đảm bảo thuế của mình được nộp chính xác.
3. Giải pháp đối với trường hợp kinh doanh thua lỗ:
Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ không chỉ do nguyên nhân khách quan nêu trên mà còn một số nguyên nhân chủ quan:
Nguồn vốn thiếu, công nợ lớn, khả năng thanh toán hạn chế. Vốn nhà nước đầu tư hạn chế, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế ít do hiệu quả doanh nghiệp thấp kém hoặc không có. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu hoặc nhận vốn góp vốn liên doanh rất hạn hẹp và với tổng vốn của nhà nước tại doanh nghiệp năm 2003 là 189293 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp có 45 tỷ đồng là khá nhỏ. Vốn ít, công nợ lại nhiều, nợ phải trả ở doanh nghiệp nhà nước thường cao nhiều so với vốn.
Việc thiếu vốn và công nợ quá lớn như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh, làm cho hiệu quả kinh doanh kém, đây là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng thua lỗ.
Tiêu hao nguyên vật liệu cao:nguyên vật liệu thiếu dẫn đến chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào tăng cao tranh mua, tranh bán hoặc phụ thuộc biến động, rủi ro thị trường thế giới nguyên liệu nhập khẩu dẫn tới hoạt động của doanh nghiệp luôn rơi vào thế bị động. Nhiều sản phẩm có định mức chi phí tiêu hao nguyên vật liệu cao. Đây là nguyên nhân gây cản trở khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường của các sản phẩm của doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị quá lớn: máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu công suất huy động thấp và với hiệu quả đầu tư kém, lựa chọn giải pháp công nghệ lạc hậu thấp kém, đầu tư không đồng bộ, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản lớn hậu quả làm cho doanh nghiệp đi vào hoạt động rất khó khăn, không trả được nợ. Chi phí khấu hao tính trên đơn vị sản phẩm cao do không khai thác hết công suất tài sản cố định với nhiều doanh nghiệp hiệu suất sử dụng tài sản cố định chỉ đạt 50-60%)hoặc tổng vốn đầu tư lớn….
Chi phí quản lí tương đối cao so với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như lãi vay, giao dịch, tiếp khách, tiếp tân, khánh tiết, quảng cáo, xúc tiến thương mại…
Các doanh nghiệp hầu hết chưa quan tâm đến việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm do công ty mình làm ra nên sản phẩm ít biết đến rộng rãi, người tiêu dùng cần mua mà lại không biết để mua. Do đó gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp
Kiểm tra lại mọi khoản chi tiêu trong dự án kinh doanh của bạn
Chúng ta hãy tự mình liên tưởng tới việc kinh doanh của bạn giống như đang lái thuyền và bạn đang kinh doanh lỗ đồng nghĩa với việc con thuyền đang chìm dần hoặc đang đi rất chậm và chắc chắn sẽ có vấn đề trong việc lái thuyền hay trong chính bản thân chiếc thuyền đó.
Trong trường hợp này, hãy ngồi lại và viết ra tất cả các khoản thu và chi mà bạn đang sử dụng ra. Hoặc, nếu bạn có lưu lại các thông tin trên máy tính, hãy in tất cả những tài liệu thu chi quan trọng ra. Lưu ý phải làm điều này thật sự chi tiết, ngay cả việc mua một chiếc tăm bạn cũng phải ghi vào.
Điều này giúp bạn thấy được đâu đang là vấn đề dẫn đến thua lỗ. Tiền của bạn đang đến từ đâu và thất thoát ở đâu. Từ đó sẽ có thể giải pháp khắc phụ phần thất thoát đó.
Cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết
Như đã nói ở trên, sau khi kiểm tra lại các khoản thu chi trong công ty bạn thì việc kế tiếp là phải loại bỏ những khoản phí không cần thiết. Ví dụ như chi phí máy lạnh cho cả ba tầng cuả một quán cà phê trong khi quán của bạn chỉ sử dụng thường hai tầng dưới, chi phí nhân viên quá đông, chi phí đầu tư cho các quảng cáo không mang lại hiệu quả…
Hãy nhớ rằng: “Bạn bớt tiêu một đồng thì cũng giống như bạn kiếm thêm một đồng vậy”.
Điều chỉnh giá của các sản phẩm, dịch vụ
Hầu hết các quán ăn, cửa hàng, shop bán hàng thì nguồn thu chủ yếu đến từ việc bán các sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Chính vì thế, giá cả rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của toàn bộ mô hình kinh doanh của bạn.
Bán lại cổ phần
Một cách để giải quyết kinh doanh thua lỗ mà nhiều công ty, doanh nghiệp từng thực hiện đó chính là bán lại một phần công ty, doanh nghiệp của mình cho một bên thứ ba. Bằng cách này, bạn sẽ thu lại được ít nhất bằng hoặc ít hơn số vốn ban đầu bỏ ra và giảm thiểu rủi ro mất mát và bên cạnh đó trước khi làm điều này hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn có giá trị để đơn vị tiếp nhận sau này phát triển, và bạn cũng sẽ chấp nhận mất đi “đứa con tinh thần” mà mình đã gầy dựng này để bắt đầu lại từ đầu.
Kêu gọi đầu tư:
Kêu gọi vốn đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư cũng là một trong các cách hiệu quả để giải quyết vấn đề kinh doanh thua lỗ cho doanh nghiệp của bạn và nếu bạn có một bản kế hoạch kinh doanh chỉnh chu và các ý tưởng kinh doanh tốt, chắc chắn các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy tiềm năng và hỗ trợ bạn một phần vốn để tiếp tục kinh doanh, cải thiện tình trạng thua lỗ. Tuy nhiên, cũng tương tự như việc bán đi một phần cổ phần công ty, bạn có thể sẽ phải chấp nhận chuyện các nhà đầu tư mong muốn can thiệp vào mô hình kinh doanh, định hướng phát triển của thương hiệu của bạn.