Để có những kiến thức và hiểu biết về loại Thủ thuật Lapping trong kế toán này để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả, sau đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi cin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này. Thủ thuật Lapping trong kế toán là gì? Cách phát hiện và ngăn chặn
Mục lục bài viết
1. Thủ thuật Lapping trong kế toán là gì?
Thủ thuật Lapping tiếng Anh là ” Lapping Scheme”.
Thủ thuật Lapping chúng ta có thể hiểu đây là một hành vi gian lận trong kế toán với các hành vi sai lệch và tinh vi trong hoạt động tài chính doanh nghiệp, chỉ những việc thay đổi các khoản phải thu trong tài chính doanh nghiệp để che giấu cho khoản tiền mặt bị lấy cắp. Phương pháp này bao gồm việc thanh toán các khoản phải thu tiếp theo từ một giao dịch ví dụ cụ thể như việc bán hàng và sử dụng khoản tiền đó để bù vào số tiền đã bị trộm trước đó. Khoản phải thu từ giao dịch thứ hai được dùng để bù cho khoản tiền từ giao dịch thứ ba,…
2. Cách phát hiện thủ thuật lapping trong kế toán:
Hiện nay theo trên thực tế thì thủ thuật Lapping vẫn có cách đê phát hiện ra nó, một trong số đó là bằng cách kiểm tra cách biên lai tiền mặt được áp dụng cho tài khoản của khách hàng. Ngoài ra đôi với các trường hợp khi có bằng chứng cho thấy các khoản thu tiền mặt thường xuyên được áp dụng sai cho các tài khoản khách hàng, thì có khả năng nhân viên của công ty đó đang thực hiện thủ thuật Lapping. Bên cạnh đó xét trên nhiều góc độ cho thấy bằng chứng về thủ thuật Lapping là trường hợp có thể nhận thấy nhất khi một nhân viên từ chối nghỉ phép dù được công ty cho phép. Nguyên nhân có thể là do thủ thuạt Lapping yêu cầu nhân viên có các hành vi gian lận phải làm việc hàng ngày, Theo đó nên nhân viên này không thể nghỉ phép và một dấu hiệu nhận biết khác của thủ thuật Lapping là sự gia tăng thiếu hụt các khoản phải thu. Thủ thuật Lapping chỉ có thể tạm thời che giấu hành vi trộm cắp. Sớm hay muộn, sự thiếu hụt cũng sẽ trở nên rõ ràng và phải được ghi nhận là tổn thất.
Ví dụ, giả sử rằng một công ty nhận được 150 USD tiền thanh toán của khách hàng, nhưng một nhân viên kế toán chuyển số tiền đó sang tài khoản cá nhân. Để che giấu hành vi trộm cắp, nhân viên bán hàng sẽ dùng khoản phải thu thứ hai để bù vào, ví dụ như với số tiền 200 USD, cho khoản phải thu đầu tiên. Điều đó khiến cho 50 USD còn lại được bù cho khoản phải thu thứ hai và 150 USD vẫn còn phải trả (chưa được bù). Nhân viên bán hàng tiếp tục phân bổ tiền từ các giao dịch sau cho các khoản phải thu trước đó để hồ sơ kế toán của cửa hàng không có sự khác biệt.
3. Cách ngăn chặn thủ thuật Lapping:
Các công ty có thể ngăn chặn thủ thuật Lapping bằng các cách sau:
– Phân tách trách nhiệm thu ngân và thanh toán (hay còn gọi là phân chia nhiệm vụ).
– Để một người nào đó không phải là nhân viên thu ngân gửi báo cáo cho khách hàng (Khách hàng biết về những gì họ đã trả, vì vậy họ có thể phát hiện bất kì khoản thanh toán không chính xác nào liên quan đến tài khoản của họ hoặc phát hiện ra những khoản thanh toán vô lí).
– Liên hệ với khách hàng và hỏi về việc họ có nhận được báo cáo hàng tháng từ công ty hay không (Bất kì ai đang có hành vi gian lận đều có thể ngăn không gửi báo cáo hàng tháng).
– Kiểm toán các khoản thu tiền mặt một cách thường xuyên.
– Yêu cầu tất cả nhân viên nghỉ phép, không có ngoại lệ.
– Theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các bản ghi nhớ tín dụng (Nhân viên gian lận có thể cố gắng chấm dứt thủ thuật Lapping bằng cách xóa một khoản phải thu với số tiền còn thiếu).
– Đánh dấu tất cả các séc bằng cụm từ “Chỉ gửi tiền”, để nhân viên không thể gửi các séc này vào tài khoản của chính họ.
– Yêu cầu khách hàng thanh toán trực tiếp vào hộp khóa, để nhân viên không thể đánh cắp tiền mặt.
4. Những hình thức gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
Thứ nhất, khi chúng ta ghi nhận doanh thu không có thật cụ thể là khai cao doanh thu thì việc ghi nhận doanh thu không có thật có thể được thực hiện thông qua việc ghi nhận vào sổ sách nghiệp vụ bán hàng hay cung cấp dịch vụ không có thực trong kỳ kế toán bằng cách tạo ra các khách hàng không có thực và theo đó lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao vào đầu niên độ sau khi kế toán tiến hành lập bút toán hàng bán bị trả lại, khai khống doanh thu bằng việc cố ý ghi tăng các yếu tố trên hóa đơn giá trị gia tăng về số lượng, đơn giá.
Thứ hai, chúng ta ghi nhận sai niên độ kế toán đó là việc ghi nhận doanh thu hay chi phí không đúng với kỳ kế toán mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể được ghi nhận sang kỳ kế tiếp hay ngược lại nhằm mục đích làm tăng hoặc giảm lợi nhuận theo mong muốn.
Thứ ba, che giấu công nợ và chi phí hoạt động này chúng ta thấy nó với mục đích là để có thể tiến hành giảm chi phí trên báo cáo tài chính để khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số công nợ và chi phí che giấu, có 3 phương pháp được thực hiện che giấu gian lận và chi phí như là không ghi nhận công nợ và chi phí, không lập đầy đủ các khoản dự phòng và vốn hóa chi phí, không ghi nhận nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí.
Thứ tư, chúng ta thấy việc định giá sai tài sản đó là định giá sai tài sảntheo đó việc không ghi nhận giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng tồn kho đã hư hỏng, hay việc không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
Thứ năm, hành động gian lận khi không khai báo đầy đủ thông tin tức là đối với các thông tin thường không được khai báo đầy đủ trong báo cáo thuyết minh, khiến người đọc không có được cái nhìn rõ ràng, chân thực. Theo đó các thông tin về các bên liên quan không được trình bày, hoặc trình bày không đủ các nội dung theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Như chúng ta thấy các hành động trên đây nguyên nhân cũng có thể do trình độ năng lực của kế toán tại công ty còn hạn chế và sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ theo đó ta thấy đây là nguyên nhân bắt nguồn từ ý kiến chủ quan của kế toán khi kế toán có thể tham ô từ kẽ hở của hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp để lợi dụng cho hành vi gian lận báo cáo tài chính và do hệ thống chuẩn mực kế toán chưa bao phủ hết các tình huống trên thị trường với nhiều ngành nghề đa dạng. Điều này khiến đội ngũ kế toán của công ty khó xử lý các tình huống thực tế khi sự việc xảy ra mà chưa được quy định, hướng dẫn chi tiết trong các quy định và chuẩn mực kế toán. Theo đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
Một là, chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng tăng mạnh chế tài xử phạt các hành vi gian lận báo cáo tài chính tại doanh nghiệp và cũng như xử lý nghiêm các doanh nghiệp niêm yết có gian lận báo cáo tài chính
Hai là, tăng cường hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả thì khả năng ngăn ngừa hành vi gian lận trong hoạt động của công ty cũng được kiểm soát tốt và giảm thiểu đáng kể. Tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty được đảm bảo.
Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán, công bố thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính . Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp khi giải trình về báo cáo tài chính cần đưa ra những thông tin minh bạch, rõ ràng về các vấn đề tiềm ẩn yếu tố gian lận, dẫn tới rủi ro cho nhà đầu tư.
Bốn là, đối với kế toán viên cần cập nhập kiến thức hàng năm về chế độ kế toán mới phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngành nghề của đơn vị. Doanh nghiệp nên có chế độ khuyến khích thưởng phạt rõ ràng đối với kế toán trong nâng cao trình độ chuyên môn…
Năm là, các nhà đầu tư cần nâng cao trình độ để có thể tự bản thân phân tích và nhận diện được các gian lận trên báo cáo tài chính trước khi đưa ra quyết định.