Hiện nay khi nhắc tới thu nhập vãng lai người ta thường nghĩ tới các dòng tiền dự kiến với thời gian ngắn hạn. Về vấn đề này có rất nhiều các thắc mắc được đặt ra như thu nhập vãng lai là gì? Các hình thức đầu tư Thu nhập vãng lai hiện nay. Vậy thu nhập vãng lai là gì? Các hình thức đầu tư Thu nhập vãng lai?
Mục lục bài viết
1. Thu nhập vãng lai là gì?
Thu nhập vãng lai trong tiếng Anh là Current Income.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về loại thu nhập vãng lai đây được hiểu đó là thuật ngữ chỉ các dòng tiền được dự kiến trong ngắn hạn. Đầu tư vào thu nhập vãng lai là một chiến lược đầu tư chỉ tập trung vào các khoản đầu tư có lợi nhuận trên mức trung bình.
Tất cả các danh mục đầu tư với các mức rủi ro khác nhau đều có thể sử dụng chiến lược đầu tư vào thu nhập vãng lai, tập trung vào việc tạo ra thu nhập trong ngắn hạn thay vì tăng trưởng dài hạn và với các nguồn thu nhập vãng lai phổ biến hiện nay gồm có thu nhập từ cổ tức và các khoản thanh toán lãi.
Trên thực tế thu nhập vãng lai là một thuật ngữ ra đời để chỉ về các khoản thu nhập không thông qua hợp đồng lao động và loại thu nhập này thì không mang tính chất thường xuyên, thu nhập vãng lai thường xuyên được người dân sử dụng trong các trường hợp nói về các khoản thu nhập, tiền lương, tiền công được nhận không thông qua ký kết hợp đồng lao động.
Nếu như xem xét trong các văn bản quy phạm pháp luật thì thuật ngữ thu nhập vãng lai không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Để hiểu cụ thể thu nhập vãng lai gồm những khoản thu nhập nào thì ta có thể xem tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định những khoản chịu thuế như sau:
” Tiền thu lao nhận được dưới những hình thức như tiền hoa hồng môi giới, tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền tham gia các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, tiền tham gia hoạt động giảng dạy, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, thể dục, thể thao, tiền nhuận bút, tiền dịch vụ và quảng cáo và các khoản thù lao khác.”
Như vậy có thể thấy thu nhập vãng lai cho phép các doanh nghiệp và cá nhân trang trải các loại chi phí định kì thông qua các khoản thu nhập thường xuyên hoặc dòng tiền vào trong ngắn hạn và thu nhập vãng lai có thể bắt nguồn từ thu nhập từ việc làm, doanh thu từ bán các sản phẩm hoặc thông qua các khoản đầu tư.
Vân đề đầu tư thu nhập vãng lai là một chiến lược đầu tư, cung cấp cho các nhà đầu tư các khoản thanh toán dài hạn, hoặc các khoản thanh toán trang trải chi tiêu trong ngắn hạn. Các danh mục đầu tư tập trung vào thu nhập vãng lai trong dài hạn được thiết lập cho các nhà đầu tư tìm kiếm các khoản để chi trả chi tiêu trong ngắn hạn, trong khi vẫn có tiềm năng có thu nhập dài hạn ổn định trong tương lai.
2. Các hình thức đầu tư Thu nhập vãng lai:
Có rất nhiều lựa chọn đầu tư mà các nhà đầu tư có để tạo ra nguồn thu nhập vãng lai. Nhà đầu tư có thể chọn nắm giữ các chứng khoán riêng lẻ hoặc tham gia vào các quĩ đầu tư.
– Đầu tư vào quĩ thu nhập vốn chủ sở hữu:
Các cổ phiếu trả cổ tức mang lại cho nhà đầu tư lợi nhuận cao hơn và thường có rủi ro cao hơn trái phiếu. Là các khoản đầu tư chi trả thu nhập, các cổ phiếu trả cổ tức kết hợp dòng tiền thu nhập vãng lai, với các cơ hội tăng giá cổ phiếu.
Tham gia vào các quĩ đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu hoặc chứng khoán khác nhau, là một cách thức tốt để thực hiện chiến lược đầu tư vào thu nhập vãng lai.
Các nhà đầu tư tìm kiếm các khoản đầu tư dài hạn trả các khoản thu nhập vãng lai ổn định trong tương lai, cũng có thể xem xét các niên kim và các quĩ đầu tư ngày chỉ tiêu.
– Đầu tư vào quĩ thu nhập nợ:
Các nhà đầu tư có thể đầu tư thu nhập vãng lai thông qua các chứng khoán nợ và các quĩ đầu tư cung cấp nhiều lựa chọn đầu tư vào các công cụ nợ trả thu nhập cố định khác nhau.
3. Cách tính thuế đối với thu nhập vãng lai:
Điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”.
Trong đó, tiền công, tiền thù lao khác gồm có tiền thù lao nhận được sẽ tồn tại dưới các hình thức như tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật….
Như vậy cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động có thu nhập từ tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên sẽ bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân tại nguồn trước khi trả thu nhập, trừ trường hợp làm cam kết nếu đủ điều kiện.
Trường hợp không khấu trừ thuế đối với người có thu nhập vãng lai:
Với quy định khấu trừ thuế thu nhập vãng lai đối với những khoản thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng trở lên có vẻ như bất cập với các hoàn cảnh người lao động chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất từ thu nhập vãng lai này. Chính vì vậy luật quy định thêm những trường hợp sau đây người lao động không bị khấu trừ thuế:
+ Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc nhóm đối tượng phải khấu trừ thuế dựa theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức cần nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (dựa theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
+ Bên cạnh đó nếu căn cứ dựa vào cam kết của người nhận thu nhập, nếu như tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế và kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách, cũng như thu nhập vãng lai của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế cụ thể vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về việc quản lý thuế và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết cần phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình. Trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.
4. Cách lập bản cam kết để không bị khấu trừ 10%:
Điều kiện được làm cam kết
Mặc dù người có thu nhập vãng lai có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng tạm thời không bị khấu trừ 10% tại nguồn nếu có đủ các điều kiện sau và làm cam kết theo mẫu 02:
– Có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên.
– Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
– Chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế.
– Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế (ước tính tổng thu nhập từ 132 triệu đồng/năm trở xuống đối với trường hợp không có người phụ thuộc).
– Phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Các bước lập cam kết
Bước 1: Tải mẫu 02/CK-TNCN và lập cam kết theo hướng dẫn.
Bước 2: Nộp cho nơi trả thu nhập để tạm thời không bị khấu trừ 10% thuế tại nguồn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành