Các hoạt động kế toán chính là bên trung gian giữ vai trò cầu nối giữa chủ doanh nghiệp với các hoạt động mua bán, kinh doanh, huy động vốn, giải ngân vốn cũng như giữa chủ doanh nghiệp với các nhân viên trong công ty. Thông lệ kế toán là gì? Tìm hiểu về Thông lệ kế toán
Mục lục bài viết
1. Khái quát về kế toán:
Các định nghĩa về kế toán của Việt Nam:
– Trên trang web kiểm toán đưa ra khái niệm kế toán như sau: “Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường , xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
– Theo VCCI định nghĩa như sau: “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”.
– Theo Luật kế toán Việt Nam định nghĩa: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
Các định nghĩa về kế toán các nước trên thế giới:
– Trong báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản của hiệp hội Hoa kỳ đưa ra định nghĩa như sau: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”.
– Trong thông báo số 4 của Uy ban nguyên tắc kế toán Mỹ (APB) thì định nghĩa kế toán như sau: “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế”.
– Đơn giản hơn thì Giáo sư tiến sỹ Robert Anthony là một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nội tiếng của trường Đại học Harvard của Mỹ cho rằng “Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”
– Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì đưa ra định nghĩa kế toán như sau: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”
Từ những định nghĩa được nêu trên, nhìn chung lại thì những định nghĩa đều thống nhất và chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành kế toán như sau: Kế toán có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức còn toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được.
Về cơ bản kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan. Nói một cách chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài
Trong tiếng Anh, kế toán được dịch là Accountant. Đây là tên gọi chung nhất của ngành kế toán, từng vị trí của kế toán thì lại có những tên gọi khác nhau.
Hiểu được khái niệm kế toán là gì sẽ giúp các chủ thể nắm được tổng quát công việc chung mà mỗi kế toán phải làm, bên cạnh đó hiểu được vai trò của công việc này trong thời kỳ kinh tế phát triển thông minh và hiện đại như hiện nay.
Ngành kế toán là ngành không thể thiếu đối với sự vận hành của một doanh nghiệp, nhà máy, công ty, là sợi dây quan trọng để người đứng đầu doanh nghiệp có thể nhìn ra được tình hình phát triển của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh những biện pháp phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Nói chung nếu không có kế toán, không có ngành kế toán thì một doanh nghiệp không thể vận hành trơn tru, hoạt động không thể mang lại hiệu quả.
Phân loại kế toán hiện nay:
– Ngành kế toán hiện nay được chia thành hai loại lớn đó là:
+ Kế toán công là những người làm công việc trong những tổ chức, đơn vị không có hoạt động kinh doanh, buôn bán. Công việc của kế toán trong những tổ chức này là làm việc giấy tờ, công văn, thuế má và tính toán tiền lương cho các nhân viên, thành viên trong tổ chức đó.
+ Kế toán doanh nghiệp là đặc trưng của nghề kế toán vì trong đó, các chủ thể là người làm kế toán phải làm đầy đủ các công việc để có thể vận hành một hệ thống tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của kế toán trong doanh nghiệp rất nhiều mặt, nhiều áp lực và khó khăn hơn rất nhiều so với kế toán công.
– Ngoài cách chia cụ thể như vậy, người ta còn chia kế toán thành nhiều loại khác theo tên gọi và đặc trưng công việc mà người kế toán viên đó phải làm như: Kế toán thuế; Kế toán tổng hợp; Kế toán doanh nghiệp; Kế toán bán hàng; Kế toán ngân hàng; Kế toán kho; Kế toán công nợ; Kế toán tiền lương; Kế toán trưởng hay các loại khác.
Nói chung lại, đặc trưng cơ bản của kế toán là công việc cũng làm việc với các con số và sổ sách và giải quyết công văn, giấy tờ, các thủ tục hành chính trong công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán không thể thiếu trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
2. Thông lệ kế toán:
2.1. Khái niệm thông lệ kế toán:
Thông lệ kế toán được hiểu là các ứng xử thường ngày trong đó các hoạt động tài chính hàng ngày của một thực thể kinh doanh được thu thập và ghi lại. Thông lệ kế toán của một công ty đề cập đến phương pháp mà chính sách kế toán của công ty được thực hiện và tuân thủ theo thói quen, việc này thường được thực hiện bởi các chủ thể là một kế toán viên, kiểm toán viên hoặc một nhóm các chuyên gia kế toán.
2.2. Thông lệ kế toán trong tiếng Anh là gì?
Thông lệ kế toán trong tiếng Anh là Accounting Practice.
2.3. Tìm hiểu về thông lệ kế toán:
Một thông lệ kế toán được dự định để thực thi các hướng dẫn và chính sách kế toán của một công ty. Thông lệ kế toán sẽ được biểu hiện bằng việc ghi lại dữ liệu tài chính hàng ngày, điều này rất quan trọng đối với việc đánh giá và giám sát các hoạt động kinh tế của công ty.
Mà hoạt động giám sát và đánh giá đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một cơ quan tổ chức, một quốc gia. Đánh giá, giám sát về cơ bản là quy trình có hệ thống thu thập và phân tích thông tin, cung cấp phản hồi thường xuyên giúp theo dõi, đánh giá hiệu quả, mức độ phù hợp, phạm vi và tính bền vững của một tổ chức, chương trình, kế hoạch hay đề án.
Hoạt động giám sát và đánh giá của các cơ quan Chính phủ đối với ho9wytạt động kế toán đang ngày càng được coi trọng và là công cụ hữu hiệu phục vụ cho quản lý, chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Cho đến nay, đa số các chương trình, kế hoạch, đề án do Chính phủ ban hành đều phải có kế hoạch hành động và các chỉ số giám sát, đánh giá kèm theo. Việc đánh giá và giám sát các hoạt động kinh tế của công ty sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và đem lại những hiệu quả to lớn.
Thông lệ kế toán đề cập đến việc áp dụng bình thường, thực tế các chính sách kế toán hoặc kiểm toán xảy ra trong một doanh nghiệp cụ thể.
Ở cấp độ sâu hơn, để giúp các doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trong khi tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định về hành vi kinh doanh, thông lệ kế toán sẽ thực hiện các hệ thống kế toán. Các hệ thống này giúp thu thập, lưu trữ và xử lí dữ liệu tài chính và kế toán được sử dụng bởi những người ra quyết định trong toàn tổ chức.
Khi thế giới hiện hữu và kĩ thuật số đang ngày càng phát triển, các hệ thống thông tin kế toán nói chung được hiểu là các phương pháp được xây dựng dựa trên máy tính nhằm mục đích để theo dõi các hoạt động kế toán bổ sung cho các công nghệ quản lí thông tin và công nghệ khác trên toàn doanh nghiệp.
Thông lệ kế toán và các hệ thống liên quan sẽ tạo ra các báo cáo tài chính có thể được sử dụng nội bộ bởi ban quản lí hoặc các bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các chủ thể là nhà đầu tư, chủ nợ và cơ quan thuế.
Hệ thống thông tin kế toán, khi được kết hợp với thông lệ kế toán, được thiết kế để hỗ trợ tất cả các chức năng và hoạt động kế toán bao gồm kiểm toán, kế toán tài chính và báo cáo, kế toán quản trị và thuế.