Thời gian hiệu lực kèm theo được hiểu là một chỉ thị đặc biệt được sử dụng kèm khi đặt một lệnh giao dịch, nhằm xác định thời gian mà lệnh sẽ tồn tại trước khi được khớp hoặc hết hạn. Một vài dạng lệnh có thời gian hiệu lực kèm theo?
Thời gian hiệu lực kèm theo là một thuật ngữ được sử dụng trong quá trình thực hiện các lệnh giao dịch. Ta hiểu lệnh giao dịch chính là một chỉ thị của khách hàng cho các chủ thể là những nhà môi giới để nhằm mục đích có thể mua hoặc bán chứng khoán theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về cụm từ thời gian hiệu lực kèm theo.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về thời gian hiệu lực kèm theo:
Khái niệm thời gian hiệu lực kèm theo:
Thời gian hiệu lực kèm theo được hiểu là một chỉ thị đặc biệt được sử dụng kèm khi đặt một lệnh giao dịch, nhằm xác định thời gian mà lệnh sẽ tồn tại trước khi được khớp hoặc hết hạn.
Cụ thể, ta hiểu về lệnh giao dịch cụ thể như sau:
– Lệnh giao dịch là một danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Stock order. Việc giao dịch chứng khoán ở Sở giao dịch chủ yếu được thực hiện theo phương pháp đấu giá thông qua việc khớp lệnh giao dịch, qua đó giá thực hiện giao dịch được xác định trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà đầu tư với nhau.
– Lệnh giao dịch chính là một chỉ thị của khách hàng cho nhà môi giới để mua hoặc bán chứng khoán theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Những tùy chọn này đặc biệt quan trọng đối với những chủ thể là các nhà đầu tư chủ động và cho phép họ được cụ thể hơn về yếu tố thời gian.
Thời gian hiệu lực kèm theo trong tiếng Anh gọi là gì?
Thời gian hiệu lực kèm theo trong tiếng Anh gọi là time in force.
Tìm hểu rõ hơn về thời gian hiệu lực kèm theo:
Những lệnh có thời gian hiệu lực kèm theo là một phương pháp hữu ích để các nhà giao dịch chủ động tránh việc lệnh bị khớp một cách vô ý. Bằng cách thiết lập rõ khung thời gian, họ không cần phải ghi nhớ việc phải hủy những lệnh cũ. Những lệnh được khớp một cách vô tình sẽ rất tai hại nếu chúng xảy ra khi độ dao động của thị trường đang lớn và giá cả đang thay đổi một cách đột ngột.
Hầu hết các chủ thể là những nhà giao dịch sử dụng lệnh giới hạn để nhằm mục đích có thể kiểm soát mức giá họ sẽ trả cho một cổ phiếu, và các chủ thể sử dụng thời gian hiệu lực kèm theo để cod thể quản lí thời gian tồn tại của lệnh. Dù lệnh trong ngày là loại lệnh phổ biến nhất, nhưng trong nhiều trường hợp, việc sử dụng những dạng lệnh khác sẽ đem lại lợi ích cao hơn.
Ta hiểu lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá chỉ định hoặc tốt hơn. Đối với lệnh giới hạn mua chứng khoán mức giá chỉ định là mức giá cao nhất hay mức giá trần mà nhà đầu tư có thể chấp nhận thực hiện mua. Đối với lệnh giới hạn bán mức giá chỉ định là mức giá thấp nhất hay mức giá sàn mà nhà đầu tư có thể chấp nhận bán. Đối với các chủ thể là những nhà đầu tư sử dụng lệnh giới hạn có ưu điểm giúp cho nhà đầu tư có thể tránh được sự bất lợi về giá trong giao dịch. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng lệnh giới hạn là không có sự đảm bảo là lệnh sẽ được thực hiện, nhà đầu tư có thể bị lỡ cơ hội đầu tư, ngay cả trong một số trường hợp lệnh giới hạn của nhà đầu tư đưa ra bằng với giá thực hiện của phiên giao dịch nhưng lệnh có thể vẫn không được thực hiện vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh trong tình thế của phiên giao dịch đó.
Có một số lệnh có thời gian hiệu lực kèm theo mà các chủ thể là những người giao dịch có thể sử dụng. Một vài công ty môi giới chỉ cung cấp một số loại lệnh nhất định, nhưng đối với những nhà giao dịch chủ động thì thường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Những công ty môi giới sử dụng những chữ viết tắt để thể hiện các loại lệnh này cụ thể như DAY, GTC, OPC, IOC, GTD và DTC.
2. Một vài dạng lệnh có thời gian hiệu lực kèm theo:
Lệnh trong ngày là một loại lệnh có thời gian hiệu lực kèm theo phổ biến. Những lệnh này sẽ bị hủy nếu không được khớp trong ngày. Nó thường là lệnh mặc định trong tài khoản giao dịch.Một dạng lệnh khác là lệnh GTC, nó sẽ tồn tại cho đến khi được khớp hoặc bị hủy một cách thủ công.Lệnh FOK là dạnh lệnh thứ ba. Lệnh này sẽ bị hủy nếu toàn bộ số lượng đặt không được khớp ngay lập tức.
Ngoài ra còn một số dạng lệnh khác như lệnh mở thị trường, lệnh mở giới hạn, được thực hiện ngay khi thị trường mở cửa. Lệnh IOC, loại lệnh phải được khớp ngay lập tức hoặc sẽ bị hủy. Lệnh DTC, bị hủy kích hoạt vào cuối ngày thay vì hủy hẳn, giúp cho việc đặt lại lệnh sau này trở nên dễ dàng hơn.
Ta hiểu về lệnh trong ngày như sau:
– Khái niệm lệnh trong ngày:
Lệnh trong ngày, tiếng Anh gọi là day order.
Lệnh trong ngày chính là một chỉ thị cho bên môi giới thực hiện giao dịch tại mức giá cụ thể và lệnh này sẽ hết hạn vào cuối ngày nếu như nó không được hoàn thành.
Lệnh trong ngày có thể là lệnh mua hoặc lệnh bán, nhưng nó chỉ tồn tại trong ngày giao dịch hôm đó.
– Tìm hiểu rõ hơn về lệnh trong ngày:
Lệnh trong ngày là một trong những loại thời gian hiệu lực khác nhau của lệnh, nhằm xác định lệnh sẽ tồn tại bao lâu trước khi bị hủy. Đối với lệnh trong ngày, thì thời gian hiệu lực của nó sẽ là trong một phiên giao dịch. Hay nói cách khác, nếu lệnh của người giao dịch không được khớp hay không chạm điều kiện vào ngày nó được đặt, thì nó sẽ bị hủy.
Hai ví dụ khác về thời gian hiệu lực của một lệnh là lệnh GTC, loại lệnh sẽ tồn tại cho đến khi bị hủy một cách thủ công, hoặc là lệnh IOC, lệnh này sẽ thực hiện khớp ngay lập tức toàn bộ hay một phần khối lượng được đặt, và khối lượng không khớp được còn lại sẽ bị hủy.
Lệnh trong ngày thường là thời gian hiệu lực mặc định trên các nền tảng giao dịch. Người giao dịch phải tùy chỉnh cụ thể khung thời gian hiệu lực cho lệnh của mình, nếu không nó sẽ tự động được coi là lệnh trong ngày. Dù rằng những người giao dịch trong ngày có thể sử dụng nhiều dạng lệnh khác nhau khi thực hiện giao dịch. Nhưng vì là mặc định, nên hầu hết các lệnh trên thị trường đều là lệnh trong ngày.
Lệnh GTC:
Lệnh GTC trong tiếng Anh là Good ‘Til Canceled.
Lệnh GTC được hiểu là một lệnh thay thế cho lệnh có giá trị trong ngày (day order), lệnh có giá trị trong ngày sẽ hết hạn nếu không được thực hiện vào cuối ngày giao dịch. Mặc dù có tên như vậy, các lệnh GTC thường không hoạt động vô thời hạn. Đa số các chủ thể là những nhà môi giới đặt các lệnh GTC hết hạn sau 30 đến 90 ngày kể từ khi các nhà đầu tư đặt chúng để tránh việc một lệnh bị lãng quên từ lâu đột nhiên được thực hiện.
Thông qua các lệnh GTC, các chủ thể là những nhà đầu tư không thường xuyên theo dõi giá cổ phiếu có thể đặt lệnh mua hoặc bán ở các mức giá cụ thể và giữ chúng trong vài tuần. Nếu giá thị trường chạm giá của lệnh GTC trước khi hết hạn, giao dịch sẽ được thực hiện. Các chủ thể là những nhà đầu tư cũng có thể đặt lệnh GTC làm lệnh dừng, có nghĩa là đặt lệnh bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường và lệnh mua cao hơn giá thị trường để hạn chế thua lỗ.
Đa số các lệnh GTC thực hiện ở mức giá được chỉ định hoặc giá giới hạn. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Nếu giá trên mỗi cổ phiếu chênh lệch lên hoặc xuống giữa các ngày giao dịch, vượt qua giá giới hạn trên lệnh GTC, lệnh sẽ thực hiện ở mức giá có lợi hơn cho nhà đầu tư đã đặt lệnh, với tỉ lệ cao hơn cho các lệnh bán GTC và tỉ lệ thấp hơn cho các lệnh mua GTC.
Lệnh FOK:
Lệnh FOK trong tiếng Anh gọi là fill or kill order, dịch theo nghĩa đen là thực hiện đầy đủ hoặc hủy.
Lệnh FOK được hiểu là một dạng thời gian hiệu lực được gắn kèm vào với một giao dịch cổ phiếu, để chỉ thị cho bên môi giới thực hiện lệnh này một cách toàn bộ và ngay lập tức hoặc là không thực hiện gì cả.
Loại lệnh FOK thông thường được dùng bởi các chủ thể là những nhà đầu tư chủ động và với một số lượng lớn cổ phiếu. Lệnh này phải được khớp toàn bộ hoặc là bị hủy.
Lệnh IOC:
Lệnh IOC trong tiếng Anh gọi là immediate or cancel order, dịch theo nghĩa đen là khớp ngay lập tức hoặc hủy.
Lệnh IOC là một lệnh mua hay bán cổ phiếu mà sẽ khớp toàn bộ hoặc một phần khối lượng đặt ngay lập tức và phần còn lại chưa khớp được sẽ bị hủy.
Lệnh IOC được hiểu là một trong những loại thời gian hiệu lực của lệnh mà nhà đầu tư có thể dùng để xác định lệnh sẽ tồn tại bao lâu trên thị trường và trong những trường hợp nào thì nó sẽ bị hủy.
Một số lệnh có loại thời gian hiệu lực khác là lệnh FOK, lệnh AON và lệnh GTC. Hầu hết các nền tảng giao dịch trực tuyến đều cho phép đặt lệnh IOC một cách thủ công hoặc lập trình tích hợp nó vào chiến lược giao dịch tự động.