Tìm hiểu về thoái vốn? Thoái vốn là gì? Đặc điểm của thoái vốn? Lý do bị thoái vốn? Những việc cần làm khi doanh nghiệp bị thoái vốn?
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe những tin tức trên báo đài cụ thể như việc các công ty bán tài sản công ty con của mình hoắc rút các khoản đầu tư ra khỏi công ty con để giúp tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Người ta gọi đây là tình trạng thoái vốn. Chắc hẳn những khái niệm có liên quan tới thoái vốn đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nhân và bên phía nhà đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Thoái vốn là gì?
Thoái vốn được hiểu là một thuật ngữ được sửu dụng và nó đối lập với đầu tư. Thoái vốn cũng sẽ thường xảy ra khi một tài sản hoặc một bộ phận của công ty con không hoạt động như mong đợi.
Thoái vốn về bản chất là hoạt động nhằm mục đích chính đó là để giảm bớt một số loại tài sản cho các mục đích tài chính, hay nhằm phục vụ mục đích khác hiện có của một doanh nghiệp. Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến biểu hiện là các chủ thể là những nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình.
Thoái vốn chính là chỉ quá trình bán các tài sản công ty con, rút các khoản đầu tư hoặc các chi nhánh nhằm tối đa hóa giá trị của công ty mẹ.
Thoái vốn cũng chính là khái niệm ngược lại với đầu tư và thường xảy ra khi tài sản hoặc bộ phận của công ty con không hoạt động như mong đợi. Thông thường các công ty chọn triển khai chiến lược này để nhằm mục tiêu đáp ứng các mục tiêu tài chính, xã hội hay chính trị.
Khi một công ty bán tài sản của mình thì thông thường sẽ là để nhằm mục đích cải thiện giá trị công ty và đạt được hiệu quả cao hơn, thì công ty đó đang thực hiện thoái vốn. Tài sản có thể được thoái vốn là công ty con, bộ phận kinh doanh, bất động sản, thiết bị và các tài sản khác.
Thoái vốn cũng có thể được thực hiện do chiến lược tối ưu hóa doanh nghiệp hoặc do các ngoại tác như đầu tư giảm hoặc khi các công ty rút khỏi một khu vực địa lí hay ngành nào đó do áp lực chính trị hoặc xã hội.
Ta nhận thấy rằng, việc thoái vốn hiện nay là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau bởi lẽ vì việc thoái vốn có thể là một phần nằm trong chiến lược trái cấu trúc của công ty, có thể là một chương trình chính trị hoặc cũng có thể là do sức ép của xã hội. Tùy theo những nguyên nhân cụ thể mà công ty cũng sẽ có phương án giải quyết thỏa tháng tại thời điểm thoái vốn.
Thoái vốn trong tiếng Anh là Divestment.
2. Đặc điểm của thoái vốn:
Nhiều công ty sử dụng thoái vốn để bán các tài sản ngoại vi nhằm mục đích để đội ngũ quản lí tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.
Tiền thu được từ việc thoái vốn thông thường được sử dụng nhằm mục đích để trả nợ, chi tiêu vốn, bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc trả cổ tức đặc biệt cho các cổ đông. Trong khi hầu hết các cuộc thoái vốn là hành động có chủ ý của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lí cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến công ty bắt buộc phải thoái vốn.
Và cho dù với mục đích nào khi chọn áp dụng chiến lược thoái vốn, việc này cũng sẽ tạo ra doanh thu có thể được sử dụng ở những bộ phận khác cho công ty. Trong ngắn hạn, khoản tăng doanh thu này sẽ có lợi do công ty có thể phân bổ thêm tiền cho các bộ phận khác đang hoạt động tốt.
Trong trường hợp nếu công ty bị buộc phải thoái vốn tài sản hay bộ phận hoạt động tạo ra lợi nhuận vì lý do chính trị hoặc xã hội, thì doanh thu công ty sẽ giảm xuống.
3. Các hình thức thoái vốn:
Hiện nay cũng có nhiều hình thức thoái vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng, trong đó phổ biến nhất là Spin-off, bán cổ phần khơi mào hoặc bán trực tiếp tài sản.
– Spin-off là khái niệm sử dụng cho các giao dịch không tiền mặt được miễn thuế khi một công ty mẹ chia cổ phiếu của công ty con cho các cổ đông. Chính bởi vì thế mà công ty con trở thành một công ty độc lập với cổ phiếu có thể được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.
Spin-off cũng phổ biến nhất trong các công ty có hai hoạt động kinh doanh riêng biệt với các yếu tố tăng trưởng và rủi ro khác nhau.
– Bán cổ phần khơi mào:
Khi các chủ thể thực hiện bán cổ phần khơi mào, công ty mẹ bán một tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong công ty con trên thị trường chứng khoán. Bán cổ phần khơi mào được hiểu cơ bản là thực hiện các giao dịch cổ phiếu bằng tiền mặt được miễn thuế. Vì công ty mẹ thường giữ cổ phần kiểm soát của công ty con, nên hình thức bán cổ phần khơi mào được các công ty cần tài trợ cơ hội tăng trưởng cho công ty con sử dụng nhiều nhất.
Ngoài ra, bán cổ phần khơi mào cũng sẽ cho phép các công ty tạo doanh thu giao dịch cho cổ phiếu của các công ty con, và sau đó xử lí cổ phần còn lại trong các trường hợp thích hợp.
– Bán trực tiếp tài sản:
Bán trực tiếp tài sản được hiểu là một hình thức thoái vốn phổ biến khác, công ty mẹ bán các tài sản như bất động sản, thiết bị hoặc công ty con cho một bên khác. Việc bán tài sản thường giao dịch bằng tiền mặt và cho công ty mẹ có thể phải chịu thuế nếu việc bán tài sản có lãi.
4. Lý do dẫn đến thoái vốn:
Lý do phổ biến nhất dẫn đến thoái vốn đó chính là để bán các bộ phận kinh doanh không phải là hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Các công ty sở hữu các đơn vị kinh doanh hoạt động trong các ngành khác nhau có thể cho đội ngũ quản lí không tập trung vào hoạt động cốt lõi của công ty.
Cắt bỏ một đơn vị kinh doanh không quan trọng có thể giải phóng quĩ thời gian để những nhà quản lí tập trung vào các hoạt động cốt lõi của công ty mẹ.
Các công ty còn thoái vốn tài sản để nhằm thu tiền, loại bỏ công ty con hoạt động kém hiệu quả hay thực hiện các nghĩa vụ pháp lí. Ngoài ra, công ty có thể thoái vốn vì các thay đổi trong chính trị và xã hội, ví dụ như bán các tài sản góp phần làm trái đất nóng.
Thoái vốn được xem là một bộ phận kinh doanh quan trọng, giúp giải phóng cả về mặt thời gian và nguồn vốn nhằm giúp cho ban lãnh đạo của công ty mẹ có thể tập trung tối đa nhất vào hoạt động chính và chuyên môn của mình.
Các công ty thoái vốn tài sản để có vốn và loại bỏ đi những công ty con hoạt động còn kém hiệu quả. Thông thường các công ty đang trải qua quá trình phá sản thường sẽ bị pháp luật yêu cầu bán bớt đi một số bộ phận công ty con của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các công ty còn tham gia vào việc thoái vốn bởi một số lý do có liên quan tới chính trị và xã hội. Ví dụ cụ thể như việc bán tài sản để nhằm mục đích góp phần vào sự nóng lên của nền kinh tế toàn cầu.
5. Những việc cần làm khi doanh nghiệp bị thoái vốn:
Việc thoái vốn, dù muốn hay không thì nó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong nội bộ doanh nghiệp. Để nhằm mục đích có thể khắc phục sự tình trạng bất ổn này, các công ty cần thực hiện các hoạt động sau:
– Thứ nhất: các công ty nên lựa chọn hình thức công bố thông tin kịp thời.
Bởi lẽ, khi xảy ra tình trạng thoái vốn nội bộ công ty sẽ nảy sinh tâm lý tiêu cực. Các doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức công bố thông tin để cùng nhau tìm ra những giải pháp và kế hoạch cụ thể nhằm ổn định lại tình hình công ty.
– Thứ hai: các công ty cần chủ động tìm hiểu.
Đối với đa số các tổ chức đầu tư, vấn đề thoái vốn vẫn nằm trong kế hoạch. tìm hiểu các yếu tố có thể dẫn đến việc phân công để có hành động điều chỉnh và quản lý kịp thời.
– Thứ ba: các công ty cần phải tìm đối tác mới.
Trong trường hợp cổ đông chiến lược thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho đối tác khác, công ty có lợi thế là không phải tìm đối tác thay thế. Tuy nhiên, dù thế nào thì công ty cũng phải làm, cũng cần phải tìm hiểu kỹ về đối tác mới này để có kế hoạch hợp tác phù hợp.
các công ty cần có kế hoạch phân phối lại vốn: Việc tái phân bổ vốn là rất quan trọng. Việc chủ động vạch ra một chiến lược cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có một kế hoạch huy động tăng vốn hoặc đầu tư hiệu quả.
– Thứ tư: các công ty cần tập trung vào việc điều hành, quản lý kinh doanh.
Đây là lúc các công ty cần tập trung vào lĩnh vực then chốt của mình. Một là để ổn định lại hoạt động kinh doanh và hai là để thu hút nhiều nhà đầu tư mới.
Thoái hóa vốn mang đến một số vai trò nhất định. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thách thức khi doanh nghiệp thoái hóa vốn. Các chủ thể cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng của việc thoái hóa vốn.