Thoái hóa đất là gì? Các biện pháp hạn chế thoái hóa đất? Việc tìm ra và phân tích rõ nét các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất sẽ là một sự hỗ trợ đắc lực cho việc tìm ra các biện pháp hạn chế thoái hóa đất.
Mục lục bài viết
1. Thoái hóa đất là gì?
Thoái hóa đất là sự suy giảm tình trạng của đất do sử dụng không đúng cách hoặc quản lý kém, thường là cho các mục đích nông nghiệp, công nghiệp hoặc đô thị. Đó là một vấn đề môi trường nghiêm trọng. Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và là cơ sở cho mọi sự sống trên cạn. Tránh suy thoái đất là rất quan trọng đối với đời sống và sự phát triển xã hội của cộng đồng nhân loại.
Thoái hóa đất không chỉ đơn giản là sự sói mòn đất, mất đi các chất dinh dưỡng gây cằn cỗi và không thể tái tạo sử dụng. Thoái hóa đất còn được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau như:
– Xói mòn do nước (bao gồm xói mòn tấm, rãnh và rãnh). Xói mòn rãnh là một hình thức xói mòn đất phổ biến và thường nghiêm trọng do nước chảy trên mặt gây ra. Nó bao gồm các kênh mở, không ổn định đã được đào sâu hơn 30cm vào lòng đất.
– Xói mòn gió. Xói mòn gió là một quá trình tự nhiên di chuyển đất từ vị trí này sang vị trí khác bằng năng lượng gió. Nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể về kinh tế và môi trường. Xói mòn do gió có thể do gió nhẹ cuốn các hạt đất dọc theo bề mặt cho đến gió mạnh nâng một khối lượng lớn các hạt đất lên không trung để tạo ra bão bụi.
– Xói mòn do độ mặn (bao gồm đất khô hạn, thủy lợi và độ mặn đô thị). Mặn là sự tích tụ muối trong đất và nước đến mức gây hại cho môi trường tự nhiên và nhân tạo. Nhiều vùng của Úc có vị mặn tự nhiên nhưng các hoạt động của con người có thể khiến nồng độ muối tăng lên. Độ mặn và nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Độ mặn thường xảy ra cùng với các vấn đề tài nguyên thiên nhiên khác như suy giảm chất lượng đất và nước, xói mòn và mất thảm thực vật bản địa.
– Mất chất hữu cơ và suy giảm khả năng sinh sản, độ chua hoặc độ kiềm của đất
– Suy giảm cấu trúc (bao gồm nén chặt đất và bịt kín bề mặt)
– Phong trào quần chúng ô nhiễm đất (bao gồm ảnh hưởng của hóa chất độc hại và chất gây ô nhiễm).
Thoái hóa đất tạo lên 3 cấp độ suy thoái đất bao gồm:
Mức độ 1: Mức độ thoái hóa đất nhẹ. Ở cấp độ này, đất bị suy thoái chỉ có một ít dấu hiệu của suy thoái. Ở mức độ trong giai đoạn này, con người vẫn có thể cải thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này mà không cần mất nhiều công sức.
Mức độ 2: Mức độ thoái hóa đất trung bình. Tại giai đoạn này, đất bị thoái hóa đã có thể nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, mức độ thái hóa này vẫn nằm trong vùng có thể kiểm soát được và hoàn toàn có khả năng phục hồi đất bị thái hóa. Tuy nhiên, mức chi phí và công sức khôi phục đất thái hóa ở giai đoạn này sẽ tốn kém hơn khá nhiều.
Mức độ 3, mức độ cảnh báo cao nhất: Mức độ thái hóa nặng: Để đất bị thái hóa đến giai đoạn này, sự thái hóa được thấy rõ ràng, vùng đất thái hóa rất khó có thể khôi phục lại về trạng thái ban đầu. Thoái hóa đất ở một mức độ nguy hiểm, đất trở lên sói mòn không thể nào phục hồi được. Thời điểm đó sẽ đem lại cho con người nhiều bất cập ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người.
Nhận biết được 3 mức đội thoái hóa đất này sẽ giúp con người hiểu và thấy rõ nguy hiểm mà thoái hóa đất mang lại như thế nào. Đồng thời nó như một lời cảnh tỉnh chúng ta cần thực hiện các biện pháp an toàn để hạn chế tối đa khả năng thoái hóa đất.
2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất:
Đất bị thoái hóa có thể do nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân chủ quan, khách quan, nguyên nhân đa dạng dẫn đến thoái hóa đất. Xong dựa vào tính chất có thể phân ra là hai loại nguyên nhận:
2.1. Nguyên nhân do tự nhiên:
Các yếu tố bất ngờ của tự nhiên là một trong những nguyên nhân khiến đất trồng bị suy thoái như:
– Vận động địa chất của trái đất: Sóng thần, sạc lở đất, sông suối thay đổi dòng chảy,…
– Do thay đổi thời tiết: Mưa, nắng, gió, bão,…
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của thiên nhiên dẫn đến thoái hóa đất là không nhiều, và phần lớn nguyên nhân là do con người.
2.2. Nguyên nhân do con người:
Những hoạt động vô ý thức của con người trong một xã hội ngày càng phát triển hiện nay chính là những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất.
Thứ nhất, con người thực hiện chặt rừng, đốt rừng, đốt nương làm rẫy, xây dựng nhà cửa. Từ thời điểm rất lâu về trước, khi cộng đồng người chưa phát triển, rừng xanh bao phủ trái đất. Tuy nhiên, diện tích rừng càng ngày bị thu hẹp. Con người thực hiện chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy. Con người chặt phá rừng đáp ứng mục đích sản xuất công nghiệp của mình. Chính con người đã phá hủy rừng mà không gây rừng, phục hồi rừng dẫn đến đất trọc, đất sói mòn nhất là các địa điểm núi, đồi,… từ đó đất bị nước mưa bão bào mòn từng ngày, từng giờ và trở lên chơ chọi, xác xơ. Đất ngày càng thoái hóa nghiêm trọng.
Thứ hai, việc làm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các chất hóa học cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất. Đất dưới tác động của các chất hóa học bị kiệt quệ đi các chất hữu cơ vốn có trong đất. Các chất dinh dưỡng có trong đất cũng bị ảnh hưởng và làm mất tính cân bằng. Khi bón các loại phân vô cơ vào đất chính là đưa muối khoảng không hợp lý, lạm dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm phá hủy cấu trúc đất vốn có. Từ đó đất bị suy thoái.
Thứ ba, việc trồng độc canh một loại cây sẽ dẫn đến hệ sinh thái mất cân bằng. Sau một thời gian thực hiện trồng độc canh, tình trạng đất cũng dần trở lên xấu đi và có thể dẫn đến bị thoái hóa đất, mất chất dinh dưỡng làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây trồng.
Thứ tư, rác thải của con người không được xử lý hợp lý, rác thải tràn lan dẫn đến đất bị nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đất. Từ đó rất khó để đem khu vực đất đó vào trồng trọt, gây trồng. Cấu trúc đất bị phá vỡ, cùng các tác động lực bên ngoài dẫn đến đất bị bào mòn, suy thoái từng giờ.
Thứ năm, con người khai thác khoảng sản một cách quá đà. Tình hình thế giới hiện nay đáng báo động với việc khai thác khoảng sản kiệt quệ của con người. Từ những mảnh đất màu mỡ, giàu khoáng sản, vì tác động của con người mà trở lên chơ trụi, thiếu sức sống, và dần càng suy thoái, thoái hóa.
Từ một trái đất phù đầy màu xanh, với sức công phá mạnh mẽ của con người đã tạo lên những tác động tiêu cực cho chính môi trường sống của chúng ta. Con người càng đông, khối lượng rác thải thải ra môi trường ngày càng nhiều, nhưng chính chúng ta cũng không biết cách hay cố tình không thực hiện xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường. Chính điều đó đã góp phần rất lớn vào sự suy thoái của đất.
3. Các biện pháp hạn chế thoái hóa đất:
Từ những phân tích về tác hại của việc suy thoái đất, cũng như các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất, chúng ta cần đặt ra các biện pháp hạn chế thoái hóa đất, vì bảo vệ đất khỏi thoái hóa cũng chính là bảo vệ chính chúng ta.
Dưới đây là một số các biện pháp hạn chế thoái hóa đất mà con người có thể làm:
Thứ nhất, bảo vệ và gây rừng. Hãy dừng ngay việc phá hủy rừng một cách bừa bãi. Nói rằng ngừng các hoạt động chặt phá rừng hoàn toàn thì là điều không thể, xong chúng ta cần thực hiện khai thác rừng một cách thông minh. Chỉ sử dụng các loại rừng khai thác, không khai thác vào vùng rừng nguyên sinh, rừng quốc gia, các loại rừng đầu nguồn, rừng phủ đồi núi. Thực hiện khai thác một cách hợp lý, và trồng rừng, tái tạo rừng tại các nơi đã khai thác. Ngoài ra, nhằm bảo vệ rừng một cách tốt nhất, chúng ta có thể sử dụng các nguyên liệu thay thế để hạn chế việc khai thác rừng một cách hợp lý nhất.
Thứ hai, thực hiện tưới tiêu, sử dụng phân bón hợp lý. Tùy vào tính chất vật lý của khu vực đất mà bạn thực hiện tưới tiêu cũng như sử dụng loại phân bón hợp lý. Có thể thay đổi sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón sinh học thay vì lạm dụng phân bón hóa học. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hợp lý. Hoặc có thể hãy hạn chế tối đa việc diệt cỏ bằng thuốc hóa học. Nó vừa gây nguy hại cho sức khỏe con người, lại vừa làm tăng nguy cơ thoái hóa đất. Chính vì vậy, cần phải thực hiện sử dụng một cách hợp lý, hữu dụng nhất.
Thứ ba, thực hiện hạn chế tối ưu việc trồng cây độc canh và sử dụng luân canh cây trồng vừa giúp bạn mang lại sự đa dạng, nhiều giá trị lại có thể làm giàu chất dinh dưỡng cho đất và giúp đất không bị thoái hóa.
Với các biện pháp khắc phục trên mong rằng sẽ tạo ra một cánh cửa đưa những vùng đất thoái hóa có thể quay trở lại cấu trúc ban đầu. Đây cũng như một lời cảnh báo đến toàn thế nhân loại về sự quan tâm, chú trọng trên các hành động của mình để đảm bảo rằng hạn chế tối đa sự thoái hóa đất.