Thiết kế theo đơn hàng được xem là một loại quy trình sản xuất trong đó sản phẩm chỉ được thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng. Một số thuật ngữ liên quan?
Các quy trình sản xuất có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với quá trình tạo ra sản phẩm. Quy trình sản xuất được hiểu cơ bản là quá trình kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để nhằm mục đích có thể tạo ra sản phẩm. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm nhiều giai đoạn cụ thể. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề quy trình sản xuất. Một trong số đó chúng ta cần phải kể đến thiết kế theo đơn hàng. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về thiết kế theo đơn hàng:
Khái niệm thiết kế theo đơn hàng:
Thiết kế theo đơn hàng được xem là một loại quy trình sản xuất trong đó sản phẩm chỉ được thiết kế, chế tạo và hoàn thiện sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng. Sản phẩm được thiết kế theo đơn đặt hàng nhận được để có thể đáp ứng các thông số kĩ thuật mà khách hàng mong muốn.
Đại diện của công ty khách hàng tham gia với đội ngũ sản xuất trong suốt quá trình để nhằm mục đích có thể đảm bảo rằng mọi thông số kĩ thuật đều được đáp ứng đúng. Quy trình thiết kế theo đơn hàng được sử dụng khi chế tạo các sản phẩm rất phức tạp hoặc rất chuyên dụng.
Thiết kế theo đơn hàng trong tiếng Anh là gì?
Thiết kế theo đơn hàng trong tiếng Anh là Engineer To Order, viết tắt là ETO.
Các bước thực hiện quy trình thiết kế theo đơn hàng hiệu quả:
– Bước 1: Để thực hiện quy trình thiết kế theo đơn hàng hiệu quả đầu tiên cần xây dựng quy trình đánh số các bộ phận nhất quán và hiệu quả
– Bước 2: Xây dựng một quy trình thiết kế đáng tin cậy.
– Bước 3: Lập hóa đơn phù hợp cho từng mặt hàng, phụ tùng, lắp ráp,… được sử dụng để nhằm mục đích sản xuất sản phẩm.
– Bước 4: Quản lí các thay đổi kĩ thuật đúng cách.
Ví dụ cụ thể về quy trình thiết kế theo đơn hàng:
Mô hình thiết kế theo đơn hàng được sử dụng trong các quy trình sản xuất công nghiệp đối với các sản phẩm phức tạp và đắt đỏ. Quy trình thiết kế theo đơn hàng hiện nay cũng được sử dụng bởi các công ty như Rafale, BEL, BHEL,… khi nhận được đơn đặt hàng đặc biệt từ bộ quốc phòng hoặc bất kì bộ hoặc cơ quan chính phủ nào khác.
Mô hình thiết kế theo đơn hàng rất phổ biến trong ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không vũ trụ và năng lượng.
Các thách thức đối với quy trình thiết kế theo đơn hàng bao gồm:
– Toàn bộ quy trình phải được lên kế hoạch cẩn thận bởi vì sản phẩm cần được sản xuất rất phức tạp.
– Khách hàng sẽ tham gia sau vào toàn bộ quá trình sản xuất.
– Đòi hỏi một quy trình thiết kế mạnh mẽ và hiệu quả.
– Thường xuyên xảy ra hiểu nhầm và nhầm lẫn giữa công ty và khách hàng.
– Có thể cần phải thực hiện một số sửa đổi để hoàn thiện các thông số kĩ thuật theo yêu cầu của khách hàng.
– Rất khó để có thể dự đoán chi phí của toàn bộ quá trình sản xuất.
So sánh với các quy trình sản xuất khác:
Trong cả quy trình thiết kế theo đơn hàng và sản xuất theo đơn đặt hàng thì việc thu mua và quá trình sản xuất đều được tiến hành sau khi công ty sản xuất nhận được đơn đặt hàng; đó là bởi vì cho đến khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty sản xuất không biết chính xác sản phẩm mình sẽ sản xuất bởi vì còn phụ thuộc vào thông số yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, đối với lắp ráp theo đơn hàng, việc thu mua được công ty sản xuất thực hiện trước khi nhận được đơn đặt hàng, còn quá trình sản xuất được thực hiện sau khi nhận được đơn đặt hàng.
Đối với sản xuất để lưu kho thì hiện nay việc thu mua và quá trình sản xuất đều được thực hiện trước khi có đơn đặt hàng.
Việc các chủ thể thực hiện lựa chọn quy trình sản xuất nào đối với từng công ty chính là sự đánh đổi giữa rủi ro sản xuất sản phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng giữa sự hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm với quy mô lớn.
2. Một số thuật ngữ liên quan:
Sản xuất theo đơn đặt hàng:
Sản xuất theo đơn đặt hàng trong tiếng Anh là Make to Order hoặc Made to Order, hay còn được gọi là Mass Customization, viết tắt là MTO.
Sản xuất theo đơn đặt hàng được hiểu cơ bản là một chiến lược sản xuất kinh doanh cho phép các chủ thể là những người tiêu dùng mua những sản phẩm được tùy chỉnh theo thông số kĩ thuật mà các chủ thể mong muốn. Trong quy trình sản xuất theo đơn đặt hàng thì việc sản xuất một mặt hàng chỉ bắt đầu được tiến hành sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng.
Loại chiến lược sản xuất này hiện nay được gọi là hoạt động chuỗi cung ứng kiểu kéo bởi vì sản phẩm chỉ được chế tạo khi đã xác định được chắc chắn cầu của khách hàng.
Mô hình sản xuất kiểu kéo được sử dụng bởi ngành lắp ráp trong đó chỉ có số lượng sản phẩm cần sản xuất tùy theo mỗi đặc điểm kĩ thuật chỉ là một hoặc vài ba sản phẩm; ví dụ cụ thể như sản phẩm trong các ngành công nghiệp chuyên ngành như xây dựng, sản xuất máy bay; tàu thủy,…
Sản xuất theo đơn đặt hàng cũng thích hợp cho các sản phẩm có cấu hình cao như máy chủ máy tính, ô tô, xe đạp chuyên dụng hoặc các sản phẩm cần nhiều chi phí lưu trữ, bảo quản.
Thu mua:
Thu mua trong tiếng Anh là Procurement. Thu mua trong Logistics là hoạt động thiết yếu của tổ chức; đây cũng được đánh giá là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng.
Cũng có thể hiểu rằng thu mua cơ bản là các hoạt động liên quan đến đến việc tạo ra các sản phẩm và nguyên vật liệu từ các chủ thể là những nhà cung cấp bên ngoài. Mục tiêu chung của thu mua đó chính là hỗ trợ các chủ thể là các nhà sản xuất hoặc thương mại thực hiện tốt các hoạt động mua hàng với chi phí thấp.
Nội dung của hoạt động thu mua trong Logistics:
– So với mua hàng thì trong hoạt động thu mua người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính chiến lược.
– Thu mua bao gồm các việc cụ thể sau đây: mua sắm, vận chuyển, dự trữ và tất cả các hoạt động liên quan đến việc nhập vật tư đầu vào.
– Thu mua bao gồm các hoạt động cụ thể sau đây:
+ Tham gia vào việc phát triển các nhu cầu nguyên vật liệu, dịch vụ, các chi tiết kĩ thuật.
+ Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và quản lí các hoạt động phân tích có giá trị.
+ Thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường nguyên vật liệu.
+ Thực hiện các hoạt động của chức năng mua hàng.
+ Quản trị chất lượng của các chủ thể là những nhà cung cấp.
+ Quản lí quá trình vận chuyển.
+ Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư (ví dụ cụ thể như tận dụng giấy vụn, kim loại vụn…).
Lắp ráp theo đơn hàng:
Lắp ráp theo đơn hàng trong tiếng Anh là Assemble to Order.
Lắp ráp theo đơn hàng được hiểu cơ bản là một chiến lược sản xuất kinh doanh mà trong đó các sản phẩm do khách hàng đặt được sản xuất nhanh chóng và có thể tùy chỉnh ở một mức độ nhất định.
Chiến lược lắp ráp theo đơn hàng yêu cầu các bộ phận cơ bản của sản phẩm cần phải được sản xuất sẵn nhưng chưa được lắp ráp. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, các bộ phận sẽ được nhanh chóng lắp ráp và gửi đến khách hàng.
Chiến lược lắp ráp theo đơn hàng chính là sự kết hợp giữa chiến lược sản xuất để lưu kho. Đây là sản phẩm được hoàn thiện từ trước và chiến lược sản xuất theo đơn đặt hàng sản phẩm được sản xuất sau khi công ty nhận được đơn đặt hàng.
Chiến lược lắp ráp theo đơn hàng cố gắng kết hợp lợi ích của cả hai chiến lược trên đã giúp cho khách hàng nhận được sản phẩm một cách nhanh chóng đồng thời cho phép sản phẩm có thể tùy chỉnh.
Những tiến bộ trong quy trình sản xuất và hệ thống quản lý hàng tồn kho được hỗ trợ bởi công nghệ đã đóng một vai trò lớn trong việc biến chiến lược lắp ráp theo đơn hàng thành hiện thực. Nếu được đi kèm với các phương thức vận chuyển sản phẩm giá rẻ hơn thì nó cũng sẽ trở thành một cơ hội lớn để nhằm giúp khách hàng có thể tự tùy chỉnh sản phẩm theo ý muốn nhanh chóng
Sản xuất để lưu kho:
Sản xuất để lưu kho trong tiếng Anh là Make To Stock, viết tắt là MTS.
Sản xuất để lưu kho được hiểu là một chiến lược sản xuất truyền thống được doanh nghiệp sử dụng để nhằm mục đích sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về cầu sản phẩm của các chủ thể là người tiêu dùng.
Thay vì đặt định mức sản phẩm và sau đó cố gắng bán hết số hàng hóa đó, một công ty sử dụng sản xuất để lưu kho sẽ ước tính sản phẩm của họ có thể thu hút được bao nhiêu đơn đặt hàng và sau đó cung cấp đủ hàng tồn kho để nhằm mục đích có thể đáp ứng số đơn đặt hàng đó.
Phương pháp sản xuất để lưu kho yêu cầu phải dự báo chính xác về cầu sản phẩm để xác định số lượng hàng tồn kho cần sản xuất. Nếu có thể được ước tính chính xác cầu cho sản phẩm, chiến lược sản xuất để lưu kho sẽ là một lựa chọn hiệu quả cho sản xuất.