Hiện nay chúng ta có thể hiểu thiết chế xã hội là toàn bộ quy định để chi phối một tổ chức một đoàn thể chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát các hoạt động của xã hội thông qua đó mà các quan hệ xã hội kết hợp với nhau để đảm bảo cho cộng đồng hoạt động nhịp nhàng.
Mục lục bài viết
1. Thiết chế xã hội là gì?
Thiết chế xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social Institutions.
Thiết chế xã hội có thể được hiểu là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực, các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được hình thành và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
Chúng ta có thể hiểu sâu hơn về thiết chế xã hội đó là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh nhu cầu cơ bản của xã hội. Thiết chế xã hội là một tổ chức nhất định của sự hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội được thực hiện bằng một hệ thống của các hành vi con người với các chuẩn mực và quy phạm xã hội. Như chúng ta thấy các thiết chế đều có các quy tắc chuẩn mực, điều luật và cả cơ chế vật chất của nó mà các nhóm xã hội phải tôn trọng, nó là chất kết dính giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và sự điều tiết hoạt động của chúng.
Thiết chế xã hội có thể được xem xét theo cơ cấu bên ngoài cụ thể đó là hình thức vật chất của thiết chế, cũng như cơ cấu bên trong đó là về nội dung hành động của thiết chế. Xem xét về cơ cấu bên ngoài của thiết chế xã hội biểu hiện như một tổng thể những người, những cơ quan được trang bị những phương tiện vật chất nhất định và thực hiện những chức năng xã hội nhất định. Về cơ cấu bên trong của thiết chế xã hội bao gồm tập hợp nhất định những tiêu chuẩn được định hướng theo mục tiêu về hành vi của những người nhất định, trong hoàn cảnh nhất định.
V.A.Cruglicov cho rằng ” thiết chế xã hội là sự biểu hiện vật chất của các chuẩn mực xã hội và cơ quan điều hòa việc tuân theo các chuẩn mực đó. Thiết chế xã hội là sự tổ chức các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội nhất định, làm cho các quan hệ xã hội có thể có được tính ổn định và kế thừa. Thiết chế xã hội biểu hiện ra dưới hình thức các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng điều hòa những lĩnh vực nào đó của các quan hệ xã hội.”
Theo G.V.Oxipov, ” thiết chế xã hội là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống phối hợp của những quy chuẩn về hoành vi, chuẩn mực và giá trị, được hướng một cách hợp lý.”
W.G.Sumner lại khẳng định” thiết chế là một khái niệm hay một cấu trú hàm chứa một mục đích hay một chức năng do một tổ chức có hệ thống gồm nhiều người tiến hành.”
Dựa trên những quan điểm này chúng tôi đã rút ra được một khái niệm tương đối phù hợp cụ thể về thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩn mực về vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh nhu cầu cơ bản của xã hội. Thiết chế xã hội là một tổ chức nhất định của sự hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội được thực hiện bằng một hệ thống của các hành vi con người với các chuẩn mực, điều luật và cả cơ chế vật chất của nó mà các nhóm xã hội phải tôn trọng, nó là chất kết dính giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và sự điều tiết hoạt động của chúng.
2. Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội bao gồm:
– Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội. Sự điều tiết này tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ đó, thiết chế xã hội xã hội hoá con người và hành vi xã hội;
– Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội; điều chỉnh hành vi của nhóm, cá nhân và duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm;
– Kiểm soát xã hội. thiết chế xã hội là hệ thống của những qui định xã hội rất chặt chẽ. Để thực hiện những qui định đó phải có những phương tiện và phương thức cần thiết. Mặt khác, bản thân thiết chế xã hội cũng là một phương tiện kiểm soát xã hội. Có hai phương thức kiểm soát xã hội là kiểm soát chính thức và kiểm soát phi chính thức.
– Riêng với thiết chế truyền thông, còn có chức năng kết nối, siêu kết nối – kết nối khơi thức nguồn tài nguyên mềm, tạo sức mạnh mềm.
– Từ siêu kết nối, truyền thông đảm nhận vai trò can thiệp và kiến tạo xã hội
+ Khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa, hành vi của con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế và tuân thủ thiết chế.
+ Ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lac do thiết chết quy định.
Như vậy chúng ta thấy thể thấy chức năng của thiết chế xã hội đóng vai trò quan trọng đối với sự tòn tại và phát triển của xã hội hiện nay. Vì thế nên có thể thấy cần phát triển hơn nữa vấn đề thiết chế ổn định xã hội hiện nay.
3. Vai trò của thiết chế xã hội:
Thiết chế xã hội sẽ giúp giảm thiểu tham nhũng và góp phần Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hướng đến phát huy vai trò của hệ thống thiết chế xã hội trong kiểm soát kiểm soát quản lý và kiểm soát tham nhũng, nhất là thiết chế chính trị, thiết chế pháp luật, thiết chế văn hóa, thiết chế đạo đức… Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng chống tham nhũng…phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng lãng phí, bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng…ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”
Thiết chế xã hội là nhân tố cần thiết để ổn định xã hội. Thiết chế xã hội là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực và các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thoã mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng. Hay thiết chế xã hội là một tổ chức hoạt động xã hội và quan hệ xã hội nhất định đảm bảo tính bền vững và tính kế thừa cho các quan hệ đó. Tính hai mặt của thiết chế xã hội:
– Là một hệ thống xã hội có tổ chức.
– Cách thức, hình thái, quy tắc của tổ chức xã hội. Các chức năng của Thiết chế xã hội:
+ Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội.
+ Tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ Thiết chế xã hội mà nó xã hội hoá người hành động xã hội để chấp nhận và làm theo những người khác trong xã hội.
+ Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội.
+ Điều chỉnh sự hoạt động của nhóm, cá nhân. Duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm.
– Kiểm soát xã hội.
+ Thiết chế xã hội là hệ thống của những quy định xã hội hết sức chặt chẽ. Để thực hiện những quy định đó phải có những phương tiện cần thiết.
Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội; không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.
Thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế – xã hội. Sự nảy sinh của thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định không do yếu tố chủ quan, chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế – xã hội như thế nào thì hình thành thiết chế xã hội như thế ấy.