Thị trường thương mại điện tử không còn xa lạ trong thời đại hiện nay. Với thương hiệu riêng được xây dựng cùng với tiếp cận tốt với ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một thị trường thương mại điện tử riêng. Điều đó phản ánh các ý nghĩa thay đổi và tiếp cận công nghệ. Cũng như tìm kiếm các bước đi tiên phong. Thị trường được mở ra giúp doanh nghiệp độc lập, không phụ thuộc trong hoạt động kinh doanh của mình.
Mục lục bài viết
1. Thị trường thương mại điện tử riêng là gì?
Thị trường thương mại điện tử riêng trong tiếng Anh là Private e-marketplace.
Khái niệm.
Thị trường thương mại điện tử riêng hay còn được nhắc đến với tên gọi là thị trường thương mại điện tử một bên. Là thị trường được sở hữu hay điều hành bởi một công ty. Một bên có thể là bên bán (sell-side) hoặc bên mua (buy-side). Một bên có khả năng và tiềm lực tự xây dựng cho mình một thị trường trao đổi, buôn bán riêng. Ở đó chỉ có họ với vai trò là bên bán hoặc bên mua.
Nếu thị trường hoạt động hiệu quả, cạnh tranh vẫn luôn diễn ra. Tuy nhiên, các cạnh tranh này đều mang đến lợi ích cho bên công ty sở hữu thị trường. Có thể là cạnh tranh của người mua nhằm sở hữu các hàng hóa hay dịch vụ. Cũng có thể là cạnh tranh của phía đối tác để được cung ứng dịch vụ cho họ. Khi đó, họ chỉ việc lựa chọn bên phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích tốt nhất.
Tên gọi này giúp phân biệt với thị trường thương mại điện tử. Khi mà các doanh nghiệp hay cá nhân có nhu cầu mua bán đều có thể tham gia. Và phải đáp ứng các tiêu chí cũng như nhu cầu chung của bên cung cấp thị trường. Có thể kể đến các thị trường như Shopee, Lazada,…
Chủ sở hữu đóng vai trò là bên bán hoặc bên mua.
Với đặc điểm riêng biệt, bên mở thị trường giao dịch sẽ đồng thời là bên bán hoặc bên mua. Việc mở thị trường phục vụ cho chính nhu cầu của họ trong hoạt động kinh doanh. Các điều kiện trao đổi trong thị trường đều do họ quyết định và làm chủ. Ngoài ra, người tham gia có thể đóng góp, phản hồi để họ thực hiện các điều chỉnh phù hợp. Do đó, thay vì phải mất chi phí nhất định để tham gia vào các thị trường chung. Các doanh nghiệp này có đủ tự tin khi mở ra một thị trường cho riêng mình.
Ở đó có hai đối tượng chính tham gia giao dịch. Đó là họ trong vai trò của bên mua hoặc bên bán. Bên còn lại được xem là khách hàng hay đối tác kinh doanh của họ. Để có thể mở thị trường giao dịch riêng, doanh nghiệp phải có tiềm năng khách hàng và đối tác nhất định. Khi có nhiều người quan tâm đến hoạt động inh doanh của doanh nghiệp thì thị trường mới có thể hoạt động. Các nhu cầu trong giữ chân khách hàng và tìm kiếm khách mới luôn luôn được đặt ra.
Để có thể thực hiện một thị trường thương mại điện tử riêng, cơ bản doanh nghiệp phải có một tiềm lực mạnh. Bao gồm:
– Có một thương hiệu riêng đang phát triển lớn mạnh trên thị trường chung. Có thể là thị trường trao đổi, mua bán thông thường hoặc qua các trang thương mại điện tử khác.
– Doanh nghiệp có tài chính vững mạnh, giá trị doanh nghiệp được định giá lớn. Điều này giúp doanh nghiệp có khả năng tạo ra sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh của mình. Tìm kiếm các phát triển trên thị trường riêng.
– Chính sách thu hút khác hàng, đối tác. Như bên bán mở một thị trường riêng phục vụ khách hàng của mình. Như vậy, họ phải luôn tạo ra các lợi ích khác biệt cho khách hàng. Mang đến các lợi ích giúp khách hàng trung thành với sản phẩm. Như cung cấp các sản phẩm chất lượng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại tốt. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng mới và khách hàng vip. Các hoạt động phải được thực hiện thường xuyên, mang đến sự mới mẻ, đầu tư của doanh nghiệp hướng đến lợi ích dành cho khách hàng.
2. Đặc điểm:
– Thị trường bên bán
Có thể lấy các ví dụ đối với: Starbucks.com, dell. com, target.com và united.com bán hàng từ trang web của họ.
Thị trường bên bán thường được phổ biến với một công ty bán sản phẩm tiêu chuẩn. Họ đồng thời là chủ sở hữu vào quản lý thị trường. Các sản phẩm thuộc sản xuất hoặc kinh doanh bởi họ. Doanh thu hay lợi nhuận được thu về trực tiếp. Các hoạt động diễn ra trên thị trường đặt dưới sự quản lý, điều hành, giải quyết của người bán. Và để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các điều chỉnh phù hợp thường xuyên được thực hiện. Đối tượng phục vụ của họ là khách hàng cá nhân (B2C) hoặc các doanh nghiệp khác (B2B). Như vậy có thể thấy tính chất chung nhất được thể hiện. Khi mà một doanh nghiệp bán hàng. Các bên khác tham gia vào hoạt động mua hàng. Loại hình này gọi là một đến nhiều (one to many).
Thị trường bên bán tương tự như là một chợ điện tử bên bán.
Dựa trên một website, trong đó một công ty sẽ bán cho nhiều người mua thông qua cataloge điện tử. Hình thức được thực hiện có thể là bán thông qua đấu giá thuận, và bán trực tiếp. Trong chợ điện tử, ngoài ngườ bán đóng vai trò là người tạo ra thị trường. Còn có thể là các nhà trung gian click-and-mortar, các nhà phân phối hoặc các nhà bán buôn thực hiện hoạt động sở hữu thị trường. Họ cũng thực hiện các hoạt động tương tự như hoạt động bán hàng.
Với thị trường bên bán, khách hàng sẽ được hướng dẫn cách sử dụng website. Nếu khách hàng đăng kí, khách hàng có thể bắt đầu tìm kiếm qua các công cụ tìm kiếm. Sau đó, khách hàng có thể sử dụng giỏ mua hàng để đặt hàng và thanh toán. Các hoạt động được thực hiện thường đơn giản và linh hoạt. Giúp khách hàng thực hiên các tiện ích theo nhu cầu. Một giao diện phù hợp cũng là điểm cộng khiến khách hàng tiếp tục chọn mua sản phẩm.
Trong giao dịch điện tử, việc thanh toán của khách hàng được thực hiện linh hoạt. Người dùng có thể trả bằng tiền mặt, séc khi giao nhận hàng hoặc thông qua các lệnh chuyển tiền tự động, thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Và khi nhận được đơn hàng thì bên bán sẽ lập kế hoạch giao hàng cho khách. Với hoạt động của thị trường riêng, bên bán có thể trực tiếp chịu trách nhiệm giao hàng. Hoặc liên kết với bên thứ ba cung cấp dịch vụ uy tín, trách nhiệm. Các trải nghiệm mang đến khách hàng cần được tốt nhất.
– Thị trường bên mua
Trong thị trường bên mua, một công ty mua hàng từ nhiều nhà cung ứng. Họ đồng thời là chủ sở hữu của thị trường. Loại hình mua sắm này thường được gọi là nhiều đến một (many to one). Khi mà bên có nhu cầu cung ứng sản phẩm, hàng hóa rất đa dạng. Trong khi đối tượng hướng đến là bên mua thì chỉ có một. Đối tượng tìm kiếm của thị trường thường là các hoạt động B2B. Đó là mục đích trong tìm kiếm doanh nghiệp khác có khả năng hợp tác, hay tìm bên bán chất lượng. Chất lượng được kể đến bao gồm tất cả các yếu tố mang đến lợi ích cho bên mua. Mà đặc trưng là tìm bên bán có sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, có uy tín trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Ví dụ như Walmart mua hàng từ nhiều nhà cung ứng trên mạng.
Thị trường bên mua tương tự như một cái chợ bên mua.
Trong đó công ty chủ sở hữu website thực hiện các hoạt động nhằm mục đích mua hàng. Tức là trang thương mại điện tử được lập ra nhằm tìm kiếm bên bán phù hợp. Công ty có thể sử dụng đấu giá ngược, đàm phán, mua hàng theo nhóm hoặc bất cứ một phương thức mua sắm nào khác. Với các hoạt động được tiến hành trên trang được quy định và điều chỉnh bởi bên mua. Họ đưa ra yêu cầu, phổ biến phương thức và tiến hành hoạt động đối chiếu tìm ra bên bán phù hợp.
Thị trường thương mại điện tử riêng thường chỉ mở cho một số đối tượng khá giới hạn trong ngành và không công bố rộng rãi. Các tính chất của thị trường cũng được phản ánh hiệu quả đối với thị trường chung. Do đó mà ít khi trên thực tế, chúng ta bắt gặp với hình thức thị trường bên mua.
3. Vai trò:
Thị trường thương mại điện tử riêng đánh dấu một bước phát triển mới trong khai thác thị trường. Giúp các doanh nghiệp tiềm năng và đã lớn mạnh tìm kiếm thị trường riêng. Lôi kéo khách hàng tiềm năng nhất định. Các hoạt động này giúp tối đa hóa các lợi ích cho bên bán khi không phải thực hiện các trách nhiệm với bên trung gian quản lý thị trường. Cũng nhu giúp bên mua yên tâm hơn khi tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của bên bán chất lượng, uy tín. Các doanh nghiệp tiên phong có thể tạo ra các thành công nhất định. Từ đó giúp đa dạng các thị trường hoạt động trong nền kinh tế. Tạo ra các phát triển kinh tế, định hướng công nghệ và ứng dụng điện tử.
Thị trường thương mại điện tử riêng vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với chủ sở hữu.
Cơ hội khi họ không có đối thủ cạnh tranh, tranh dành khách hàng. Họ có thể thực hiện các hoạt động dựa trên ý chí, mục tiêu hoạt động của mình. Các yếu tố trên thị trường đều đặt dưới sự điều chỉnh, thay đổi của họ.
Thách thức khi thị trường phải tạo ra thương hiệu nhất định. Trong thế giới phát triển, các xu hướng thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Họ cần tạo ra giá trị, thương hiệu riêng. Cùng với các chính sách phù hợp, hiệu quả giữ chân khách hàng và tìm kiếm nguồn khách mới. Tuy nhiên, thị trường này hoạt động hiệu quả sẽ đem đến các lợi ích khổng lồ cho chủ sở hữu. Cả trong lợi nhuận và cả giá trị thương hiệu.