Chúng ta đều biết thiểu quyền là loại hình cấu trúc thị trường có những đặc trưng cơ bản và có những ý nghĩ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Có nhiều loại thị trường thiểu quyền khác nhau trong thực tiễn. Một trong số đó chính là thị trường nhị quyền bán. Vậy thị trường nhị quyền bán là gì? Các dạng chủ yếu của thị trường nhị quyền bán?
Mục lục bài viết
1. Thị trường nhị quyền bán là gì?
Khái niệm thị trường nhị quyền bán:
Thị trường nhị quyền bán được hiểu là một loại thị trường thiểu quyền mà trong đó chỉ có hai người bán, ví dụ cụ thể như hai doanh nghiệp bán hàng cho một số lượng lớn tiêu dùng. Mỗi một chủ thể là những người tiêu dùng đều quá nhỏ, không thể tác động vào giá thị trường của hàng hóa hoặc dịch vụ mà các chủ thể đó mua. Xét về bên bán, thị trường có hai đối thủ chơi một trò chơi có tổng thay đổi.
Thị trường nhị quyền bán trong tiếng Anh là gì?
Thị trường nhị quyền bán trong tiếng Anh là Duopoly.
2. Các dạng chủ yếu của mô hình thị trường nhị quyền bán:
Mô hình thị trường nhị quyền có hai dạng chủ yếu cụ thể như sau:
– Mô hình thứ nhất: Mô hình không phản ứng: mô hình không phản ứng giả định một trong hai công ty không thể dự kiến được phản ứng công ty kia, cả về giá cả lẫn sản lượng. Ví dụ cụ thể như trong mô hình nhị quyền Bertrand, cả hai công ty đều giả định đối thủ không giảm giá để đáp lại biện pháp giảm giá ban đầu của mình (tức không phản ứng), và giả định này cũng đã thúc đẩy các chủ thể giảm giá để nhằm mục đích có thể tăng doanh thu.
Bởi vì cả hai công ty đều lập luận theo cùng một hướng, nên giá cả từ đó cũng sẽ có thể bị ép xuống tới mức cạnh tranh, hay ta hiểu là cả hai chỉ thu được lợi nhuận bình thường. Trong mô hình nhị quyền Cournot, các công ty điều chỉnh sản lượng chứ không phải giá cả. Ta hiểu mô hình nhị quyền Cournot (Cournot’s duopoly model) chính là mô hình về thị trường trong đó chỉ có hai doanh nghiệp cạnh tranh nhau.
Trong mô hình không phản ứng, các công ty thay đổi sản lượng của mình trong khi giả định rằng sản lượng của đối thủ cạnh tranh không thay đổi. Bởi vì hai công ty cùng suy nghĩ theo một hướng, sản lượng có thể tăng đến mức hai công ty có cùng thị phần và chỉ thu được lợi nhuận bình thường.
– Mô hình thứ hai: Mô hình phản ứng: mô hình phản ứng thì sẽ giả định hai công ty nhận thức được rằng hành động của họ có quan hệ qua lại với nhau và bởi vậy tìm cách tránh những hình thức cạnh tranh gây ra những thiệt hại cho nhau. Mô hình phản ứng còn được gọi là thị trường nhị quyền cấu kết.
Sự cấu kết cũng có thể đạt được bằng các phương tiện không chính thức, chẳng hạn cụ thể như cả hai chủ thể là những nhà nhị quyền đều ngầm chấp nhận rằng một trong số chủ thể đó chính là người chỉ đạo giá (mô hình chỉ đạo giá) hoặc bằng các phương tiện tạo lập sự cấu kết chính thức giữa họ với nhau (các ten).
3. Tìm hiểu thị trường thiểu quyền:
Thiểu quyền, thị trường thiểu quyền, chủ thể là những nhà thiểu quyền (oligopoly, oligopolist) được hiểu cơ bản là loại hình cấu trúc thị trường được đặc trưng bời:
– Một ít hay vài chủ thể là người bán và nhiều người mua. Phần lớn mức cung của thị trường sẽ thường chỉ nằm trong tay một vài công ty tương đối lớn bán hàng cho những chủ thể là những đối tượng người mua tương đối nhỏ.
– Sản phẩm đồng nhất hoặc phân biệt. Sản phẩm do các chủ thể là những nhà cung cấp chào bán có thể đồng nhất, hoặc như thường xảy ra hơn là phân biệt với nhau theo một hay nhiều phương diện. Những khác biệt này có thể mang bản chất vật chất, đặc điểm sử dụng hay chỉ thuần túy là tưởng tượng, hiểu theo nghĩa những khác biệt nhân tạo đó là do các biện pháp quảng cáo, trưng bày và xúc tiến bán hàng tạo ra.
– Khó gia nhập thị trường. Hàng rào gia nhập cao đã làm cho các công ty mới khó có thể gia nhập thị trường.
Đặc trưng đầu tiên cụ thể được nêu bên trên đó là một ít hay vài thực chất là để hàm ý có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng một thị trường. Do điều kiện này mà khi các doanh nghiệp quyết định giá cả hay đưa ra chiến lược thị trường, các doanh nghiệp sẽ cần phải tính đến phản ứng hay biện pháp chống trả của các chủ thể là đối thủ cạnh tranh. Cụ thể là biện pháp cắt giảm giá cả có vẻ có lợi cho công ty không có đối thủ cạnh tranh, nhưng nếu nó dẫn đến sự cắt giảm giá cả của các công ty khác để nhằm mục đích có thể bảo vệ thị phần, thì tất cả các doanh nghiệp trên thực tế đều bị giảm lợi nhuận. Cũng chính bởi vì lý do này, các chủ thể là những nhà thiểu quyền ít có xu hướng cạnh tranh về giá cả (chiến tranh giá cả) và các chủ thể này thông thường sử dụng các cơ chế khác nhau để nhằm mục đích có thể phối hợp giá cả (cụ thể ở đây như chỉ đạo giá ngầm, các ten).
Các chủ thể là những nhà thiểu quyền cạnh tranh với nhau bằng cách sử dụng nhiều chiến lược phân biệt sản phẩm khác nhau (quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tung ra sản phẩm mới) nhằm mục đích có thể duy trì và nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Biện pháp cất giảm giá cả trên thực tế cũng rất dễ bị đối phó, còn phân biệt sản phẩm rất khó đối phó và do vậy mà nó đã tạo ra cơ hội tiềm tàng cho sự gia tăng thị phần một cách liên tục. Sự phân biệt sản phẩm thực chất cũng làm tăng doanh thu tại mức giá hiện hành, hoặc những chi phí tăng thêm có thể được chuyển vào giá bán và khách hàng phải chịu. Sự phân biệt sản phẩm bằng cách tạo ra sự trung thành với nhãn hiệu hàng hoá của các chủ thể là những nhà cung cấp hiện có làm cho doanh nghiệp mới khó gia nhập thị trường.
Các lý thuyết truyền thống (tĩnh) được tạo lập trên thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng thị trường thiểu quyền đã dẫn tới kết quả thị trường không tối ưu, cũng tương tự như trong thị trường độc quyền, sản lượng bị giới hạn ở mức thấp hơn mức có chi phí tối thiểu; các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả tồn tại được bởi vì các doanh nghiệp đó lẩn tránh sự cạnh tranh về giá cả trong khi sự cạnh tranh bằng cách phân biệt sản phẩm làm tăng chi phí cung ứng; và giá cả được quy định ở mức cao hơn chi phí cung tối thiểu, tạo ra lợi nhuận trên mức bình thường của các chủ thể là những nhà thiểu quyền và mức lợi nhuận quá cao này được bảo vệ bằng hàng rào gia nhập. Và cũng giống thị trường độc quyền, cách phân tích này không tính đến những mối lợi mà kinh tế quy mô tạo ra trong việc cắt giảm chi phí, giá cả của ngành và những đóng góp quan trọng khác của cạnh tranh thiểu quyền đối với sự đổi mới, phát triển của các loại sản phẩm.
4. Tìm hiểu về các-ten:
Các-ten trong tiếng Anh là Cartel.
Các-ten được hiểu cơ bản là thoả thuận hợp tác chính thức về giá cả, sản lượng và những điều kiện khác giữa các doanh nghiệp trong thị trường thiểu quyền. Những thoả thuận như vậy đã góp phần làm giảm cạnh tranh và thị trường này cũng đã tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích để có thể nhằm đạt được những mục tiêu như tối đa hoá lợi nhuận hay gây khó khăn cho sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Nhìn chung, ta nhận thấy rằng, các thành viên các-ten sẽ cần phải trả một khoản phụ phí để nhằm mục đích có thể đảm bảo rằng các chủ thể đó đều quyết tâm thực hiện những mục tiêu nêu ra trong các-ten.
Khi liên kết với nhau, các doanh nghiệp trong các-ten sẽ cần phải hành động thống nhất và tối đa hoá lợi nhuận như một chủ thể là nhà độc quyền, chính bởi vì vậy người ta còn gọi các-ten là độc quyền nhóm hay tập đoàn độc quyền. Khi thực hiện việc phân tích các-ten, các chủ thể là những nhà kinh tế quan tâm đến những điều kiện dẫn tới sự mất ổn định của nhóm tức các nguyên nhân phá vỡ các-ten. Đặc biệt, vấn đề gian lận trong các-ten cũng được các chủ thể là những nhà kinh tế quan tâm nhiều nhất.
Ngoài các-ten của các doanh nghiệp, trên thế giới còn có các-ten của các nước, tức là các hiệp định giữa các quốc gia nhằm mục đích để có thể ổn định giá cả và sản lượng hoặc một số phương diện khác của thị trường. OPEC (tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ) chính là ví dụ điển hình về loại các-ten này.