Thị trường chứng khoán là nơi phát hành giao dịch mua bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán.Thị trường một phía? Thị trường hai phía?
1. Thị trường chứng khoán:
Ở Việt Nam, theo Khoản 14 Điều 4 Luật Chứng khoán quy định nôi dung như sau: “Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm các hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật này.”
Chứng khoán về cơ bản là một tài sản tài chính có thể giao dịch được. Thuật ngữ chứng khoán đã trở nên quen thuộc và thường đề cập đến bất kỳ hình thức công cụ tài chính nào nhưng định nghĩa pháp lý của chứng khoán cũng không thống nhất. Thuật ngữ chứng khoán sẽ khác nhau tùy theo thẩm quyền ở mỗi quốc gia, khu vực. Chứng khoán có thể được thể hiện bằng chứng chỉ hoặc thông thường không được chứng nhận nhưng được giao dịch ở dạng điện tử (phi vật chất) hoặc bút toán.
Thị trường chứng khoán hay sàn chứng khoán được hiểu là nơi phát hành giao dịch mua bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán.
Thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay được chia thành hai loại đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Cụ thể:
– Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty để hút một nguồn vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trường chứng khoán. Phần lớn những người mua trên thị trường sơ cấp là các tổ chức lớn hay quỹ đầu tư.
– Với thị trường chứng khoán thứ cấp, cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành sơ cấp. Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường. Chính vì thế sẽ không có tiền mới được sinh ra mà chỉ là thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và bán. Đây cũng là nơi các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia giao dịch chứng khoán.
Các nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán đó là nguyên tắc công khai; Nguyên tắc trung gian và nguyên tắc đấu giá.
Thị trường chứng khoán có các chức năng cơ bản như sau: Thị trường chứng khoán giúp huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; Thị trường chứng khoán đã cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; Thị trường chứng khoán đã tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán; Thị trường chứng khoán giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán đã tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
2. Thị trường một phía:
Khái niệm thị trường một phía:
Thị trường một phía hay còn gọi thị trường một chiều. Về cơ bản thì thị trường một phía là thị trường chứng khoán, trong đó các nhà tạo lập thị trường chỉ yết giá giá hỏi mua hoặc giá chào bán.
Thị trường một phía xảy ra khi thị trường đang chuyển động mạnh mẽ theo một hướng nhất định.
Ngược lại, thị trường hai phía là thị trường mà cả giá hỏi mua và giá chào bán đều được yết giá.
Thị trường một phía trong tiếng Anh là gì?
Thị trường một phía trong tiếng Anh là One-Way Market, hay One-sided Market.
Đặc điểm và sự hình thành của thị trường của thị trường một phía:
Thị trường một phía trên thực tế sẽ xảy ra khi chỉ có người mua hoặc là người bán tiềm năng quan tâm đến một chứng khoán cụ thể, nhưng không phải cả hai cùng tồn tại.
Tuy trên thực tế thì những tình huống này tương đối hiếm gặp, nhưng thị trường một phía xảy ra trong mối liên quan đến các cuộc phát hành công khai lần đầu IPO của các công ty được dự đoán là sẽ hấp dẫn.
Tổng quát hơn, thị trường một phía có liên quan đến các giai đoạn thị trường rất hào hứng hoặc sợ hãi, chẳng hạn như bong bóng dotcom vào cuối những năm 1990 và sự sụp đổ sau đó của bong bóng dotco.
Trong thời gian bong bóng dotcom, các chủ thể là người mua vượt trội hơn so với người bán, bởi vì gần như tất cả các cổ phiếu đều tăng nhanh bất kể nguyên tắc cơ bản của họ là gì. Một khi bong bóng dotco vỡ, tình hình sẽ bị đảo ngược, hầu hết mọi người đều muốn bán và rất ít người sẵn sàng mua.
Thị trường một phía về căn bản có thể gây ra rủi ro đặc biệt cho các nhà tạo lập thị trường, những người có nghĩa vụ nắm giữ cổ phiếu để tạo tính thanh khoản cho người mua và người bán.
Khi các chủ thể là người mua vượt xa người bán, một nhà tạo lập thị trường có thể kiếm được lợi nhuận nhanh chóng bằng cách bán những cổ phiếu đã tìm trước đó của họ với giá cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu tiếp diễn đà tăng và các nhà đầu tư bán cổ phiếu của họ với giá ngày càng giảm, nhà tạo lập thị trường có thể bị bỏ lại với một đống cổ phiếu gần như vô giá trị.
Nhằm mục đích để có thể giảm thiểu rủi ro này, các nhà tạo lập thị trường thường tính phí chênh lệch giá mua cao hơn khi giao dịch trên thị trường một phía.
3. Thị trường hai phía:
Khái niệm thị trường hai phía:
Thị trường hai phía thì sẽ tồn tại khi cả người mua và người bán gặp nhau để trao đổi một sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra cả giá hỏi mua để mua và giá chào bán để bán.
Thị trường hai phía có thể xảy ra khi hai nhóm người dùng hoặc đại lí tương tác thông qua trung gian hoặc một nền tảng vì lợi ích của cả hai bên.
Ví dụ cụ thể về thị trường hai phía đó là trong mối quan hệ giữa các nhà tạo lập thị trường, những chủ thể là người được yêu cầu đưa ra giá hỏi mua và giá chào bán cho mỗi chứng khoán mà họ tạo ra thị trường đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán.
Ta nhận thấy rằng, thị trường hai phía tương phản với một thị trường một phía, nơi chỉ tồn tại giá hỏi mua hoặc giá chào bán.
Thị trường hai phía trong tiếng Anh là gì?
Thị trường hai phía trong tiếng Anh là Two-Sided Market.
Thị trường hai phía còn được gọi là thị trường hai chiều (Two-way market) hoặc hay mạng lưới hai phía (Two-sided network).
Đặc điểm của thị trường hai phía:
Thị trường hai phía sẽ có cả người mua và người bán, có nghĩa là những người tham gia thị trường đều có thể mua và bán.Đôi khi, các nhà tạo lập thị trường được thành lập để cung cấp giá cả ở cả hai phía của thị trường cùng một lúc.
Thị trường hai phía có thể tạo ra giá trị bằng cách đơn giản hóa và tăng tốc các giao dịch, cũng như giảm chi phí của họ cho các bên kết nối.
Khi một mạng lưới hai phía phát triển, các nền tảng thành công có thể mở rộng quy mô. Người dùng khi nhìn thấy một thị trường tiềm năng lớn hơn, sau đó sẽ trả giá cao hơn để truy cập vào nền tảng.
Thị trường hai phía sẽ có nhiều lợi thế hơn so với thị trường một phía truyền thống, thường thấy ở các doanh nghiệp dịch vụ hoặc định hướng sản xuất.
Thị trường hai phía thường được xác định bởi vì mối quan hệ giữa bên trung gian có với các nhóm hoặc đại lí bên ngoài trên nền tảng giao dịch.
Mối quan hệ giữa bên trung gian có với các nhóm hoặc đại lí bên ngoài trên nền tảng giao dịch được nhìn thấy đặc biệt trong giá cả. Các nền tảng phải duy trì trạng thái cân bằng giữa cả hai bên thị trường, đôi khi làm cho một bên nhạy cảm hơn về giá và tính giá cao hơn cho bên có lợi nhất từ sự thành công của nền tảng.
Cần lưu ý rằng bất kì thay đổi nào đối với một phía của thị trường sẽ làm thay đổi giá ở phía bên kia.
Thị trường hai phía tồn tại trong các ngành công nghiệp khác nhau và thường có mục đích để phục vụ lợi ích của các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.
Thị trường hai phía trong giao dịch chứng khoán:
Trong thế giới tài chính, thị trường hai phía sẽ chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh cơ quan quản lí ngành tài chính ở Mỹ yêu cầu các nhà tạo lập thị trường đưa ra một giá hỏi mua và giá chào bán cố định cho mỗi chứng khoán mà các chủ thể này tạo ra thị trường.
Thị trường hai phía cũng có thể được áp dụng trong thị trường trái phiếu. Ví dụ cụ thể như là một số đại lí môi giới kinh doanh tạo ra thị trường hai phía trên các trái phiếu giao dịch tích cực và hiếm khi tạo ra một thị trường hai phía trong trái phiếu giao dịch ít hoạt động. Chính bởi vì điều này đã giúp tăng cường tính thanh khoản và hiệu quả thị trường.