Cung và cầu là hai khái niệm đã rất quen thuộc trong giới kinh tế hiện nay, theo đó hai yếu tố này có tác động tơi nền kinh tế rất lớn, khi cung nhiều hơn cầu hoặc trong thị trường cầu thấp người ta thường gọi đó là thị trường hiếm nhu cầu, trong thị trường này sẽ dẫn tới các hậu quả cạnh tranh về giá và làm giá có thể thấp đi.
Mục lục bài viết
1. Thị trường hiếm nhu cầu là gì?
Thị trường hiếm nhu cầu trong tiếng Anh là Soft Market. Thị trường hiếm nhu cầu là một giai đoạn trong chu kì kinh tế, mà tại đó thị trường có nhiều người bán hơn người mua. Thị trường hiếm nhu cầu có thể mô tả toàn bộ ngành công nghiệp, chẳng hạn như thị trường bán lẻ hoặc một tài sản cụ thể, ví dụ như gỗ. Chúng thường được gọi là thị trường của người mua, vì người mua nắm giữ quyền lực trong các cuộc đàm phán.
Một thị trường hiếm nhu cầu có thể dẫn đến sự giảm giá nhanh chóng khi người bán phải cạnh tranh để tìm kiếm người mua. Giá sẽ giảm khi lượng cung vượt quá lượng cầu tăng. Giả sử rằng, 20 căn nhà được đưa ra để bán và 15 người mua có thể tham gia thị trường. Nếu mỗi người mua mua một căn nhà, theo đó là 5 trong số những ngôi nhà này sẽ không được bán. Điều này buộc 20 người bán nhà phải cạnh tranh về giá để thu hút được người mua. Loại thị trường nhà ở này được gọi là thị trường hiếm nhu cầu.
2. Những ảnh hưởng của thị trường hiếm nhu cầu:
Các ngành công nghiệp khác nhau có thể trải qua những tác động khác nhau từ thị trường hiếm nhu cầu của họ. Ví dụ, nếu ngành bảo hiểm phải đối mặt với một thị trường hiếm nhu cầu, các công ty bảo hiểm có thể phải đưa ra mức phí bảo hiểm thấp hơn, giúp quá trình đánh giá rủi ro dễ dàng hơn bằng cách giảm các tiêu chí, và cung cấp phạm vi bảo hiểm mở rộng để thu hút các khách hàng.
Như chúng ta thấy ngược lại với thị trường hiếm nhu cầu trong ngành bảo hiểm là thị trường cứng. Có thể hiểu đơn giản đây là thị trường được đặc trưng bởi sự cạnh tranh giữa những người mua và không còn nhiều quĩ trong các công ty bảo hiểm cho khách hàng lựa chọn. Theo đó nên các công ty bảo hiểm có xu hướng chọn lọc về việc họ sẽ cung cấp bảo hiểm cho ai và thường tránh các trường hợp có rủi ro cao. Trong các trường hợp một thị trường hiếm nhu cầu xảy ra giữa các đại lí ô tô, thì giá xe cũng như các yêu cầu cần thiết để đủ điều kiện tài chính có thể giảm xuống và theo đó các đại lí có thể cố gắng tạo ra sự khác biệt trong giới hạn nhỏ hẹp của họ, thông qua doanh số bán hàng cao hơn. Giá thấp hơn do thị trường hiếm nhu cầu có nghĩa là nhiều khách hàng có thể mua xe. Bên cạnh đó thì họ cũng có thể ghé thăm nhiều đại lí khác.
Trong hầu hết mọi trường hợp hoặc loại thị trường hiếm nhu cầu, người bán phải tìm cách duy trì tính cạnh tranh giữa các đồng nghiệp. Thị trường hiếm nhu cầu kéo dài có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Sản phẩm và dịch vụ có thể bị định giá thấp do giá giảm mạnh. Do đó, chúng có thể gây ảnh hưởng đến tiền hoa hồng và tiền lương. Những nỗ lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như các yêu cầu cho vay quá mức, có thể dẫn đến việc người vay nhận nhiều khoản nợ hơn mức họ có thể đủ khả năng để trả lại.
Các ngành công nghiệp cũng có thể chịu tác động lâu dài nếu thị trường hiếm nhu cầu diễn ra trong thời gian dài. Các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tổn thất lợi nhuận, buộc họ phải sa thải nhân viên hoặc đóng cửa hoạt động. Bởi khi đó, tỉ lệ doanh thu và lợi nhuận không bền vững. Nếu nhiều ngành công nghiệp đồng thời chịu ảnh hưởng bởi thị trường hiếm nhu cầu, có thể có nhiều vấn đề rộng hơn về các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế phát sinh. Một xu thế đi xuống lan rộng có thể diễn ra, dẫn đến hoạt động bị đình trệ hoặc suy thoái. Cuối cùng, thị trường hiếm nhu cầu sẽ ổn định khi cung và cầu bình thường hóa trở lại, và giá cả quay trở về mức dự kiến.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn Cầu:
3.1. Thu nhập:
Như chứng ta đã biết thì đối với các loại nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Theo đó các thu nhập càng cao thì chúng ta cũng sẽ thấy nhu cầu sẽ càng lớn. Bên cạnh đó, nhu cầu cũng sẽ làm ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét. Trog trường hợp với một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu.
Ví dụ cụ thể như giữa sữa chưa qua chế biến hay còn gọi là nguyên chất và với một sản phẩm kém chất lượng và sữa đặc thì với một loại hàng hóa bình thường. Trường hợp theo hướng giá tăng thì nhu cầu về sữa chưa qua chế biến sẽ giảm trong khi đó nhu cầu cho sữa đặc sẽ tăng. Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng.
3.2. Giá hàng hoá thay thế và hàng hóa bổ sung:
Đối với các loại sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác. Như vậy ta thấy việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại. Ví dụ cụ thể nếu tăng giá của một mặt hàng thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ tương đối rẻ hơn trà. Theo đó nên ta thấy với nhu cầu đối với một hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế.
Hàng hoá bổ sung được hiểu đó là một loại hàng hóa hay cũng có thể là một loại dịch vụ được sử dụng cùng với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Thường chúng ta thấy hàng hóa bổ sung có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác thì có thể nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm. Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại. Chẳng hạn như nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau. Theo đó nên với các nhu cầu đối với một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự thay đổi giá của hàng hóa bổ sung.
3.3. Số lượng người tiêu dùng:
Nếu xét dựa trên số lượng người tiêu dùng thì với nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở hiện tại, hay với khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau cho hàng hoá, dịch vụ. Số lượng người tiêu dùng hàng hóa càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng lớn. Theo đó ta thấy với gia tăng của người tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều hàng hóa thay thế được ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ thể. Như vậy đối với số lượng người mua hàng hoá thay thế sẽ tăng lên. Khi người bán mở rộng sang một thị trường mới để phân phối hàng hóa, hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một số hàng hóa cũng có thể leo thang.
3.4. Thị hiếu của người tiêu dùng:
Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hoá cao, v.v. Ví dụ cụ thể trường hợp nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích, nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc ưu tiên cho mặt hàng đó.
3.5. Kỳ vọng của người tiêu dùng:
Sự kì vọng đó là một yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa, đây được xem là một hi vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương lai. Ví dụ như nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày. Đối với trường hợp này ta thấy họ sẽ tránh phải trả tiền cao hơn trong tương lai. Trường hợp khi giá xăng dự kiến sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi đổ xăng. Bên cạnh đó chúng ta thấy khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.