Trong nền kinh tế thị trường là yếu tố để đẩy mạnh những hoạt động thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách tốt nhất và hiện nay không chỉ là thị trường một phía mà sự xuất hiện của thị trường hai phía cũng góp phần tạo nên mối quan hệ giữa người tiêu dùng và các đại lí trên thị trường có sự tương tác với nhau tốt hơn.
Mục lục bài viết
1. Thị trường hai phía là gì?
Như chúng ta đã biết thì thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thị trường hai phía trong tiếng Anh dịc ra có nghĩa là Two-Sided Market. Thị trường hai phía tồn tại khi cả người mua và người bán gặp nhau để trao đổi một sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra cả giá hỏi mua để mua và giá chào bán để bán.
Thị trường hai phía có thể xảy ra khi có hai nhóm người dùng hoặc đại lí tương tác thông qua trung gian hoặc một nền tảng vì lợi ích của cả hai bên. Thị trường hai phía còn được gọi là thị trường hai chiều hoặc hay mạng lưới hai phía. Một ví dụ về thị trường hai phía là trong mối quan hệ giữa các nhà tạo lập thị trường và những người được yêu cầu đưa ra giá hỏi mua và giá chào bán cho mỗi chứng khoán mà họ tạo ra thị trường đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán. Điều này có thể tương phản với một thị trường một phía, nơi chỉ tồn tại giá hỏi mua hoặc giá chào bán.
2. Đặc điểm và ví dụ về thị trường hai phía:
Thị trường hai phía có cả người mua và người bán, có nghĩa là những người tham gia thị trường đều có thể mua và bán.Đôi khi, các nhà tạo lập thị trường được thành lập để cung cấp giá cả ở cả hai phía của thị trường cùng một lúc. Thị trường hai phía có thể tạo ra giá trị bằng cách đơn giản hóa và tăng tốc các giao dịch, cũng như giảm chi phí của họ cho các bên kết nối. Khi một mạng lưới hai phía phát triển, các nền tảng thành công có thể mở rộng qui mô. Người dùng, nhìn thấy một thị trường tiềm năng lớn hơn, sau đó sẽ trả giá cao hơn để truy cập vào nền tảng.
Thị trường hai phía có lợi thế hơn so với thị trường một phía truyền thống, thường thấy ở các doanh nghiệp dịch vụ hoặc định hướng sản xuất. Thị trường hai phía thường được xác định bởi mối quan hệ giữa bên trung gian có với các nhóm hoặc đại lí bên ngoài trên nền tảng giao dịch. Mối quan hệ này được nhìn thấy đặc biệt trong giá cả. Các nền tảng phải duy trì trạng thái cân bằng giữa cả hai bên thị trường, đôi khi làm cho một bên nhạy cảm hơn về giá và tính giá cao hơn cho bên có lợi nhất từ sự thành công của nền tảng. Cần lưu ý rằng bất kì thay đổi nào đối với một phía của thị trường sẽ làm thay đổi giá ở phía bên kia.
Ví dụ về Thị trường hai phía:
Thị trường hai phía tồn tại trong các ngành công nghiệp khác nhau, phục vụ lợi ích của các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Ví dụ, ở Anh, có tờ báo Metro, được phát miễn phí cho người đọc tại các nhà ga, tàu điện ngầm, xe lửa, trạm chờ xe buýt,…Metro có 02 phân khúc khách hàng: người đọc (miễn phí) và nhà quảng cáo (thu phí). Phát miễn phí tại các địa điểm công cộng nên Metro có số lượng đọc giả lớn, và đồng thời họ bán không gian quảng cáo trên báo in của mình cho những nhà quảng cáo có nhu cầu. Một số công ty thời nay sử dụng mối quan hệ này bao gồm Match.com, Facebook, LinkedIn và eBay. Một số công ty như Amazon.com, sử dụng cả thị trường hai phía và thị trường một phía.
Trong thế giới tài chính chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thị trường hai phía thì thường chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh Cơ quan quản lí ngành tài chính (FINRA) ở Mỹ, yêu cầu các nhà tạo lập thị trường đưa ra một giá hỏi mua và giá chào bán cố định cho mỗi chứng khoánmà họ tạo ra thị trường.
Thị trường hai phía cũng có thể được áp dụng trong thị trường trái phiếu và hiện nay cũng rất phổ biến. Ví dụ cụ thể một số đại lí môi giới kinh doanh tạo ra thị trường hai phía trên các trái phiếu giao dịch tích cực và hiếm khi tạo ra một thị trường hai phía trong trái phiếu giao dịch ít hoạt động. Lí thuyết là điều này giúp tăng cường tính thanh khoản và hiệu quả thị trường.
3. Vai trò của thị trường hai phía:
Vai trò của thị trường hai phía với cả nền kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt là giai đoạn phát triển hiện nay. Vai trò của thị trường được thực hiện ở chỗ nó đã gắn chặt sản xuất với tiêu dùng, thị trường đóng vai trò để thúc đẩy và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Thị trường buộc các chủ thể kinh tế phải hoạt động một cách thống nhất và phải tuân theo các quy luật của thị trường. Thị trường ngày càng phát triển, cùng với nó là nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người, điều đó đã thúc đẩy con người luôn luôn phát triển và đi lên đáp ứng chính những nhu cầu đó của họ. Có thể nói rằng thị trường là cơ sở cho cuộc sống ngày càng được đáp ứng cao hơn về nhu cầu của con người.
Thống nhất khẳng định thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất. Việc vận dụng cơ chế thị trường phải đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực, nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Và để thị trường phát huy hiệu quả cần phải tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
Hiện nay có thể thấy vai trò, chức năng của thị trường cũng càng được coi trọng, thể hiện rõ nét ở những điểm sau:
+ Thị trường đã thực sự từng bước là căn cứ để Nhà nước định hướng phát triển kinh tế đất nước thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
+ Thị trường/doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia cung ứng các dịch vụ xã hội.
+ Thị trường là căn cứ để tạo một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, minh bạch và vững chắc, không chỉ là một hệ thống luật lệ và quy định, mà còn bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành pháp luật và giải quyết tranh chấp, bao gồm toà án và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật.
+ Thị trườngtham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế.
Ở Việt Nam hiện nay với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta thấy đã và đang phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội. Nhà nước quản lý bằng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không phải thị trường điều tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để đạt các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật của cơ chế thị trường.
Như vậy chúng ta cần nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ, phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra chậm, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất cập trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; do vậy, chưa huy động được tối đa tiềm lực để phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử lý phù hợp, rõ ràng, minh bạch.