Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển do sự giao thoa nền kinh tế giữa các quốc gia. Nhu cầu sử dụng hàng hóa và xuất nhập khẩu hàng hóa của các cá nhân, tổ chức qua các sàn giao dịch cũng tăng cao. Vậy thị trường giao chậm là gì? Các nội dung về thị trường giao chậm.
Mục lục bài viết
1. Thị trường giao chậm là gì?
Thị trường giao chậm hay ta còn gọi là thị trường kì hạn.
Thị trường giao chậm được hiểu là thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu (cụ thể như cà phê, chè, lúa, mì, thịt, v.v…) và các công cụ tài chính (ngoại tệ, cổ phiếu,…) với điều kiện các chủ thể là người bán giao hàng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, khác với thị trường giao ngay là thị trường trong đó hàng hóa được giao ngay lập tức.
Thị trường mua bán hàng hoá được hiểu là nơi các doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện thỏa thuận, giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa. Trong thỏa thuận, các nội dung bao gồm như: chất lượng sản phẩm mua bán, quyền lợi và nghĩa vụ bên bán, quyền lợi và nghĩa vụ bên mua nếu tiến hành việc ký kết hợp đồng… Khi các chủ thể đã thực hiện thỏa thuận xong, các chủ thể là bên mua và bên bán sẽ tiến hành ký kết hợp đồng để thực hiện giao nhận hàng hóa.
Thị trường giao chậm hay thị trường kì hạn trong tiếng Anh được gọi là gì?
Thị trường giao chậm hay thị trường kì hạn trong tiếng Anh có một số cách gọi là Futures market hay forward market.
2. Tìm hiểu về thị trường:
Trước tiên chúng ta hiểu về thị trường như sau:
Thị trường chính là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giả cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
Như vậy, ta nhận thấy thấy rằng, thị trưởng có thể được nhận diện ở cấp độ cụ thể, quan sát được như chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động, phòng giao dịch hay siêu thị và nhiều hình thức tổ chức giao dịch, mua bản khác,
Thực chất thị trường cũng có thể được nhận diễn thông qua các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị trường chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng, quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước vfa nhiều mối quan hệ cụ thể khác. Đây thực chất cũng chính là các yếu tố của thị trường.
Thị trường con được hiểu là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về việc tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của các chủ thể là những người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung hòa bằng sự điều chỉnh giá cả.
Thị trường cũng góp phần quan trọng giúp tạo ra sự gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới. Các quan hệ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng không chỉ bỏ hẹp trong phạm vi nội bộ quốc gia, mà thông qua thị trường, các quan hệ đó có sự kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế giới. Với vai trò cụ thể được nêu này, thị trường đã góp phần thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
3. Một số các nội dung về thị trường giao chậm:
3.1. Nội dung về thị trường giao chậm:
Mục tiêu của các chủ thể là những người tham gia vào thị trường giao chậm hay kì hạn là để nhằm mục đích có thể tự bảo vệ chống lại những rủi ro và tính bất định do sự biến động quá mạnh của giá cả gây ra cho hoạt động buôn bán của họ.
Các chủ thể là những nhà buôn giảm thiểu tính bất định về giá cả tương lai bằng cách mua hoặc bán theo các hợp đồng giao chậm. Hay cụ thể tức là hợp đồng hứa sẽ bán hoặc mua một loại hàng hóa hoặc công cụ tài chính vào một thời điểm xác định trong tương lai với giá được thỏa thuận ngay từ khi kí hợp đồng.
Nếu trên thị trường giao ngay hàng hóa thực sự được trao tay, thì trên thị trường giao chậm, chỉ có các hợp đồng được mua và bán. Các chủ thể là những nhà buôn có thể kí hợp đồng nhất trí sẽ cung cấp một loại hàng với giá thỏa thuận (nhận bán – take a short position) hoặc nhất trí nhận hàng và thanh toán giá thỏa thuận (nhận mua – take a long position).
Các chủ thể là những nhà sản xuất có thể kí hợp đồng bán hàng với giá nhất định tại thời điểm nào đó trong tương lai nhằm tự bảo vệ mình chống lại rủi ro do những biến động bất lợi về giá cả gây ra.
Nằm giữa chủ thể là người mua và người sản xuất sử dụng hợp đồng giao chậm với tư cách công cụ tự vệ (hedging) để nhằm mục đích có thể giúp giảm thiểu rủi ro là các chủ thể là những nhà buôn và đầu cơ, những chủ thể là những người muốn mua và bán các hợp đồng kì hạn với kì vọng thu được lợi nhuận trời cho từ việc chấp nhận rủi ro do những biến động tương lai của giá cả.
Nhiều hợp đồng giao chậm cũng có dạng hợp đồng quyền chọn và được sử dụng để nhằm mục đích tự vệ chống lại tính bất định của giá cả tương lai. Hợp đồng quyền chọn sẽ cho phép các chủ thể là người tham gia hợp đồng quyền chọn mua hoặc bán một hàng hóa hoặc công cụ tài chính với giá thỏa thuận vào một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Một khi đã mua hợp đồng quyền chọn, người mua sẽ có thể ra lệnh thực hiện hợp đồng bất kì lúc nào.
3.2. Tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn:
Hợp đồng quyền chọn được hiểu cơ bản là thỏa thuận hoặc cam kết giữa bên mua và bên bán về một giao dịch tài sản cơ sở với giá xác định trong tương lai, trong đó bên mua của hợp đồng có quyền lựa chọn thực hiện giao dịch hay không (trong tương lai) bằng việc trả một khoản phí nhất định cho bên bán.
Có hai loại quyền chọn cơ bản được xác định là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Cụ thể thì quyền chọn mua sẽ cho phép các chủ thể là người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm, trong khi quyền chọn bán thì lại cho họ quyền được bán chúng.
Chính bởi vì vậy mà các chủ thể là những nhà đầu tư thường mua quyền chọn mua khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng và quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm.
Các chủ thể là những nhà đầu tư cũng có thể sử dụng các quyền chọn mua và bán để hy vọng giá sẽ ổn định hoặc thậm chí kết hợp cả hai loại hợp đồng để có lợi cho họ dựa vào dự đoán của họ về sự biến động của thị trường.
Hợp đồng quyền chọn bao gồm ít nhất bốn thành phần sau đây, đó chính là: kích cỡ, ngày đáo hạn, giá thực hiện và phí thực hiện quyền chọn.
– Đầu tiên, kích cỡ của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.
– Thứ hai, ngày đáo hạn được hiểu là ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn nữa.
– Thứ ba, giá thực hiện được hiểu là giá mà tài sản sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn).
– Cuối cùng, phí thực hiện hợp đồng là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nó là số tiền mà nhà đầu tư phải trả để nhằm mục đích có được quyền chọn. Vì vậy, chủ thể là người mua có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Phí này sẽ biến động khi càng đến gần ngày đáo hạn.
Điều quan trọng cần lưu ý đó chính là mặc dù chủ thể là người mua có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay quyền chọn bán của mình, nhưng người bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện. Chính bởi vì vậy, nếu chủ thể là người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán sẽ có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở.
Cũng giống như vậy, nếu một chủ thể là nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định thực hiện nó, thì các chủ thể là người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng. Điều này có nghĩa là chủ thể là người bán chịu rủi ro cao hơn người mua. Trong khi mức thua lỗ của chủ thể là người mua chỉ trong nằm trong giới hạn ở giá trị của phí thực hiện quyền chọn mà họ đã thanh toán để có thể mua hợp đồng, thì người mua có thể mất nhiều hơn tùy thuộc vào giá thị trường của tài sản.