Thị trường được điều tiết là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của thị trường được điều tiết? Vai trò điuề tiết của nhà nước đối với thị trường?
Như chúng ta đã biết thì thị trường đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và sự phát triển của xã hội, thị trường là noi mua bán giữa các chủ thể kinh tế hoạt động với nhau, còn nếu xét trên phương diện tổng quát thì thị trường là nơi để thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hóa.
Mục lục bài viết
1. Thị trường được điều tiết là gì?
Thị trường được điều tiết trong tiếng Anh là Regulated Market.
Khi chung ta nhắc tới thị trường được điều tiết là một thị trường mà các cơ quan chính phủ, hoặc ít phổ biến hơn là các nhóm ngành công nghiệp hay lao động, thực hiện một mức độ giám sát và kiểm soát. Kiểm soát thị trường thường được thực hiện bởi chính phủ và liên quan đến việc xác định ai có thể tham gia thị trường và giá mà họ có thể chi trả. Chức năng chính của cơ quan chính phủ trong nền kinh tế thị trường là điều tiết và giám sát hệ thống tài chính và kinh tế.
2. Đặc điểm và cách thức hoạt động của thị trường được điều tiết:
Sự điều tiết ngăn chặn sự tự do của những người tham gia thị trường hoặc cấp cho họ những đặc quyền đặc biệt vớisự điều tiết bao gồm các qui tắc liên quan đến cách hàng hóa và dịch vụ có thể được bán trên thị trường và với người tiêu dùng có quyền gì để yêu cầu hoàn lại tiền hoặc thay thế và với các tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm, nơi làm việc, thực phẩm và thuốc, giảm thiểu tác động môi trường và xã hội và mức độ kiểm soát mà một người tham gia nhất định được phép đảm nhận trên thị trường.
Các nền văn minh cổ đại áp dụng sự điều tiết thô sơ trên thị trường bằng cách tiêu chuẩn hóa mức độ và biện pháp và đưa ra các hình phạt cho hành vi trộm cắp và gian lận và kể từ đó, các qui định chủ yếu được áp đặt bởi chính phủ, ngoại trừ với các hội nhóm thời trung cổ là các cơ quan thương mại kiểm soát chặt chẽ việc tiếp cận các ngành nghề nhất định và xác định các yêu cầu và tiêu chuẩn để thực hiện các ngành nghề đó. Bắt đầu từ thế kỉ 20, các nhóm lao động thường đóng vai trò chính thức ít nhiều trong việc điều tiết một số thị trường nhất định.
Ví dụ về các cơ quan quản lí tại Hoa Kỳ bao gồm Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch và Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Các cơ quan này có được thẩm quyền và khuôn khổ cơ bản của họ đối với qui định từ luật pháp được Quốc hội thông qua, nhưng họ là một bộ phận của nhánh hành pháp và Nhà Trắng bổ nhiệm các nhà lãnh đạo của họ.
3. Vai trò điuề tiết của nhà nước đối với thị trường:
Từ các chức năng trên của thị trường ta thấy rằng thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển không chỉ của nền kinh tế nước ta mà còn với cả nền kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt là giai đoạn phát triển hiện nay. Vai trò của thị trường được thực hiện ở chỗ nó đã gắn chặt sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Thị trường buộc các chủ thể kinh tế phải hoạt động một cách thống nhất và phải tuân theo các quy luật của thị trường và với thị trường ngày càng phát triển, cùng với nó là nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống con người, điều đó đã thúc đẩy con người luôn luôn phát triển và đi lên đáp ứng chính những nhu cầu đó của họ, có thể nói rằng thị trường là cơ sở cho cuộc sống ngày càng được đáp ứng cao hơn về nhu cầu của con người.
Hiện nay trên nền kinh tế thị trường thì ta thấy cả về phía nhà nước và thị trường đều có vai trò và chức năng riêng và bản thân thị trường luôn vận hành theo các quy luật vốn có khách quan và trên thực tế cơ chế thị trường là cơ chế hiệu quả trong phân bổ và khai thác các nguồn lực. Bên cạnh đó thì thị trường vận động tự do và nó sẽ tác động để đẩy nền kinh tế vào tình trạng không ổn định và khủng hoảng và thị trường có những khiếm khuyết cố hữu, đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để khắc phục. Nhưng nhà nước cũng có hạn chế và cũng thất bại khi can thiệp quá mức. Theo đó chúng ta thây phía thị trường co rất nhiều khiếm khuyết và hạn chế của nhà nước nên ta thấy điều này là không thể phát triển khi thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, cũng như không thể phát triển nếu thiếu vắng thị trường, để phát triển đòi hỏi nhà nước và thị trường cần tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các khiếm khuyết.
Nhà nước và thị trường có vai trò to lớn, tuy nhiên nó cũng có biến đổi, gắn liền với sự biến đổi của lực lượng sản xuất và trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, thị trường mang tính toàn cầu, nhà nước chú trọng hơn đến vai trò điều tiết, trong đó đối tượng điều tiết cũng mở rộng, gồm cả các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, các tổ chức quốc tế… Hơn hết, ta thấy trong một thị trường ngày càng toàn cầu hóa đòi hỏi việc thiết lập các quy tắc, luật chơi mới phải tính đến sự phù hợp với các đòi hỏi của các chủ thể của toàn cầu hóa, có nghĩa rằng những quy định này không thể chỉ là sản phẩm của riêng nhà nước, mà phải tính đến sự tương thích và phù hợp với chuẩn mực phổ biến chung trong nền kinh tế toàn cầu.
Xét về kinh tế nhà nước có chức năng không chỉ là người quản lý, mà nhà nước còn là người ban hành các quy định, các luật chơi trên thị trường, mà còn đóng vai trò chủ thể hoạt động sản xuất nhất là các hàng hóa và dịch vụ công đây được xem là người mua và bán các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Theo đó nên ta thấy với mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường nổi trội và biểu thị ra là quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường, quan hệ giữa những người mua và người bán hàng hóa và dịch vụ chịu sự tương tác, giàng buộc của các quy luật kinh tế trên thị trường, cũng như sự quản lý điều hành của nhà nước thông qua hệ thống quy định luật pháp và các công cụ quản lý.
Xét về mục đích thực hiện các chức năng chúng ta hoan toàn có thể thấy dù nhà nước xuất hiện với tư cách nào đi nữa thì với mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường nếu nhìn về bản chất đây chính là quan hệ lợi ích và ta thấy đó là lợi ích của nhà nước và lợi ích của các chủ thể trên thị trường và Nhà nước thực hiện quản lý là hướng tới mục đích bảo đảm cho thị trường phát triển hiệu quả. Thị trường phát triển chính là cơ sở kinh tế, bảo đảm sự phát triển của nhà nước. Như vậy nên ở đây nếu trong giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường cần bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên giữa các chủ thể trên thị trường thì ở đây diều cần khẳng định là, sự tương tác giữa nhà nước và thị trường đều hướng đến gia tăng lợi ích, tạo ra sự tăng trưởng nói chung của các chủ thể trên thị trường và đây chính là mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, thúc đẩy nhà nước và thị trường gắn bó, tương tác với nhau.
Như vậy ta thấy rằng với nền kinh tế của một quốc gia nó sẽ không thể phát triển trừ phi nó có được nền tảng là một cơ sở hạ tầng vững chắc và với lí do này thì nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định nền kinh tế vĩ mô của đất nước và với đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn định do các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Sự ổn định kinh tế là điều mà mọi nhà nước đều mong muốn vì nó có lợi cho tất cả mọi người, như vậy nên phía nhà nước phải duy trì sự ổn định đó và Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế, sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư công cho các công trình, xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dựa trên căn cứ và tiêu chí kinh tế thích hợp nhằm giảm thiểu những gánh nặng chi phí của ngân sách nhà nước và của nền kinh tế; tiến hành việc kiểm soát chi tiêu công và tiền vay của các tập đoàn kinh tế nhà nước để duy trì sự ổn định nền kinh tế. Một thực tế hiện nay là các cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước ta phân quyền quá tản mạn nên khó thực hiện được giải pháp đồng bộ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô.