Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về thị trường cận biên:
Khái niệm thị trường cận biên:
Thị trường cận biên được hiểu cơ bản là thị trường vốn kém tiên tiến ở các nước đang phát triển. Thị trường cận biên là một quốc gia phát triển hơn các quốc gia kém phát triển nhất nhưng vẫn quá nhỏ, có quá nhiều rủi ro cho vốn, hoặc thanh khoản quá thấp để có thể được xếp hạng là thị trường mới nổi. Các thị trường mới nổi được định nghĩa rộng rãi là các quốc gia trong quá trình tăng trưởng nhanh và công nghiệp hóa. Thông thường, các quốc gia này đang chuyển sang nền kinh tế thị trường mở với dân số trong độ tuổi lao động đang gia tăng.
Thuật ngữ thị trường cận biên đã được tạo ra vào năm 1992 bởi Farida Khambata thuộc Tập đoàn Tài chính Quốc tế. Dù các thị trường cận biên nhỏ hơn, ít khả năng tiếp cận hơn và có phần rủi ro hơn so với các thị trườn khác, chúng vẫn có các cơ hội đáng để đầu tư. Ta hiểu đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Thị trường cận biên được coi là hấp dẫn đối với các chủ thể là những nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận dài hạn lớn, vì thị trường này có tiềm năng phát triển ổn định hơn nhiều trong thời gian dài. Tuy nhiên chúng vẫn có nhiều rủi ro. Thực chất rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra với con người. Rủi ro khi xảy ra sẽ gây ra hậu quả, để lại thiệt hại mà chúng ta không biết, không lường trước được về không gian, thời gian, cũng như mức độ nghiêm trọng.
Thị trường cận biên trong tiếng Anh là gì?
Thị trường cận biên trong tiếng Anh là Frontier Markets hoặc Pre-emerging Markets.
2. Ưu nhược điểm của thị trường cận biên:
Các thị trường vốn cận biên được nhiều chủ thể là các nhà đầu tư theo đuổi vì chúng có triển vọng mang lại lợi nhuận cao. Vì nhiều thị trường cận biên không có thị trường chứng khoán phát triển, các khoản đầu tư thông thường sẽ là của tư nhân hoặc đầu tư trực vào các công ty khởi nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Mặc dù có thể đạt được thành quả lớn cho việc đầu tư vào các thị trường cận biên, các chủ thể là những nhà đầu tư cũng phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn so với đầu tư ở Mỹ hoặc châu Âu, hoặc bất kì quốc gia nào khác thuộc nhóm G7.
Một số rủi ro mà các chủ thể là những nhà đầu tư gặp phải ở các thị trường cận biên là sự bất ổn chính trị, thanh khoản kém, qui định không đầy đủ, báo cáo tài chính không đạt chuẩn và biến động tiền tệ lớn. Ngoài ra, nhiều thị trường phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa biến động cao.
Thị trường cận biên và quản lí danh mục đầu tư:
Hoạt động các chủ thể thực hiện đầu tư vào thị trường cận biên có thể có tương quan thấp với các thị trường phát triển và chính vì thế cũng có thể giúp bổ sung đa dạng hóa cho danh mục đầu tư chứng khoán.
Trong quản lí danh mục đầu tư, các chủ thể là những nhà đầu tư phải cân bằng giữa điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa của một số lựa chọn nhất định, thực hiện đánh đổi và đặt cược giữa các lựa chọn nợ, vốn chủ sở hữu, trong nước, quốc tế, tăng trưởng và an toàn.
Các nhà đầu tư phải mạo hiểm với rủi ro để nhằm mục đích có thể tối đa hóa lợi nhuận của danh mục đầu tư. Việc thêm các khoản đầu tư trong thị trường cận biên vào danh mục đầu tư không phải sẽ luôn thích hợp với mọi nhà đầu tư.
Những chủ thể là người tìm kiếm sự ổn định, an toàn và dòng thu nhập ổn định nên tránh xa lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro, việc phân bổ một phần nhỏ tài sản cho các thị trường cận biên có thể đem lại hiệu quả và thêm một thách thức mới cho bản thân.
3. Một số thuật ngữ liên quan đến thị trường cận biên:
Danh mục đầu tư:
Cơ cấu đầu tư hay danh mục đầu tư được hiểu cơ bản là tập hợp các chứng khoán tài chính mà một nhà đầu tư hay định chế đầu tư nắm giữ. Nhìn chung, các chủ thể là những nhà đầu tư muốn nắm giữ nhiều loại chúng khoán tài chính khác nhau để nhằm mục đích có thể phân tán rủi ro. các nhà đầu tư cũng có thể tìm kiếm một kết hợp các chứng khoán tài chính trong đố một số đem lại lợi tức ngắn hạn cao, một số có thể lên giá trong thời hạn dài khi giá thị trường của chúng tăng đáng kể.
Nhóm G7:
– Khái niệm nhóm G7:
Nhóm G7 được hiểu là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada, các nhà lãnh đạo chính phủ những nước này gặp gỡ nhau hàng năm để bàn về kinh tế quốc tế và các vấn đề tiền tệ.
Chức chủ tịch của nhóm G7 được các quốc gia thành viên lần lượt nắm giữ. Liên minh châu Âu đôi khi được coi là thành viên thứ tám của nhóm G7, vì nó có đầy đủ mọi quyền và trách nhiệm của thành viên nhóm G7, ngoại trừ việc chủ trì hoặc tổ chức các cuộc họp.
– Vai trò của nhóm G7:
Mục đích chính của nhóm G7 đó chính là thảo luận, và đôi khi là phối hợp hành động với nhau để giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Nhóm G7 đã thảo luận về các cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống tiền tệ và các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới, như khủng hoảng thiếu dầu mỏ.
Nhóm G7 ra đời cũng đưa ra các hành động để nhằm mục đích có thể giải quyết các vấn đề và các cuộc khủng hoảng khi có cơ hội để thực hiện các hành động chung. Đôi khi nhóm này cũng nỗ lực để nhằm mục đích có thể giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển.
Năm 1996, cùng với Ngân hàng Thế giới, nhóm G7 đã thực hiện hành động để giúp đỡ cho 42 quốc gia nghèo mắc nợ (HIPC), cùng với Chương trình xóa nợ đa phương (MDRI), một cam kết năm 2005 để xóa nợ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế của các quốc gia đã hoàn thành chương trình MDRI.
Vào năm 1997, nhóm G7 đã cung cấp 300 triệu USD để nhằm mục đích có thể xây dựng công trình ngăn chặn lò phản ứng hạt nhân tan vỡ tại Chernobyl. Năm 1999, nhóm G7 quyết định tham gia trực tiếp hơn vào việc quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế bằng cách tạo ra Diễn đàn ổn định tài chính của các cơ quan tài chính quốc gia lớn như bộ tài chính, ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính quốc tế.
4. Tìm hiểu về thị trường:
Ta hiểu về thị trường như sau:
Thị trường được hiểu là một môi trường cho phép chủ thể là người mua và người bán giao thương hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và thông tin. Sự tương tác này chỉ rõ tính chất cung và cầu của thị trường, vì vậy ta hiểu thị trường là nguồn gốc cơ sở của nền kinh tế.
Thị trường cũng có thể được định nghĩa như là một nơi mà các loại giao dịch diễn ra. Thị trường phụ thuộc vào hai thành tố chính, cụ thể đó là người mua và người bán. Các chủ thể là người mua và người bán sẽ chủ yếu giao dịch hàng hóa, dịch vụ hoặc các thông tin.
Lúc đầu, thị trường cũng chỉ được tạo ra nhằm là nơi gặp gỡ, hội họp, tại đó chủ thể là người mua và người bán tụ họp lại với nhau để nhằm mục đích có thể thực hiện những giao dịch. Ngày nay thị trường thực sự được hỗ trợ bởi mạng lưới công nghệ thông tin như Internet và đã trở thành thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất.
Một vài thị trường có tính cạnh tranh rất cao, vì có nhiều chủ thể là những nhà cung cấp bán cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngược lại, có vài thị trường tính cạnh tranh rất thấp thậm chí là không có, cụ thể là những thị trường có ngành công nghiệp được chính phủ bao cấp.
Số lượng chủ thể là người mua và người bán, tức là lượng cung và cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của sản phẩm và dịch vụ, điều đó được biết đến như là quy luật của cung và cầu. Nếu có người bán nhiều hơn người mua, tức nguồn cung sẽ dư và điều đó cũng sẽ đẩy giá thành của sản phẩm và dịch vụ giảm xuống. Nếu có người mua nhiều hơn người bán, tức nguồn cung sẽ thiếu và điều đó cũng sẽ đẩy giá thành của sản phẩm và dịch vụ tăng lên.
Khi mà có sự giao dịch về hàng hóa và dịch vụ thì thị trường sẽ hình thành một cách tự phát, thị trường cũng có thể được hình thành từ việc hoạch định của những chủ thể là người có thẩm quyền.