Thẻ ATM bị khóa khi nào? Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không? Cách kích hoạt lại thẻ ATM bị khóa? Một số câu hỏi liên quan tới thẻ ATM khi bị khóa? Những lưu ý để thẻ ATM không bị khóa?
Chắc hẳn thẻ ATM đã không còn quá xa lạ với thời đại chúng ta nữa, ngoài mang lại những lợi ích như nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng,…còn có một số rủi ro khác như thẻ bị khóa, bị nuốt,..Vậy khi nào thẻ bị khóa? Thẻ bị khóa có mở lại được không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẻ ATM bị khóa khi nào?
- 2 2. Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không?
- 3 3. Cách kích hoạt lại thẻ ATM bị khóa:
- 4 4. Một số câu hỏi liên quan tới thẻ ATM khi bị khóa:
- 4.1 4.1. Kích hoạt thẻ ATM ở cây ATM khác ngân hàng được không?
- 4.2 4.2. Thẻ ATM bị khóa có rút tiền được không?
- 4.3 4.3. Có thể nhờ người khác đến mở hộ thẻ ATM bị khóa không?
- 4.4 4.4. Thời gian nhận lại thẻ mất bao lâu?
- 4.5 4.5. Khi hết tiền trong tài khoản thì thẻ ATM có bị khóa không?
- 4.6 4.6. Xem thời hạn hiệu lực thẻ ở đâu?
- 4.7 4.7. Kích hoạt lại thẻ có mất phí không?
- 4.8 4.8. Thẻ ATM bị khóa có tính phí không?
- 5 5. Những lưu ý để thẻ ATM không bị khóa:
1. Thẻ ATM bị khóa khi nào?
Có rất nhiều nguyên nhân làm thẻ ATM bị khóa, nhưng thông thường sẽ là những trường hợp sau:
– Nhập sai mã PIN quá số lần cho phép: Người dùng nhập sai mã PIN liên tục sai quá 3 lần cho phép thì thẻ sẽ tự động khóa. Ngân hàng bắt buộc phải làm điều này vì đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn, phòng tránh trường hợp có người khác cố tình rút tiền trong thẻ mà không phải bạn.
– Thẻ lâu ngày không sử dụng: Thẻ của bạn nếu không dùng hay giao dịch trong vòng 1 năm trở nên thì ngân hàng cũng sẽ tiến hành khóa thẻ của bạn lại. Ngân hàng khóa thẻ với mục đích tránh lãng phí tài nguyên của ngân hàng và quản lý số lượng thẻ phát hành ra một cách triệt để.
– Thẻ quá hạn sử dụng: Thông thường, thẻ ATM có hiệu lực từ 5 năm đến 7 năm. Nếu bạn không để ý thời gian trên thẻ mà không đi đổi thẻ khác thì chiếc thẻ ATM của bạn sẽ bị khóa.
– Thẻ ATM bị hỏng, lỗi: Thẻ ngân hàng bị hỏng băng từ, chip, gãy, bóp méo, không giao dịch được nhưng vẫn cố tình đưa thẻ vào cây ATM thì ngân hàng sẽ coi đó là hành vi gian lận và tiến hành khóa thẻ.
– Sử dụng thẻ ATM khác hệ thống, không liên kết với ngân hàng phát hành thẻ: Hiện nay, hầu nhe các ngân hàng đều liên kết với nhau nhưng không phải tất cả, nếu bạn cố gắng sử dụng thẻ ATM khác ATM hệ thống không có liên kết thì thẻ của bạn có nguy cơ bị khóa.
– Không đóng phí thường niên: Nếu thẻ của bạn hết tiền hoặc số dư không đủ mà đến hạn đóng phí thường niên thì thẻ ATM của bạn cũng sẽ bị khóa.
– Chủ thẻ yêu cầu khóa thẻ: Khi chủ thẻ không có nhu cầu sử dụng thẻ hoặc trong trường hợp nghi ngờ có người xâm nhập vào tài khoản, vô tình làm mất thẻ,…lúc này, chủ thẻ sẽ gọi điện và yêu cầu ngân hàng khóa thẻ nhằm bảo vệ an toàn cho chính tài khoản của mình.
– Do ngân hàng khóa thẻ: Lý do này xuất phát từ nguyên nhân bạn đã vi phạm chính sách, điều khoản của ngân hàng.
– Khóa thẻ theo yêu cầu của cơ quan điều tra: Khi chủ thẻ liên quan đến một vụ án nào đó và đang bị các cơ quan chức năng điều tra để giải quyết. Trường hợp này, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu khóa thẻ ngân hàng của cá nhân hay tổ chức nào đó nhằm nghi phạm tẩu tán tài sản, phục vụ cho công tác điều tra.
– Nguyên nhân khác: Thẻ ATM bị khóa cũng có thể do lỗi của hệ thống ngân hàng hoặc lỗi từ máy ATM khi đang giao dịch.
2. Cách kiểm tra thẻ ATM có bị khóa hay không?
Thẻ ATM của khách hàng đang sử dụng mà bị khóa thường thì ngân hàng sẽ thông báo tới người dùng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ thẻ của mình bị khóa, bạn có thể thử một số cách sau:
– Thử tại máy ATM hoặc máy POS giao dịch: Bạn cho thẻ vào máy ATM hay máy POS và thực hiện giao dịch, nếu thẻ bị khóa thì sẽ không thực hiện được bất kỳ hoạt động giao dịch nào.
– Mang thẻ tới ngân hàng: Bạn có thể đem thẻ ATM của mình đến ngân hàng và đem ra quầy giao dịch nhờ nhân viên kiểm tra giúp cho. Lưu ý khi tới cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
– Gọi điện đến tổng đài: Bạn gọi điện tới tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng bạn đang dùng thẻ và nhờ nhân viên tra cứu tình trạng thẻ.
3. Cách kích hoạt lại thẻ ATM bị khóa:
Để mở khóa thẻ ngân hàng, bạn có thể làm tiến hành theo những cách dưới đây:
Cách 1: Đem thẻ và các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu đến quầy giao dịch của ngân hàng mà bạn đã làm thẻ tại đó và yêu cầu nhân viên mở lại thẻ cho bạn.
Cách 2: Nếu như bạn là người khá bận bịu và không có thời gian đến ngân hàng vì ngân hàng chỉ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và chỉ làm trong giờ hành chính, bạn có thể gọi điện lên tổng đài ngân hàng và hỗ trợ bạn kích hoạt lại thẻ.
Cách 3: Bạn sẽ gửi SMS tới ngân hàng hoặc dùng InterBanking theo sự hướng dẫn của phía ngân hàng trên các trang web chính thống của ngân hàng đó.
4. Một số câu hỏi liên quan tới thẻ ATM khi bị khóa:
4.1. Kích hoạt thẻ ATM ở cây ATM khác ngân hàng được không?
Câu trả lời là không. Bạn có thể rút tiền, chuyển tiền hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào khác nhưng không thể kích hoạt thẻ ATM ở cây ATM ngân hàng khác được.
4.2. Thẻ ATM bị khóa có rút tiền được không?
Khi thẻ ATM của bạn bị khóa thì lúc này bạn không thể thực hiện bất kỳ một giao dịch nào khác. Tiền trong thẻ của bạn vẫn còn giữ nguyên. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng thường nhầm lẫn giữa thẻ ATM bị khóa và tài khoản ngân hàng bị khóa. Thẻ ATM bị khóa chỉ không thực hiện được khi bạn đến cây ATM giao dịch còn tài khoản của bạn vẫn giao dịch được bình thường trên Internet SmartBanking. Còn khi tài khoản của bạn bị khóa thì cả thẻ ATM lẫn tài khoản đều không giao dịch được dưới bất kỳ hình thức nào.
4.3. Có thể nhờ người khác đến mở hộ thẻ ATM bị khóa không?
Thẻ của bạn bị khóa và bạn không có thời gian đến mở và bạn nhờ người thân hay bạn bè đến mở hộ thì hoàn toàn là không được. Bởi vì việc mở lại thẻ yêu cầu chữ ký của chính chủ và xác nhận thông tin cá nhân, nhận dạng khuôn mặt để ngân hàng đối chiếu với ban đầu có khớp với nhau không. Và việc này cũng phòng tránh kẻ xấu nhặt được thẻ hay chiếm đoạt thẻ và muốn mở thẻ để chiếm đoạt tài sản.
4.4. Thời gian nhận lại thẻ mất bao lâu?
Nhiều khách hàng thường thắc mắc về vấn đề này vì đôi khi cần thẻ gấp để sử dụng vào vấn đề nào đó. Nhưng đừng lo lắng, thông thường tới ngân hàng thì sau 30 phút thực hiện yêu cầu, thẻ của bạn mở lại được chức năng hoạt động.
4.5. Khi hết tiền trong tài khoản thì thẻ ATM có bị khóa không?
Trong trường hợp này thì thẻ ngân hàng sẽ không bị khóa. Nhưng nếu tới hạn đóng phí thường niên cho thẻ mà trong tài khoản không đủ số dư thì sẽ bị khóa thẻ.
4.6. Xem thời hạn hiệu lực thẻ ở đâu?
Ngày phát hành thẻ sẽ được in nổi trên mặt thẻ, bạn lấy ngày này cộng thêm 5 năm đến 7 năm nữa để biết được hiệu lực.
Ngoài ra trên bề mặt thẻ ATM có tên chủ tài khoản và số thẻ ATM. Trong số thẻ sẽ chia thành các cụm số đầu, giữa và cuối. Tương ứng với mã ngân hàng, loại tiền tệ và mã khách hàng.
4.7. Kích hoạt lại thẻ có mất phí không?
Bạn mở khóa lại thẻ ngân hàng thì hoàn toàn miễn phí. Trừ trường hợp bạn bị mất lại thẻ và yêu cầu cấp lại thẻ thì sẽ bị tính phí(tùy thuộc vào từng ngân hàng).
4.8. Thẻ ATM bị khóa có tính phí không?
Nếu thẻ ATM của bạn đang bị khóa sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào bao gồm cả phí thường niên.
5. Những lưu ý để thẻ ATM không bị khóa:
– Bảo mật số thẻ được in trên thẻ: Không được đưa thẻ ATM cho bất kỳ người nào sử dụng, trừ nhân viên ngân hàng được chỉ định.
– Chú ý hạn sử dụng của thẻ để gia hạn thẻ trước khi thẻ ATM hết hiệu lực.
– Hạn chế rút tiền khác ngân hàng, nếu xảy ra trường hợp khóa thẻ hay nuốt thẻ nếu cùng ngân hàng sẽ được xử lý nhanh gọn và dễ dàng hơn.
– Bảo vệ thẻ, tránh để thẻ bị trầy xước hay bị méo, cong.
– Nên lựa chọn các cửa hàng mua bán hàng hóa uy tín để tránh trường hợp thẻ ATM của bạn bị lộ thông tin qua máy POS.