Nghĩa vụ được hiểu đơn giản là mối liên hệ của hai hay nhiều người với nhau, trong đó các bên sẽ cần phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhất định. Thay thế nghĩa vụ?
Trong cuộc sống hằng này thuật ngữ nghĩa vụ không còn xa lạ với chúng ta. Việc thay thế hợp đồng hiện tại hợp lệ bằng một hợp đồng thay thế khác cũng là hoạt động khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Khi tiến hành hoạt động này mà tất cả các bên liên quan cùng đồng ý thực hiện chuyển đổi thì ta có thể gọi đây là thay thế nghĩa vụ. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về cụm từ thay thế nghĩa vụ.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về nghĩa vụ:
Nghĩa vụ được hiểu đơn giản là mối liên hệ của hai hay nhiều người với nhau, trong đó các bên sẽ cần phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhất định.
Một quan hệ nghĩa vụ bao gồm ba yếu tố chính cơ bản như sau: chủ thể, khách thể và nội dung. Cụ thể:
– Chủ thể:
Trong mối quan hệ nghĩa vụ sẽ luôn luôn tồn tại hai bên chủ thể đó chính là bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ. Trong đó, bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ có thể là một hoặc nhiều chủ thể, phụ thuộc vào từng quan hệ dân sự nhất định. Chủ thể trong mối quan hệ này có thể là cá nhân, pháp nhân, Nhà nước được pháp luật công nhận và được xác định rõ ràng cụ thể trong mọi quan hệ.
Thông thường, thì trong quan hệ nghĩa vụ thường có tính chất song vụ. Hiểu đơn giản là một chủ thể vừa là bên có quyền vừa là bên có nghĩa vụ và ngược lại, nghĩa vụ bên này tương ứng với quyền của bên kia. Các bên sẽ vừa có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ nhất định nhằm mục đích để đảm bảo thực hiện quyền của mình, vừa phải thực hiện nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của bên kia. Tuy nhiên cũng phải tùy theo tính chất của từng quan hệ mà bên có quyền yêu cầu không phải thực hiện nghĩa vụ, tương tự bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ mà không có quyền yêu cầu, trong trường hợp này gọi là quan hệ đơn vụ.
– Khách thể:
Khách thể được hiểu cơ bản là lợi ích mà các bên chủ thể hướng tới và đạt được. Trong quan hệ nghĩa vụ, các chủ thể khi tham gia quan hệ nghĩa vụ thông qua hành vi của mình để thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền đều sẽ nhằm hướng đến những lợi ích vật chất, tinh thần mà các bên mong muốn.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc nhất định cho chủ thể mang quyền. Trong quan hệ nghĩa vụ, việc một chủ thể hướng tới quyền lợi của chính mình chính là việc hướng tới hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là những xử sự của các bên chủ thể mà chỉ thông qua đó, quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các bên chủ thể mới được thực hiện. Thông quan các hành vi cụ thể mà quyền lợi của các chủ thể được thực hiện. Bởi vì thế mà hành vi là cái mà các chủ thể đều hướng tới, là khách thể của mọi quan hệ nghĩa vụ. Chính vì vậy mà các hành vi cũng rất đa dạng và phong phú.
– Nội dung:
Trong quan hệ pháp luật dân sự của mỗi quốc gia đều sẽ luôn hàm chứa sự thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật tạo ra quyền và nghĩa vụ tương xứng của các bên chủ thể. Trong quan hệ nghĩa vụ việc một bên thực hiện việc chuyển giao quyền, chuyển giao vật hay các hành vi khác đều nhằm mục đích thỏa thỏa mãn nhu cầu của bên còn lại. Như vậy việc bên có nghĩa vụ thực hiện các công việc cụ thể theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật được xác định là nghĩa vụ của bên đó trước bên có quyền. Từ đó, ta có thể hiểu nội dung là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
Cần lưu ý rằng toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự sẽ được đảm bảo thực hiện bằng quy định của pháp luật và các biện pháp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Thay thế nghĩa vụ:
Khái niệm thay thế nghĩa vụ:
Thay thế nghĩa vụ được hiểu cơ bản là hành động thay thế hợp đồng hiện tại hợp lệ bằng một hợp đồng thay thế khác và trong đó tất cả các bên liên quan đều đã cùng đồng ý thực hiện chuyển đổi. Trong đa số các tình huống thay thế nghĩa vụ, một trong hai bên tham gia kí kết ban đầu được thay thế hoàn toàn bởi một bên hoàn toàn mới, trong đó bên ban đầu sẽ sẵn sàng đồng ý từ bỏ bất kì quyền ban đầu nào của người đó.
Thay thế nghĩa vụ được sử dụng thường xuyên nhất trong việc tiếp quản công ty và bán hàng của các doanh nghiệp.
Thay thế nghĩa vụ tiếng Anh là gì?
Thay thế nghĩa vụ tiếng Anh là Novation.
Đặc điểm của Thay thế nghĩa vụ:
Thay thế nghĩa vụ về bản chất cũng tương tự như một chuyển giao. Chuyển giao ở đây được hiểu là chuyển giao quyền hoặc tài sản của một cá nhân cho người khác hoặc doanh nghiệp. Khái niệm này tồn tại trong nhiều giao dịch kinh doanh. Đối với các chủ thể là các nhà đầu tư và nhà kinh doanh, ví dụ nổi bật nhất xảy ra khi hợp đồng quyền chọn được chuyển giao, người bán quyền chọn có nghĩa vụ phải hoàn thành các yêu cầu của hợp đồng. Như vậy, đây là hành động của một bên chuyển lợi ích trong một tài sản hoặc một doanh nghiệp cho một bên thứ ba, trái ngược với việc chuyển giao toàn bộ thực thể. Nhưng nếu thay thế nghĩa vụ có nghĩa là chuyển cả lợi ích và trách nhiệm pháp lí cho bên mới, thì chuyển giao chỉ chuyển lợi ích, và vì vậy mọi nghĩa vụ trong tương lai vẫn thuộc về chủ sở hữu tài sản ban đầu.
Cũng cần phải lưu ý rằng, tất cả các bên liên quan trong thay thế nghĩa vụ cụ thể là khi thay thế hợp đồng hiện tại hợp lệ bằng một hợp đồng thay thế khác sẽ cần phải đồng ý với thoả thuận thay thế nghĩa vụ, còn chuyển giao thì không. Ngoài ra, thoả thuận thay thế nghĩa vụ cũng sẽ vô hiệu hóa hợp đồng cũ, sử dụng hợp đồng thay thế, còn thoả thuận chuyển giao sẽ không vô hiệu hoá hợp đồng ban đầu.
Trong thị trường phái sinh, thay thế nghĩa vụ được hiểu là một thỏa thuận, theo đó các giao dịch song phương được thực hiện thông qua một trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ hoạt động như một trung gian giữa người mua và người bán nhằm đảm bảo giao dịch được thực hiện trơn tru từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Vai trò chính của trung tâm thanh toán bù trừ đó chính là đảm bảo rằng các chủ thể là người mua và người bán tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng của họ. Như vậy, về cơ bản hoạt động như một đơn vị trung gian. Trong trường hợp cụ thể được nêu này, thay vì thực hiện việc giao dịch trực tiếp với các đối tượng là người mua, người bán chuyển chứng khoán của họ đến trung tâm thanh toán bù trừ, từ đó bán chứng khoán cho người mua. Trung tâm thanh toán bù trừ giả định rủi ro đối tác rằng một bên có thể sẽ vỡ nợ.
Thực tiễn này đã góp phần đơn giản hóa các quy trình cho các chủ thể là người tham gia, những người có thể không có nguồn lực chịu rủi ro đối tác liên quan đến năng lực tín dụng của bên vay. Tuy nhiên, các bên mua và bên bán chịu rủi ro nhỏ có thể phát sinh trong trường hợp trung tâm thanh toán bù trừ trở nên mất khả năng thanh toán, mặc dù điều này khá khó xảy ra.
Ví dụ cụ thể về thay thế nghĩa vụ:
Chủ thể A nợ chủ thể B 200 USD, trong khi B lại nợ C 200 USD. Cả hai nghĩa vụ nợ này có thể được đơn giản hóa thông qua một thoả thuận thay thế nghĩa vụ. Theo thoả thuận mới được giao kết này, A hiện đang trực tiếp nợ C 200 USD, trong khi B hoàn toàn sẽ được loại bỏ khỏi nghĩa vụ của mình. Thay thế nghĩa vụ cũng cho phép các chủ thể có thể xác định lại những quy định thanh toán, miễn là cả hai bên tham gia đều đồng ý các điều khoản được xác định lại.
Thậm chí, thay vì nhận tiền mặt, C cũng có thể đồng ý chấp nhận một tác phẩm nghệ thuật gốc của A, có giá trị xấp xỉ 200 USD. Việc chuyển nhượng tài sản này cũng được xem là một thoả thuận thay thế nghĩa vụ và thay thế một cách hiệu quả nghĩa vụ tiền mặt ban đầu.
Trong luật tài sản, thay thế nghĩa vụ sẽ xảy ra khi các chủ thể là người thuê nhà kí hợp đồng cho thuê nhà với một bên khác, người chịu cả trách nhiệm về tiền thuê nhà và trách nhiệm đối với bất kì thiệt hại nào sau đó đối với tài sản, như được nêu trong hợp đồng thuê ban đầu. Thay thế nghĩa vụ cũng thường được thấy trong ngành xây dựng, khi các nhà thầu thực hiện chuyển một số công việc nhất định cho các nhà thầu khác, miễn là khách hàng đồng ý với hành động thực hiện chuyển một số công việc nhất định đó.