Thất nghiệp trá hình là hiện tượng có những biểu hiện ở hành động của nhân viên lao động không hết sức mình và không nhiệt tình trong cơ quan, hay chính xác là mỗi người làm chưa hết năng suất lao động của mình. Vậy thất nghiệp trá hình là gì? Một số hình thức thất nghiệp trá hình?
Mục lục bài viết
1. Thất nghiệp trá hình là gì?
Thất nghiệp trá hình là hiện tượng có những biểu hiện ở hành động của nhân viên lao động không hết sức mình và không nhiệt tình trong cơ quan, hay chính xác là mỗi người làm chưa hết năng suất lao động của mình. Đó là tình trạng thất nghiệp trá hình tồn tại trong nhiều năm qua ở khá nhiều các cơ quan và tỷ lệ người bị coi là thất nghiệp trá hình này theo tôi là khá cao. Những người này không hoặc không được tạo điều kiện làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, hoặc họ không được phân công, bố trí công việc phù hợp. Thất nghiệp trá hình gây ra nhiều hệ quả xấu:
Thất nghiệp trá hình trong tiếng Anh là Disguised Unemployment hoặc Hidden Unemployment.
Thất nghiệp trá hình tồn tại khi một phần của lực lượng lao động không có việc làm hoặc đang làm việc một cách dư thừa, trong đó năng suất của người lao động về cơ bản là bằng không. Đây là loại thất nghiệp không ảnh hưởng đến tổng sản lượng.
Một nền kinh tế có biểu hiện của thất nghiệp trá hình khi có năng suất thấp và quá nhiều công nhân trong quá ít việc làm.
Trên thực tế thì dạng thất nghiệp trá hình thường tồn tại ở các nước đang phát triển có dân số lớn và dư thừa lực lượng lao động. Thất nghiệp trá hình có thể được đặc trưng bởi năng suất thấp và thường đi kèm với thị trường lao động phi chính thức và thị trường lao động nông nghiệp, những nơi có thể hấp thụ số lượng lao động đáng kể.
Thất nghiệp trá hình đề cập đến bất kì phân khúc dân số nào không được tận dụng hết công suất, nhưng không được tính vào thống kê thất nghiệp chính thức trong nền kinh tế quốc gia.
Thất nghiệp trá hình có thể bao gồm những người làm việc dưới khả năng của họ, những người có việc làm tạo ra ít giá trị về năng suất tổng thể hoặc bất kì nhóm người nào hiện không tìm kiếm công việc nhưng có thể thực hiện công việc mang lại giá trị.
Để giải được bài toán khó “thất nghiệp” điều đầu tiên chúng ta phải làm rõ được nguyên nhân của thực trạng này. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp thì có rấ nhiều nhưng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất nghiệp là thuộc về mỗi cử nhân, và các thạc sĩ không chịu tự thân vận động, thay đổi, trau dồi đầy đủ năng lực bao gồm: những kiến thức, thái độ, kỹ năng để phục vụ công việc sau khi ra trường.
Một nguyên nhân nữa là cử nhân ra trường không căn cứ vào năng lực để chọn học ngành phù hợp. Hay có thể do trong quá trình học tập thì không chuyên tâm để khi ra trường không có đủ năng lực, và phẩm chất để làm việc. Hay nói cách khác là người học chọn học những ngành mà nhu cầu nhân lực đã bão hòa, cùng với chọn những trường có chất lượng đào tạo thấp dẫn tới ra trường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
2. Một số hình thức thất nghiệp trá hình:
Nói về các hình thức điển hình của hình thức này thì vào năm 1936, nhà kinh tế Joan Robinson đã tạo ra cụm từ “thất nghiệp trá hình” để diễn tả trường hợp một công nhân không làm công việc tương xứng với khả năng. Có thể hiểu nôm na là một xí nghiệp có 100 công nhân và nhận đặt hàng thường xuyên mỗi tháng 1.000 sản phẩm; nhưng có một khoảng thời gian, xí nghiệp chỉ nhận được đơn hàng 700 sản phẩm.
Theo đó nên trường hợp nếu mọt doanh nghiệp nào đó vẫn giữ nguyên 1.000 công nhân thì sẽ có 300 công nhân thất nghiệp ở dạng trá hình là do các nguyên nhân trong cách làm việc. Khái niệm của Joan Robinson sau đó được sử dụng trong kinh tế nông nghiệp để mô tả trường hợp những nông dân bị dôi dư, tức có nhiều người cùng làm một công việc ít ỏi.
Trong cả hai trường hợp nói trên, ta thấy có thể rút đi một số nhân công mà vẫn không làm sụt giảm tổng sản lượng. Hiện nay, hiện tượng thất nghiệp trá hình cũng đang diễn ra phổ biến trong các cơ quan nhà nước. Ở nhiều cơ quan, nếu giảm đi một số người thì công việc vẫn được đảm bảo hoặc khi khuyết đi một số vị trí (không kể trường hợp đột xuất) thì những người còn lại vẫn có thể choàng gánh để làm tốt phần việc của những người vắng mặt.
Thất nghiệp trá hình gây ra nhiều hệ quả xấu và chính bởi nó xuất phát từ hành đọng không làm hết sức mình trong công việc. Nó làm tăng quỹ lương của cơ quan, dẫn tới tình trang chung đó là gây lãng phí cho đơn vị sử dụng lao động và cho chính người lao động, không tạo ra động lực làm việc tốt trong toàn cơ quan, phá vỡ bầu không khí làm việc và sự đoàn kết trong đơn vị. Đáng buồn là tình trạng thất nghiệp trá hình ở các cơ quan nhà nước diễn ra nhiều hơn so với ở các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến cho hiệu quả giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước không cao, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
Có ý kiến cho rằng, làm trong các cơ quan nhà nước thì ít phải cạnh tranh, ít phải phấn đấu, nỗ lực, ít bị mất việc, ít lương như đôi khi lại có nhiều bổng lộc. Mà bổng lộc có khi lại còn vượt xa cả đồng lương chính thức nên ai cũng cố chen chân vào các cơ quan nhà nước.
Để hạn chế thất nghiệp trá hình, các cơ quan cần phải tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu công việc. Cơ quan có nhu cầu ở vị trí, bộ phận nào thì tuyển ở bộ phận đó, không nên “tạm tuyển” vì “quan hệ” để lấp chỗ nhưng thực tế không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Cũng cần có sự phân công công việc rõ ràng, hợp lý giữa những người lao động để tất cả cùng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, tránh cảnh người thì không có việc làm trong khi người khác lại quá nhiều việc.
Mặt khác, để tinh giản đội ngũ nhân sự, các cơ quan cần mạnh dạn loại bỏ những lao động không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đồng thời xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý, khoa học dựa trên sự đóng góp và mức phấn đấu của từng lao động, thay vì cào bằng để lấy tiếng là cả đơn vị đều làm tốt.
3. Thực tế tình trạng thiếu việc làm:
Hậu quả của thất nghiệp trá hình là tinh trạng thiếu việc làm có những trường hợp là những người làm việc bán thời gian nhưng muốn và có đủ kĩ năng để làm việc toàn thời gian. Tình trạng này cũng bao gồm những người chấp nhận công việc thấp hơn hẳn các kĩ năng của họ và trong những trường hợp này, thất nghiệp trá hình bao gồm những người đang làm việc nhưng không tận dụng hết khả năng của họ.
Ví dụ, một người có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh chấp nhận làm ở vị trí thu ngân toàn thời gian vì không thể tìm được việc trong lĩnh vực của mình có thể bị coi là thiếu việc làm, vì anh ta đang làm việc thấp hơn nhiều so với kĩ năng của mình.
Ngoài ra, một người làm việc bán thời gian trong lĩnh vực của mình nhưng muốn làm việc toàn thời gian cũng có thể đủ điều kiện coi là thiếu việc làm.
Bệnh tật và khuyết tật
Một dạng thất nghiệp trá hình khác là nhóm những người bị bệnh hoặc bị coi là khuyết tật một phần. Dù có thể đang không làm việc, nhưng họ có khả năng làm việc hiệu quả trong nền kinh tế.
Đôi khi, hình thức thất nghiệp trá hình này chỉ là tạm thời trong trường hợp bị bệnh và được phân loại khi người đó nhận được hỗ trợ khuyết tật. Điều này có nghĩa là người này thường không được tính vào số liệu thống kê thất nghiệp cho một quốc gia.
Không có nhu cầu tìm việc làm
Thông thường, khi một người ngừng tìm kiếm việc làm, bất kể lí do là gì, anh ta không còn bị coi là thất nghiệp khi tính toán các con số thất nghiệp. Nhiều quốc gia yêu cầu một người phải tích cực tìm kiếm việc làm để được tính là thất nghiệp.
Nếu một người từ bỏ tìm kiếm việc làm, dù trong ngắn hạn hay dài hạn, anh ta sẽ không còn được tính là thất nghiệp cho đến khi tiếp tục cố gắng tìm kiếm việc làm. Điều này có thể được tính là thiếu việc làm khi người đó muốn tìm việc nhưng có lẽ đã dừng lại do gặp thất vọng trong thời gian dài.