Kế hoạch là một từ ngữ mà chúng ta thường hay sử dụng trong đời sống rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng định nghĩa được từ này cũng như có những bước để lên kế hoạch một cách hiệu quả. Từ đó đã gây ra những sai lầm và dẫn đến những sai sót, thất bại trong nhiều lĩnh vực đời sống. Vậy thất bại của kế hoạch hóa là gì? Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng.
Mục lục bài viết
1. Thất bại của kế hoạch hóa là gì?
Khái niệm thất bại của kế hoạch hóa:
Thất bại của kế hoạch hóa được hiểu cơ bản chính là tồn tại khoảng cách rất xa giữa những lợi ích về kinh tế – xã hội đặt ra trong các bản kế hoạch với những kết quả thực tiễn trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Thất bại của kế hoạch hóa trong tiếng Anh là gì?
Thất bại của kế hoạch hóa trong tiếng Anh tạm dịch là: Failure of planning.
Nguyên nhân của thất bại của kế hoạch hóa:
Nguyên nhân của sự thất bại của kế hoạch hóa này được tổng kết là xuất phát từ những hạn chế trong tiến trình lập kế hoạch phát triển, cùng với đó sẽ có liên quan đến năng lực quản trị, ý thức chính trị và việc triển khai quá trình thực hiện. Cụ thể được phân tích trên các khía cạnh sau đây:
– Những tham vọng quá cao của bản kế hoạch:
Nhà nước ta trong quá trình thực hiện chức năng định hướng phát triển đã đưa ra những bản kế hoạch thông thường sẽ quá tham vọng.
Những tham vọng quá cao này có thể do năng lực lập kế hoạch của các chủ thể là những nhà kế hoạch, nhưng cũng có thể do ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo. Kết quả là có quá nhiều mục tiêu đặt ra để thực hiện trong cùng một lúc và các chỉ tiêu đặt ra lại quá cao.
– Những nhiễu loạn bất ngờ trong điều kiện nền kinh tế mở:
Trong điều kiện kinh tế mở, nền kinh tế của một quốc gia thực chất thì sẽ phụ thuộc rất đáng kể vào những biến số ở bên ngoài như:
Những thay đổi trong giá hàng hóa quốc tế, mậu dịch biến động, những chính sách kinh tế nội địa của các chủ thể là những khách hàng của các nước khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia, các dòng tài chính, lao động và các yếu tố nguồn lực khác từ các nước khác chuyển sang không đều.
Điều này xảy đến cũng đã đã gây áp lực cho các quốc gia lập kế hoạch trong việc dự đoán thậm chí kể cả trong ngắn hạn chứ chưa nói đến đặt kế hoạch dài hạn trước những sự không chắc chắn và không rõ ràng như vậy.
– Sự thiếu hụt và kém tin cậy của hệ thống thông tin:
Sự chính xác của các bản kế hoạch thực chất thì cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào chất lượng và độ tin cậy của hệ thống số liệu thống kê mà kế hoạch dựa vào. Khi các số liệu này thiếu và không chính xác hoặc đơn giản là không có khả năng thống kê thì chất lượng và độ chính xác của các bản kế hoạch định hướng toàn diện bị giảm đi rất nhiều.
– Những yếu kém về thể chế:
Chúng ta chắc hẳn đã nói nhiều đến những yếu kém về thể chế, nhất là đối với các nước đang phát triển trong việc thực thi các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch.
– Thất bại do thiếu ý chí chính trị:
Bản kế hoạch không thực hiện được có thể do sự thiếu ủng hộ đầy đủ của nhà nước, chính phủ.
Kinh nghiệm trong đổi mới kế hoạch hóa ở các nước và ở Việt Nam cũng đã cho thấy, ở đâu mà ban lãnh đạo chính trị của đất nước hay địa phương coi phát triển là mối quan tâm chủ yếu nhất, các chủ thể cũng có thể sẽ làm cho nhân dân cũng quan tâm thông qua việc sử dụng đúng đắn các kích thích kinh tế và là cơ sở cho sự thành công của các bản kế hoạch.
Chúng ta cũng có thể nói thêm rằng, một ý chí chính trị đối với phát triển như vậy từ phía các chủ thể là những nhà lãnh đạo chính trị đòi hỏi một khả năng khá cao của các chủ thể này và để có một tầm nhìn dài hạn và để nhằm mục đích từ đó nâng cao lợi ích xã hội của quốc gia lên trên lợi ích cục bộ của nhóm người hoặc cá nhân.
2. Tìm hiểu về việc lập kế hoạch:
Ta hiểu về việc lập kế hoạch như sau:
Kế hoạch được hiểu có bản chính là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để nhằm mục đích từ đó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
Lập kế hoạch thực chất chính là chức năng rất quan trọng đối với mỗi chủ thể là nhà quản lý bởi vì việc lập kế hoạch sẽ gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và phương trình hành động trong tương lai. Kế hoạch, điều trách thức lớn với đa số các chủ thể là những nhà quản lý, đặc biệt đối với các doanh nghiệp.
Kế hoạch trên thực tế sẽ có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn; công khai minh bạch hoặc bí mật. Kế hoạch chính thức được phổ biến và nó cũng được áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ cụ thể như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi hoặc trong tiến hành kinh doanh khác.
Vai trò của kế hoạch:
– Việc các chủ thể xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng hoặc không khả thi nhưng khi thực hiện một công việc nếu các chủ thể không có kế hoạch gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu chuẩn là thuốc đo kết quả do với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù sai vẫn rất cần thiết. Việc viết một bản kế hoạch là bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế.
– Khi các chủ thể lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng hướng đến. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện kế hoạch của cá nhân.
– Một kế hoạch cụ thể, rõ ràng và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp bản thân chiến thắng bênh trì hoãn để nhằm mục đích giúp các chủ thể có thể từ đó đạt được sự thành công.
Ta nhận thấy, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch cũng là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch là xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.
3. Tầm quan trọng của kế hoạch hóa:
+ Kế hoạch hóa luôn được hiểu là một điều cần thiết nhằm mục đích để từ đó có thể ứng phó với những yếu tố bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp.
+ Kế hoạch hóa xảy đến cũng sẽ làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽ không xảy ra khác đi. Mặc dù thực tế ít khi chúng ta có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu chúng ta không có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thác may rùi, trong việc thiết lập môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ, không có gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết được mục đích và mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện, và những đường lối chỉ dẫn để tuân theo trong khi thực hiện các công việc.
+ Những yếu tố bất định và hay thay đổi khiến cho công tác kế hoạch hóa trở thành tất yếu. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa, tính bất định càng lớn. Ví dụ, trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn hàng đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay đổi, thiên tai đến bất ngờ… Nếu không có kế hoạch cũng như dự tính trước các giải pháp giải quyết những tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng phó được với những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn là cần thiết, bởi lẽ kế hoạch hóa là tìm ra nhũng giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề ra.
+ Kế hoạch hóa cũng sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, bởi vì kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Nếu muốn nỗ lực của tập thể có hiệu quả, mọi người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.
+ Kế hoạch hóa cũng sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì thực chấtkế hoạch hóa quan tâm đến mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch hóa, các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp, gây ra những rối loạn và tốn kém không cần thiết.
+ Kế hoạch hóa hiện nay cũng có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng.