Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều những biến đổi có thể xảy ra, trong kinh doanh chúng ta thành công hay thất bại còn phải tùy thuộc vào mỗi chúng ta. Có rất nhiều dạng và nguyên nhân của sự thất bại, trong đó điển hình như " Thất bại của kế hoạch hóa". Vậy thất bại của kế hoạch hóa là gì? Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng?
Mục lục bài viết
1. Thất bại của kế hoạch hóa là gì?
Thất bại của kế hoạch hóa trong tiếng Anh tạm dịch là: Failure of planning.
Chắc hẳn thuật ngữ chỉ sự thất bại của kế hoạch hóa là thuật ngữ đã được nhắc tới khá nhiều nhưng nó lại rất khó hiểu đây là tồn tại khoảng cách rất xa giữa những lợi ích về kinh tế – xã hội đặt ra trong các bản kế hoạch với những kết quả thực tiễn trong quá trình thực hiện kế hoạch.
2. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng:
Nguyên nhân của sự thất bại này được tổng kết là xuất phát từ những hạn chế trong tiến trình lập kế hoạch phát triển, mặt khác, có liên quan đến năng lực quản trị, ý thức chính trị và việc triển khai quá trình thực hiện. Cụ thể được phân tích trên các khía cạnh sau đây:
Chấp nhận rủi ro hợp lý và bước ra khỏi vùng an toàn của bạn:
Chấp nhận rủi ro kinh doanh hợp lý không phải là cờ bạc một cách mù quáng mà không xem xét hậu quả. Hãy suy nghĩ cẩn thận, cân nhắc các lựa chọn và kiểm tra chúng.
Ví dụ: giả sử bạn muốn thử một chiến lược tiếp thị mới có chi phí cao hơn 20% so với chiến dịch thông thường của bạn. Hãy thử nghiệm nó trước, bằng cách thực hiện một cuộc chạy mẫu với một khoản đầu tư nhỏ hơn. Nếu thành công, hãy đổ thêm tiền vào chiến lược mới này.
Đừng chấp nhận rủi ro khi cảm xúc của bạn đang ở mức cao. Hãy khách quan và thảo luận về kế hoạch của bạn với đồng nghiệp, bạn bè hoặc gia đình. Vào cuối ngày, bạn sẽ phải chấp nhận những rủi ro hợp lý và bước ra khỏi vùng an toàn với công việc kinh doanh của mình. Nhưng trước khi làm, hãy tận dụng tối đa trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm của bạn.
– Những tham vọng quá cao của bản kế hoạch
Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng định hướng phát triển đã đưa ra những bản kế hoạch thường quá tham vọng.
Điều này có thể do năng lực lập kế hoạch của các nhà kế hoạch, nhưng cũng có thể do ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo. Kết quả là có quá nhiều mục tiêu đặt ra để thực hiện trong cùng một lúc và các chỉ tiêu đặt ra lại quá cao.
– Những nhiễu loạn bất ngờ trong điều kiện nền kinh tế mở
Trong điều kiện kinh tế mở, nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất đáng kể vào những biến số ở bên ngoài như:
Những thay đổi trong giá hàng hóa quốc tế, mậu dịch biến động, những chính sách kinh tế nội địa của khách hàng của các nước khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia, các dòng tài chính, lao động và các yếu tố nguồn lực khác từ các nước khác chuyển sang không đều.
Điều này đã gây áp lực cho các quốc gia lập kế hoạch trong việc dự đoán thậm chí kể cả trong ngắn hạn chứ chưa nói đến đặt kế hoạch dài hạn trước những sự không chắc chắn và không rõ ràng như vậy.
– Sự thiếu hụt và kém tin cậy của hệ thống thông tin
Sự chính xác của các bản kế hoạch phụ thuộc nhiều vào chất lượng và độ tin cậy của hệ thống số liệu thống kê mà kế hoạch dựa vào. Khi các số liệu này thiếu và không chính xác hoặc đơn giản là không có khả năng thống kê thì chất lượng và độ chính xác của các bản kế hoạch định hướng toàn diện bị giảm đi rất nhiều.
– Những yếu kém về thể chế
Người ta đã nói nhiều đến những yếu kém về thể chế, nhất là đối với các nước đang phát triển trong việc thực thi các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch.
– Thất bại do thiếu “ý chí chính trị”
Bản kế hoạch không thực hiện được có thể do sự thiếu ủng hộ đầy đủ của nhà nước, chính phủ.
Kinh nghiệm trong đổi mới kế hoạch hóa ở các nước và ở Việt Nam cho thấy, ở đâu mà ban lãnh đạo chính trị của đất nước hay địa phương coi phát triển là mối quan tâm chủ yếu nhất, họ có thể sẽ làm cho nhân dân cũng quan tâm thông qua việc sử dụng đúng đắn các kích thích kinh tế và là cơ sở cho sự thành công của các bản kế hoạch.
Cũng có thể nói thêm rằng, một ý chí chính trị đối với phát triển như vậy từ phía các nhà lãnh đạo chính trị đòi hỏi một khả năng khá cao của họ để có một tầm nhìn dài hạn và để nâng cao lợi ích xã hội của quốc gia lên trên lợi ích cục bộ của nhóm người hoặc cá nhân.
3. Tại sao chúng ta lại gặp thất bại?
Như đã đề cập ở trên, việc xảy ra thất bại là điều bất kỳ ai cũng không ai mong muốn, thế nhưng cũng không thể tránh khỏi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn thất bại như là:
Không có mục tiêu, khát vọng rõ ràng Trong cuộc sống, mục tiêu luôn là yếu tố rất quan trọng, là động lực để chúng ta cố gắng, hành động tiến về phía trước. Bạn hãy tưởng tượng nếu như không đặt ra mục tiêu thì cuộc sống của mình sẽ như thế nào? Liệu bạn có biết bản thân sẽ rẽ theo bước ngoặt nào hay không? Thất bại vì không có mục tiêu, khát vọng rõ ràng Theo đó, việc các bạn trẻ không có mục tiêu là điều rất nguy hiểm và cũng chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến những thất bại. Sự thất bại ở đây chưa hẳn là phải làm việc, phải hành động mà đôi khi nó xuất phát ngay từ trong suy nghĩ. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì bản thân các bạn sẽ bị tụt lùi, lạc hậu trong cuộc sống ngày càng phát triển.
Thiếu niềm tin vào bản thân Khi thực hiện bất kỳ công việc, hành động nào đó, các bạn cần phải có niềm tin vào chính mình. Đây được xem là sức mạnh lớn lao, giúp các bạn có thể hiện thực hóa ước mơ của mình. Như vậy, nếu như bạn làm mà có cảm giác sợ sệt, thiếu niềm tin, lúc nào cũng có cảm giác lo lắng thì chắc chắn sẽ không đạt được hiệu quả, thậm chí là không dám hành động đến cùng. Và tất nhiên đó chính là biểu hiện dẫn đến sự thất bại trong cuộc sống.
Thất bại vì chính nỗi sợ thất bại Thất bại vì chính nỗi sợ thất bại Nghe qua thì có vẻ đây là điều vô lý vì không có ai mong muốn bị thất bại cả. Tuy nhiên, việc không muốn sẽ khác với sợ thất bại. Hầu hết những người thất bại khi bắt đầu một công việc, nghĩ đến một vấn đề nào đó đều xuất hiện những nỗi sợ, những suy nghĩ là có thể mình sẽ không làm được. Đây thực chất là suy nghĩ của những người thích sự an toàn, họ muốn cuộc sống yên bình, không có đột phá, luôn mang tâm lý sợ sệt, không dám thực hiện.
Thiếu ý chí, kiên trì, lòng quyết tâm Để đạt được thành công không phải là điều đơn giản, dễ dàng mà sẽ có không ít thử thách, thậm chí là thất bại nhiều lần. Do đó, nếu mới chỉ bắt đầu gặp chút khó khăn mà nản chí, không quyết tâm thì chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại. Đa số những người đã và đang thành đạt đều đã có những giai đoạn khó khăn, vấp ngã, sai lầm lớn trong cuộc đời. Tuy nhiên, họ có lòng quyết tâm, có ý chí để phấn đấu, vươn lên, luôn kiên trì đến cùng và kết quả đạt được chính là “trái ngọt”.
Thiếu tinh thần học hỏi để hoàn thiện bản thân Thiếu tinh thần học hỏi để hoàn thiện bản thân Con người chúng ta sẽ không có ai là hoàn hảo 100%. Bất kỳ ai cũng sẽ có những thiếu sót và cần phải có quá trình học hỏi, trau dồi. Do đó, nếu bạn cứ mãi đứng im 1 chỗ, không chủ động tìm tòi, không có tinh thần học tập thì sẽ mãi đứng ở vị trí đó, không có kinh nghiệm, kỹ năng và bản thân sẽ mãi thiếu sót. Đây là một trong những nguyên nhân lớn khiến không ít người bị thất bại bởi xã hội ngày càng phát triển, nếu các bạn không chạy đua thì sẽ mãi ở phía sau.
Thực tế, điều này sẽ chỉ đúng với những người đã trưởng thành, tự biết đúc kết những bài học, kinh nghiệm sau thất bại để cố gắng làm lại và đạt được thành công. Ngược lại, với những ai cứ chìm đắm trong khó khăn, vấp ngã, luôn bi quan, tiêu cực thì chắc chắn thất bại sẽ mãi là thất bại. Vậy cụ thể, thất bại mang đến những giá trị như thế nào?
Theo đó chúng ta cần nắm bắt được những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại cũng như giá trị của chúng sẽ chính là điều quan trọng giúp các bạn nhanh chóng vượt qua được khó khăn này. Đứng trước những vấp ngã trong cuộc sống, các bạn hãy thật bình tĩnh, cho mình 1 khoảng thời gian để đánh giá và đưa ra phương pháp phù hợp.