Theo Giáo hội công giáo thì sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ là không thể phân ly. Vậy tháo gỡ hôn nhân Công Giáo được hiểu thế nào? Ly hôn trong Công giáo được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Ly hôn trong công giáo:
Hôn nhân Công giáo hay còn được gọi là bí tích hôn phối được hiểu là sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua sự điều chỉnh của giáo quyền. Theo quan điểm tôn giáo thì sự tác hợp trong hôn nhân Công giáo là duy nhất và vĩnh viễn trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Trước khi kết hôn với người Công giáo thì cả hai bên nam và nữ đều phải trải qua quá trình học giáo lý hôn nhân.
Giáo hội Công giáo công nhận hôn nhân là hợp pháp thì việc cử hành bí tích hôn nhân phải được thực hiện một cách chính thức trước mặt công đoàn giáo. Linh mục là người cử hành bí tích này để tạo nên một giao ước vĩnh cửu giữa người nam và người nữ với nhau. Một trong hai điều đặc biệt của hôn nhân trong công giáo đó là phải kể đến bất khả phân ly có nghĩa là không thể ly dị.
Trên thực tế nếu gặp phải những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống hôn nhân thì cá nhân có thể lựa chọn giải pháp tốt nhất đó là hòa giải với nhau. Công đoàn tín hữu sẽ được mời gọi để hỗ trợ cặp vợ chồng trong hoàn cảnh này kết nối lại sợi dây liên kết hôn nhân không thể tháo gỡ được. Theo quan niệm của công giáo thì sẽ không chấp nhận việc ly hôn giữa hai vợ chồng.
2. Tháo gỡ hôn nhân Công giáo?
Như đã biết, chung thủy suốt đời với người phối ngẫu là một trong những đặc điểm nổi bật của hôn nhân Công giáo, điều này còn có ý nghĩa nhất định đối với xã hội ngày nay khi mà ly dị thường được coi là giải pháp cho các cá nhân gặp phải khó khăn, thất bại trong đời sống hôn nhân.
Trong những trường hợp không thể tiếp tục duy trì mối quan hệ nữa thì những người đạo công giáo vẫn có quyền được ly hôn theo quy định của pháp luật. Theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì những người theo đạo công giáo vẫn có thể ly hôn theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai vợ chồng nếu hai người này thuận tình ly hôn và đã có đầy đủ căn cứ để được tòa án chấp nhận yêu cầu. Đối với trường hợp ly hôn thuận tình cả hai vợ chồng phải thực sự tự nguyện ly hôn không có sự ép buộc và tự thỏa thuận được vấn đề con cái, chia tài sản.
Người công giáo để giải quyết vấn đề ly hôn trên thực tế thì cần phải thực hiện thủ tục tháo gỡ hôn nhân Công giáo: Khi hai cá nhân là vợ chồng không thể tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân thì phải thực hiện việc xin Tòa án giáo phận giải gỡ hôn phối. Cá nhân thực hiện được thủ tục này thì mới được Toà Công giáo tuyên bố là tự do. Khi muốn để đơn lên Tòa án hôn nhân để được tòa án công bố hôn nhân là vô hiệu thì cá nhân cần biết và thực hiện những việc cơ bản nêu dưới đây:
Bước 1: Cá nhân đệ đơn tại nơi Tòa án có thẩm quyền để giải quyết:
– Để hoàn tất thủ tục tháo gỡ hôn nhân thì phải xác định được tòa án giáo phận có thẩm quyền giải quyết:
+ Tòa án giáo phận nơi người vợ hay chồng của bạn đang thường trú, hoặc nơi đã cử hành hôn phối;
+ Trong một số trường hợp có thể lựa chọn tòa án giáo phận nơi có nhiều người thân có thể về hôn nhân của bạn; Để chắc chắn việc tiếp nhận đơn tại tòa án được diễn ra nhanh chóng thì nên hỏi thăm cha sở để biết rõ thông tin hơn vì không phải ở giáo phận nào cũng thiết lập được tòa án riêng cho giáo phận của mình.
– Trách nhiệm trình bày rõ lý do tiêu hôn đưa ra, thông thường là lý do chính đáng làm cho cuộc hôn nhân vô hiệu, mà không thành sự ví dụ như bị ép buộc, lừa gạt, hoặc một trong hai bên có hành vi ngoại tình, bị nhà chồng xua đuổi, đối xử không tốt,..
Bước 2: Hồ sơ cần chuẩn bị
Tòa án hôn phối sẽ quy định chung về hồ sơ gồm 4 mẫu dưới đây:
+ Cá nhân cần chuẩn bị đơn xin công bố hôn nhân vô hiệu được thực hiện theo mẫu sẵn và Tòa án hôn phối đã quy định:
+ Trình bày về quá trình sinh sống sau khi đã kết hôn được thể hiện qua bản tường trình hôn phối;
+ Ngoài ra cần cung cấp thêm những chứng nhận về rửa tội hoặc hôn phối giữa các bên;
+ Các bên đã tiến hành ly dị tại tòa án dân sự theo quy định của pháp luật thì có thể chuẩn bị thêm chứng từ bản sao định hoặc bản án giải quyết ly hôn..
Giấy tờ này sẽ được chuẩn bị thành hai bộ, được lưu giữ trong bộ phong bì dán kín gửi đến địa chỉ văn phòng tư pháp của Tòa Giám mục nơi có thẩm quyền giải quyết.
Một số lưu ý:
+ Trong đơn xin công bố hôn nhân vô hiệu thì nội dung trong đơn phải được thể hiện rõ về số điện thoại, email của bị đơn- tức là người vợ hay người chồng của bạn. Trường hợp không thể cung cấp được thông tin số điện thoại, địa chỉ của bên bị đơn thì phải làm một bản tường trình riêng trình bày rõ lý do chính đáng thì mới được chấp nhận thụ lý vụ án;
+ Đối với nội dung được ghi nhận trong bản tường trình thì phải tóm tắt một số sự kiện và chứng cứ hoặc những hoàn cảnh sự kiện đã xảy ra từ lúc hai người quen nhau cho đến nay. Thể hiện rõ được nguyên nhân các sự kiện làm cho hôn nhân bị vô hiệu.
+ Đối với chứng thư bí tích rửa tội và hôn phối thì Tòa án cũng có thể nhận bản sao của trang ghi vợ chồng trong sổ gia đình công giáo. Mục đích của việc cung cấp chứng thư bí tích giữa tội và hôn phối để Tòa án sẽ gửi giấy báo về cho tra sở tại thực hiệ thủ tục rửa tội và hôn phối để ghi vào sổ
Bước 3: Tiến hành nộp đơn
Cá nhân có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hay gửi qua đường bưu điện, một số trường hợp có thể ủy quyền cho một người khác để nộp. Sau khi tiếp nhận hồ sơ nếu tòa án nhận thấy hồ sơ còn thiếu sót sai lạc thì sẽ có thông báo sửa chữa bổ túc.
Đáng lưu ý khi tiến hành nộp đơn cá nhân nên ghi rõ số điện thoại để Toà án dễ dàng liên lạc.
Bước 4: Thông báo chấp nhận đơn và hỏi ý kiến bị đơn Tòa án sau khi tiếp nhận đơn từ bên nguyên đơn thì phải thông báo cho bên Mỹ lương biết về sự việc này và cũng phải thông báo cả lý do tiêu hôn mà bạn đưa ra. Bị đơn có thể nêu lên ý kiến chống lại và đưa ra lý do tiêu hôn khác nữa nếu có nhu cầu.
Theo quy định, thời hạn bị đơn để được đưa ra ý kiến là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Bước 5: Tòa thu thập chứng cứ
Sau khi tòa án thông báo trước nhận đơn và đã tiếp nhận ý kiến của mị đơn thì sẽ tiến hành thẩm vấn hay điều tra thêm giữa bị đơn và các nhân chứng để xác định thông tin và tính xác thực chứng cứ thu thập được;
Bước 6: Tiến hành nghị án và thông báo kết quả
Sau khi đã thu thập đầy đủ chứng cứ tòa án sẽ thu nhận thêm ý kiến của linh mục bảo vệ cho dây hôn phối và của lời biện hộ các bên.
Các bên sẽ được thông báo kết quả và được quyền kháng nghị trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận được thông báo.
Bước 7: Thi hành trên thực tế
3. Người công giáo có được tái kết hôn sau khi tháo gỡ hôn nhân công giáo:
Đức Ki tô đã dạy: ” Hôn nhân thành nhân và hoàn hợp không thể được tháo gỡ do bất cứ quyền bính nhân loại nào và vì bất cứ lý do nào trừ lý do tử vong” (GL c. 1141). Trên thực tế, có những trường hợp của hôn nhân không đạt được đúng như mục đích ban đầu, bề ngoài xem ra thành sự nhưng trong thực tế có những lý do sâu xa nào đó mà bề trong hay bề ngoài làm cho giao ước hôn nhân không thành sự;
Để giải quyết vấn đề này thì Giáo hội thông qua các hình thức của Tòa án hôn phối sẽ tiến hành tô tuyên bố sự bất thành hiệu của cuộc hôn nhân đó mà người ta gọi bằng ” tiêu hôn”. Khi thực hiện thủ tục này giáo hội chỉ đơn giản tuyên bố của hôn nhân này là bất thành. Đã có đầy đủ căn cứ tuyên bố sự bất thành của một cuộc hôn nhân giáo hội phải trải qua rất nhiều các bước khác nhau để kiểm chứng chứng cứ bất thành của cuộc hôn phối. Những bằng chứng của đương sự cũng như các nhân chứng sẽ có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau để chứng minh yêu cầu này là và lời nói là đúng sự thật. Còn trong trường hợp nếu cuộc điều tra đã được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và Tòa án giáo hội đã đưa ra quyết định ban bố thì người được tiêu hôn đã tự do không còn vướng mắc gì trong cuộc hôn nhân trước hoàn toàn có quyền kết hôn với một cá nhân khác;
Như vậy, cá nhân vẫn có thể được tiến hành lễ cưới trong nhà thờ tùy theo hoàn cảnh nhất định. Còn trong trường hợp sống chung với một người khác như vợ chồng thì sẽ tiến hành hợp thức hóa hôn phối thông qua kết hôn ngoài thánh lễ gọi là phép giao.