Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Văn hóa tâm linh

Thánh mẫu Thiên Y A Na là ai? Truyền thuyết Bà Chúa Ngọc?

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Tục thờ Thiên Y A Na của người Việt  là một hiện tượng văn hóa mang tính điển hình, phổ biến và tạo nên một sắc thái văn hóa riêng Dưới đây là bài viết về Thánh mẫu Thiên Y A Na là ai? Truyền thuyết Bà Chúa Ngọc?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thánh mẫu Thiên Y A Na là ai?
      • 2 2. Truyền thuyết Bà Chúa Ngọc:
        • 2.1 2.1 Truyền thuyết của người Việt về Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc):
        • 2.2 2.2 Truyền thuyết của người Chăm về Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc):
      • 3 3. Nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na ở Nha Trang:
      • 4 4. Lễ hội Thánh mẫu Thiên Y A Na ở Khánh Hòa:
      • 5 5. Thông tin về Tháp Chàm Ponagar:



      1. Thánh mẫu Thiên Y A Na là ai?

      Thánh Mẫu Thiên Y A Na là một trong những vị thánh mẫu được tôn kính trong Đạo Phật, đặc biệt là trong Phật giáo Việt Nam. Thánh Mẫu Thiên YA Na được coi là một vị thánh mẫu tốt lành, giúp đỡ con người trong các vấn đề sức khỏe, tình yêu và gia đình. Các chi tiết về Thánh Mẫu Thiên Y A Na cũng có thể khác nhau tùy theo vùng địa lý và truyền thống.

      2. Truyền thuyết Bà Chúa Ngọc:

      2.1 Truyền thuyết của người Việt về Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc):

      Ngày xưa, tại Đại An gần cù lao Huân Khánh Hòa có cặp vợ chồng già không có con. Ông bà sống bên cạnh vách núi, làm nghề trồng dưa. Năm ấy, dưa bị hái trộm nhưng chỉ có một quả dưa lớn đẹp kẻ trộm không mang đi, nhưng  khi bưng lên quả dưa lại bị nẫu.

      Thấy sự lạ, ông bà bèn để ý rình thì thấy bỗng đâu cô gái độ mười ba mười bốn tuổi hiện ra đi nhìn ngắm từng quả dưa rồi sau đó chọn được quả ưng ý nhất rồi tung quả dưa lên từ tay bên này sang bên kia, và ngắm nghía mãi không biết chán…Từ chỗ nấp, hai ông bà chạy ra và khi được hỏi chuyện thì cô kể rằng mình là con nhà nghèo không cha mẹ, và cô cũng chẳng nhớ quê mình ở đâu nữa..

      Thấy vậy nên ông bà nhận cô về làm con nuôi. Cô theo họ về nhà và sáng hôm sau họ cùng sửa lễ gia tiên rồi trở thành gia đình. Hai ông bà hết lòng chăm sóc cô, và cô cũng rất mực kính trọng bố mẹ

      Một hôm trời đổ cơn mưa lớn, khiến mọi người không ai đi làm được cả bố mẹ cô vô cùng lo lắng còn cô nô đùa xếp đá thành một hòn núi giả rồi lấy cành lá ắm vào xung quanh khiến ông bà nghĩ rằng con cái không hiểu được lòng bố mẹ nên la mắng. Nào ngờ, cô gái thấy tủi thân, cô lại lén ra khỏi nhà, rồi gặp một cây gỗ kỳ nam trôi nổi giữ biển nước cô bèn nhảy lên cây gỗ, và kỳ lạ là cô gái đã nhập thân vào cây gỗ. Cây gỗ dập dềnh theo sóng biển, trôi lên tận phương Bắc…

      Ông bà bố mẹ nuôi cô gái sau khi để ý mới không thấy cô gái đâu, họ cho là con gái xảy chân và mất rồi. nên làm lễ cúng cho con.

      Còn cây gỗ kỳ nam trôi lên phương Bắc được dân địa phương mang thừng chão ra cùng kéo lên bờ, nhưng không nhúc nhích. Cũng từ đấy tiếng đồn về cây gỗ kỳ lạ đã lan ra khắp cả vùng.

      Hoàng tử ở phương Bắc bấy giờ nghe chuyện cây gỗ kỳ lạ, chàng kéo thử và bất ngờ, cây gỗ cũng lập tức chuyển động, rồi tiến vào bờ. Xong xuôi, Hoàng tử cho quân lính đem cây gỗ về Kinh đô.

      Khi về đến Kinh đô mọi nơi nghe tiếng, nao nức tìm đến xem. Từ đó Hoàng thấy trong thân gỗ bước ra một người con gái. Sau vài lần Hoàng tử đã bắt gặp được nàng và hoàng tử sánh duyên cùng cô gái.

      Ba năm sau, họ  có được một gái và một trai. Tuy nhiên Hoàng tử là kẻ bạc tình vậy nên nhân khi Hoàng tử bỏ đi chơi nàng tìm thấy cây kỳ nam rồi ba mẹ con cùng nhập vào cây kỳ nam. Cái Cây sau đó tự chuyển động rồi lăn xuống sông. Cây trôi vào lên bờ và ba mẹ con trở về nhà cũ nhưng cha mẹ đã mất. Ba mẹ con cùng làm ăn sinh sống với người dân, từ đó vùng cù lao Huân luôn ấm no, trù phú. Và đến một hôm, trước sự chứng kiến của mọi người, ba mẹ con cùng bay lên trời…

      Ba mẹ con về trời, nhưng vẫn thường hiển linh gần vùng cửa Đại An, cù lao Yến, vùng cù lao Huân. Vì vậy dân đi biển, vẫn thường thắp hương cầu xin sự che chở, mà từ đó tôn xưng là bà chúa Ngọc.

      2.2 Truyền thuyết của người Chăm về Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Bà Chúa Ngọc):

      Theo truyền thuyết của người Chăm, Nữ thần Poh Nagar (tên Tiếng Việt là Mẫu Thiên Y A Na) do bọt nước biển cùng ánh mây trời sinh ra ở ngoài biển khơi. Một hôm nọ, nước biển dâng cao đưa Mẫu Thiên Y A Na vào bến sông Yjatran ở Kauthara ( tức là Cù Huân). Khi trời đột nhiên có sấm và gió hương nổi dậy là dấu hiệu cho muôn loài biết giáng thế. Lúc này nước trên thượng nguồn dồn lại thành sông chảy xuống đón chào bà, và núi cũng nghiêng mình thấp xuống để đón Bà.

      Khi Bà bước lên bờ, thì cây hạ thấp xuống để tỏ lòng thần phục, còn chim muông  đến chầu hai bên đường, và đến cả hoa cỏ cũng hết mình rực rỡ hơn điểm hương cho mỗi bước chân của Bà. Rồi Mẫu Thiên Y A Na (Poh Nagar) dùng phép tạo ra cung điện, hóa ra trầm hương và lúa bắp…

      Nơi hậu cung của Bà, có tận 97 ông và trong số đó, ông Pô Yan Amo là uy quyền nhất. Bà sinh được 38 người con gái và sau đều thành thần, trong số có 3 người được truyền nhiều quyền phép nhất là :

      Nữ thần Xứ Trầm hương tức là thần nữ Pô Nagar Galâu.
      Nữ thần vùng Phan Rang tức là thần nữ Pô Tdara Nai Anaith.
      Nữ thần vùng Phan Thiết tức là thần nữ Pô Bia Tikuk.

      3. Nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na ở Nha Trang:

      Tháp Chàm Ponagar cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía Bắc. Nó nằm trên đồi Cù Lao, một ngọn đồi cao 10 mét cạnh sông Cái. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây vô cùng tươi đẹp với sự hài hòa của sông núi mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Tháp Bà Pô Nagar ở thành phố Nha Trang, một trung tâm thờ tự quan trọng nhất của người Việt ở Khánh Hòa, là quần thể đền tháp thờ nữ thần Mẹ xứ sở Pô Inư Nưgar của người Chăm xưa. Nhưng từ giữa thế kỷ XVII đến nay, đã được Việt hóa và trở thành nơi thờ tự Thiên Y A Na thánh Mẫu. Ponagar Nha Trang là quần thể di tích Chăm Pa có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 13. Vào thời điểm đó, Vương quốc Champa đang phát triển mạnh mẽ và Ấn Độ giáo vẫn được tôn thờ tại đây. Theo tiếng của người Chăm, từ “Ponagar” trong tên điểm du lịch có nghĩa là “mẹ xứ sở”. Ngoài tên gọi dân gian, Tháp Bà Ponagar còn được gọi là tháp Yang Po Inư Nagar hay Yang Po Ana Gar vì được xây dựng để thờ Nữ hoàng Po Ina Nagar. Theo tín ngưỡng của người Chăm, Bà là nữ thần sáng tạo, từ trong mây và bọt biển đi ra ban cho mùa màng bội thu, cuộc sống yên bình.

      Thiên Y A Na được thờ riêng trong các miếu và am. Dạng thức này chiếm số lượng nhiều trong hệ thống di tích thờ Thiên Y A Na của người Việt ở Khánh Hòa. Nhưng điển hình nhất cho nghệ thuật kiến trúc, cách bài trí, nghi lễ và lễ hội Thiên Y A Na là di tích Am Chúa ở xã Diên Điền, huyện Diên Khánh.

      Theo đó, quần thể đền tháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm và chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật của nền văn hóa Chăm. Năm 1979, Tháp Bà Ponagar được xếp hạng di tích quốc gia tọa lạc tại Nha Trang.

      4. Lễ hội Thánh mẫu Thiên Y A Na ở Khánh Hòa:

      Hằng năm, người Việt ở Khánh Hòa thường tổ chức các nghi lễ, lễ hội nhằm tưởng nhớ đến ngày sinh, ngày hóa của Thiên Y A Na một cách trang trọng và thành kính. Lễ hội Thiên Y A Na được người Việt tổ chức trong nhiều làng quê vào mùa xuân và mùa thu. Được tổ chức với quy mô lớn và quan trọng hơn cả là lễ hội Am Chúa (ngày mùng Một tháng Ba) và lễ hội tháp Bà Nha Trang (ngày 20 – 23 tháng Ba, Âm lịch) hằng năm. Lễ hội là sợi dây kết nối cộng đồng người Việt với người Chăm và các tộc người khác ở nhiều vùng miền về tham dự. Họ đến với lễ hội với niềm vui, cùng nhiều lễ vật chay, mặn dâng lên Thiên Y A Na.

      Phần nghi lễ chính, các sinh hoạt văn hóa dân gian trong lễ hội chủ yếu là của người Việt, đó là: lễ mộc dục, lễ tế, lễ rước bài vị, lễ khai diên, lễ tôn vương theo nghi thức tế đình làng của người Việt. Cùng với đó là những điệu múa dâng bông, múa lân, múa quạt, với những bản nhạc nền như Chúc tửu, Tá xay thượng, Kim tiền Huế, Dâng hoa.

      5. Thông tin về Tháp Chàm Ponagar:

      Địa chỉ: 61 Đường Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa

      Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00

      Giá vé: 21.000 VND/người/lượt

      Để có chuyến du lịch Tháp Chàm Ponagar Nha Trang thuận lợi nhất, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

      Về cách di chuyển: Tháp Bà Ponagar nằm khá gần trung tâm thành phố nên bạn có thể lựa chọn di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy, xe khách,…

      Về thời tiết: Mùa khô ở Nha Trang từ tháng 1 đến tháng 9 rất thuận lợi cho việc tham quan, chụp ảnh.

      Về trang phục: Bà Ponagar là một điểm du lịch văn hóa, kiến ​​trúc. Không có yêu cầu cụ thể về trang phục, tuy nhiên bạn nên chọn trang phục lịch sự để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với sự tôn nghiêm của địa điểm.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Luận giải Phật giáo về nguyên nhân xung đột, tranh chấp
      • Tháo gỡ hôn nhân Công Giáo? Ly hôn trong Công giáo?
      • Tứ đại Thiên vương là ai? Tứ đại Thiên vương trong đạo Phật?
      • Lịch Công giáo 2023 và cách xem lịch Phụng vụ Công giáo
      • Những lời cầu nguyện xin cho gia đình được tràn đầy phúc lành
      • Lời cầu nguyện và hướng dẫn cầu nguyện khi nhận công tác
      • Làm sao để biết được linh hồn nào đã được lên thiên đàng?
      • Giáo tỉnh là gì? Giáo miền là gì? Giáo phận là gì? Giáo họ là gì?
      • Chúa Thánh Linh là ai? Điều bạn cần biết về Đức Thánh Linh?
      • Giáo lý Công giáo căn bản song ngữ Anh – Việt chuẩn nhất
      • Ông Chín Thượng Ngàn là ai? Sự tích Ông Chín Thượng Ngàn?
      • Đền Hùng ở đâu? Kinh nghiệm tham gia lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết