Đi đôi với hiện trạng xã hội phát triển, tham quan du lịch cũng ngày càng trở nên phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà cả các nước phát triển trên toàn thế giới, dần trở thành ngành mũi nhọn góp phần lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Vậy tham quan du lịch là gì?
Mục lục bài viết
1. Tham quan du lịch là gì?
Đầu tiên, cần hiểu du lịch là tập hợp các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của cá nhân hoặc tập thể đến những nơi không thuộc nơi họ cư trú thường xuyên nhằm mục đích giải trí, vui chơi, tham quan, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.
Theo đó thì tham quan du lịch là hoạt động di chuyển của con người từ nơi ở thường nhật của họ đến một nơi khác trong khoảng thời gian tối thiểu là hai mươi bốn giờ đến tối đa là sáu tháng với mục đích chủ yếu là dành thời gian thư giãn, tận hưởng trải nghiệm ý nghĩa và mới mẻ ở vùng đất mới. Ngoài ra, tham quan du lịch thường bao gồm những hoạt động của chuyến du lịch, được lên kế hoạch và tiến hành nhằm đáp ứng các nhu cầu như tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu của du khách.
Tham quan du lịch thường được tập trung phát triển tại những vùng có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh,… của một đất nước. Trong các chuyến tham quan du lịch chuyên nghiệp thường được tổ chức, dẫn dắt, hướng dẫn bởi những người hướng dẫn viên có kiến thức, nghiệp vụ và chuyên môn. Thông qua sự chia sẻ trình bày trực tiếp, những người này giúp khách du lịch có cái nhìn tổng quan, rút ngắn thời gian tìm hiểu kiến thức, truyền tải ý nghĩa của danh lam thắng cảnh đó.
2. Đối tượng tham quan du lịch:
Đối tượng tham quan du lịch là những tài nguyên, khoáng sản du lịch tự nhiên và nhân văn được khai thác nhằm phục vụ cho việc tham quan du lịch của du khách. Đối tượng tham quan khác nhau tùy vào các địa điểm du lịch, trung tâm du lịch khác nhau. Theo đó, một số đối tượng tham quan du lịch chủ yếu như:
- Nơi có cảnh quan thiên nhiên ấn tượng, độc đáo hoặc kì vĩ như sông suối, núi rừng, biển cả, hang động,…
- Vùng đất có các di tích lịch sử văn hóa như chùa tháp, lăng tẩm, đền đài, các nét phong cách kiến trúc truyền thống mang giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, bảo tàng, các địa danh nổi tiếng từ thời kỳ chiến tranh hùng vĩ,…
- Những làng nghề thủ công truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, nơi có cảnh quan nhân tạo với các xí nghiệp hay nhà máy nổi tiếng gắn liền với các địa danh,…
- Những lễ hội truyền thống và đương đại, các chương trình văn hóa truyền thống độc đáo, các trò chơi dân gian được lưu truyền nhằm kết nối cộng đồng,…
Ngoài ra, tùy vào nhu cầu và mục đích của mỗi chuyến đi khác nhau tồn tại những hình thức di chuyển, phương tiện tham quan hay số lượng khách, thời gian di chuyển khác nhau. Từ những yếu tố đó chương trình tham quan du lịch sẽ được thiết kế để phù hợp với nhu cầu và mục đích của du khách. Ví dụ như một chuyến tham quan du lịch nghỉ dưỡng của một tập thể cần phải kiểm soát dựa trên những nhóm nhỏ, lịch trình cụ thể gồm điểm đến, thời gian xuất phát, những hoạt động có trong chuyến đi cần được phổ biến cho tất cả mọi người.
3. Các loại hình tham quan du lịch:
Tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói riêng, tham quan du lịch ngày các phát triển và đa dạng về các loại hình tổ chức. Có thể nói các loại hình tham quan du lịch hiện nay được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích, đối tượng tham quan và nhu cầu của khách hàng sẽ quyết định đến loại hình tham quan du lịch. Thông thường tồn tại ba loại hình tham quan du lịch chính, cụ thể:
- Phân loại dựa trên lãnh thổ
Du lịch nội địa: là loại hình tham quan du lịch tại các địa điểm thuộc phạm vi đất nước mà khách du lịch đang thường trú.
Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà du khách di chuyển ra ngoài đất nước đang sinh sống để tham quan, khám phá.
- Phân loại dựa trên mục đích chuyến đi
Mục đích chuyến tham quan du lịch là tên gọi chung của kế hoạch tổng thể, kế hoạch tiên quyết mà khách hàng mong muốn trải nghiệm. Đó có thể là chủ đề du lịch, nội dung tham quan, những hoạt động mong muốn có trong suốt quá trình tham quan. Trên thực tế, loại hình tham quan này chiếm ưu thế vượt trội và khách tham quan du lịch cũng có thành phần cơ cấu rộng mở hơn. Cụ thể hơn, mục đích chuyến đi giúp phân loại:
Loại hình tham quan du lịch văn hóa, lịch sử: Loại hình này phù hợp với những người có niềm yêu thích khám phá các địa điểm du lịch mang giá trị văn hóa lịch sử nhiều vùng đất trong và ngoài nước, muốn được tham quan các địa điểm di tích lịch sử nổi tiếng và lâu đời, được thử những món ăn truyền thống ở địa phương và tiếp thu những phong tục tập quán ở nơi đó. Kết hợp với việc tham quan là nhu cầu khám phá những điểm đến mang nét văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và văn hóa tâm linh.
Loại hình tham quan du lịch sinh thái: Đây là một loại hình tham quan theo trào lưu mới, nơi mà mọi người có thể tạm quên đi cuộc sống hiện đại ngột ngạt và áp lực để trở về với thiên nhiên, dành thời gian để lắng nghe bản thân và tìm thấy yên bình trong cuộc sống. Ngoài ra, loại hình này còn được gọi là du lịch xanh, phù hợp với những du khách yêu thích sự mạo hiểm, thích khám phá những địa điểm thiên nhiên mới mẻ và tôi luyện bản lĩnh, đương đầu với những thử thách bất ngờ.
Loại hình tham quan du lịch thể thao: Loại hình du lịch này kết hợp trải nghiệm các bộ môn thể thao như bơi lội, lặn biển hoặc đơn giản là đi xem những trận đấu bóng đá, bóng chuyển chuyên nghiệp.
- Phân loại dựa vào thành phần khách du lịch
Tùy vào độ tuổi, nghề nghiệp, hay tổ chức cũng là tiêu chí để các công ty du lịch đề xuất những chương trình tham quan du lịch hợp lý. Bởi nếu thành phần khách du lịch gồm những độ tuổi khác nhau thì không thể tổ chức loại hình tham quan du lịch mạo hiểm được mà phải có kế hoạch mang tính gắn kết như teambuilding hoặc nghỉ dưỡng. Loại hình này được khai thác phù hợp sẽ giúp du khách tận hưởng chuyến đi, gắn kết mọi người với nhau và giúp khám phá được những điều mới lạ, đảm bảo sự tận tâm chu đáo và nhiệt tình của đơn vị tổ chức.
- Phân loại dựa vào phương tiện di chuyển khi tham quan du lịch
Phương tiện di chuyển khi tham quan du lịch vô cùng đa dạng tùy vào kế hoạch chương trình du lịch, vị trí địa lý, thời gian, mục đích và nhu cầu của du khách. Để phù hợp với chuyến đi, du khách có thể sử dụng những phương tiện đi lại như xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay,…
4. Điểm tham quan du lịch:
Sự đa dạng và phong phú của các điểm đến tham quan du lịch (Tiếng Anh là Tourist Attraction) đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của ngành du lịch kể từ năm 1945. Điểm đến du lịch được định nghĩa là một loạt những địa điểm bao gồm lục địa, quốc gia, tiểu bang, làng mạc, các khu nghỉ dưỡng được xây dựng nhằm thu hút khách du lịch đến lưu trú tạm thời. Hơn nữa, mỗi điểm lại có phong tục tập quán, văn hóa, hàng hóa, con người và sự kiện có đặc điểm riêng trong bối cảnh cụ thể làm du khách tò mò và muốn đến tìm hiểu và khám phá.
Điểm tham quan du lịch cơ bản thúc đẩy phát triển du lịch bao gồm các điểm nhân tạo và các điểm tự nhiên.
Các điểm đến mang nét đẹp tự nhiên
Những điểm tham quan tự nhiên bao gồm môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên gồm động vật hoang dã, điểm quan sát, công viên quốc gia và các hiện tượng tự nhiên nổi bật. Ngoài ra, đó còn là các khu bảo tồn, khu vực được bảo vệ vì môi trường, văn hóa hoặc các giá trị tương tự. Một số điểm tham quan du lịch thiên nhiên đã và đang được bảo vệ bởi luật pháp của mỗi quốc gia hoặc quy định được áp dụng bởi một tổ chức quốc tế.
Mỗi địa phương có những điểm tham quan tự nhiên có sự khác biệt về mức độ bảo vệ do luật pháp của mỗi quốc gia hay quy định áp dụng được bởi một tổ chức quốc tế là khác nhau.
Các loại hình điểm tham quan du lịch thiên nhiên thường được tận dụng để thu hút khách du lịch như: Núi đồi; Đồng bằng; Sa mạc; Hồ; Sông; Rừng; Khu bảo tồn; Nước ngầm; Đảo; Hiện tượng hang động; Hiện tượng địa chất Vùng ven biển hoặc Môi trường biển,… Ví dụ tại Việt Nam có những danh lam thắng cảnh tự nhiên được hình thành lâu đời, rất thu hút thị hiếu của khách du lịch trong nức và cả nước ngoài như Hang động Sơn Đòong (Quảng Bình), khu rừng U Minh (Cà Mau), quần đảo hoang sơ Cù Lao Chàm (Quảng Nam),…
Các điểm đến mang tính nhân tạo, biểu thị văn hóa
Những điểm đến này sử dụng các yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, tín ngưỡng, di tích lịch sử, lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật hay các sản phẩm văn hóa nổi bật để thu hút du khách. Các điểm mang tính nhân tạo, biểu thị văn hóa thường được phân loại thành các điểm tham quan du lịch lịch sử và dân tộc học.
- Lịch sử: Những điểm du lịch gắn liền với các sự kiện quá khứ có đóng góp lớn cho sự thay đổi và phát triển của mỗi vùng miền, mỗi quốc. Chúng được thể hiện trong các tác phẩm , những công trình kiến trúc, các khu khảo cổ, bảo tàng, các ngôi làng cũ và các bộ sưu tập tư nhân. Ví dụ: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhà bảo tàng Nam Bộ, Di tích lịch sử Hải Vân Quan, danh thắng Ngũ Hành Sơn,…
- Dân tộc học: Đó là các điểm tham quan du lịch nêu bật những điểm truyền thống và phong tục tập quán của động đồng tại nơi du lịch, thể hiện được cả những nền văn hóa vật thể và phi vật thể, ngoài ra còn có những điểm du lịch mang văn hóa tâm linh, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và ứng dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị tinh thần đặc biệt. Thường có sự góp mặt của các nhóm dân tộc thiểu số và các khu định cư của họ, kiến trúc bản địa, các sự kiện tôn giáo, âm nhạc và điệu múa, thủ công, hội chợ và chợ, thức ăn và đồ uống. Ví dụ: Nhã nhạc Cung đình Huế, làng quan họ Bắc Ninh,…