Thâm hụt tài khoản vãng lai là một thuật ngữ về kinh tế; thể hiện tình hình chi phí hoạt động xuất nhập khẩu. Chính vì vậy đối với đại đa số những người không chuyên về lĩnh vực kinh tế sẽ không thể biết và hiểu thuật ngữ này là gì. Cùng bài viết tìm hiểu thâm hụt tài khoản vãng lai là gì? Đặc điểm và ví dụ cụ thể?
Mục lục bài viết
1. Thâm hụt tài khoản vãng lai là gì?
Thâm hụt (deficit) được hiểu là tình trạng mà trong đó các khoản chi vượt quá mức nguồn thu trong một khoảng thời gian nhất định hoặc tổng các khoản nợ lớn hơn các khoản có vào thời điểm lập bảng tổng kết tài sản.
Tài khoản vãng lai là tài khoản được ngân hàng mở cho các tổ chức và cá nhân nhằm mục đích thực hiện các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Khi mở tài khoản vãng lai, khách hàng không cần xác định kỳ hạn mở tài khoản. Điều này có nghĩa là người mở tài khoản có quyền rút tiền trên tài khoản bất cứ lúc nào có nhu cầu giao dịch phát sinh.
Thâm hụt tài khoản vãng lai là phép đo thương mại của một quốc gia mà tại quốc gia đó giá trị của hàng hóa hay dịch vụ nhập khẩu nhiều hơn và vượt quá giá trị của hàng hóa hay dịch vụ xuất khẩu.
Tài khoản vãng lai bao gồm: thu nhập ròng, chẳng hạn như cổ tức của chủ sở hữu cổ phiếu nhận được hay các khoản tiền chuyển giao, hỗ trợ, chẳng hạn như viện trợ từ chính phủ nước ngoài, mặc dù các thành phần này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng tài khoản vãng lai.
Tài khoản vãng lai giống như tài khoản vốn là một phần của cán cân thanh toán của một quốc gia, giữ vai trò đại diện cho các giao dịch nước ngoài của một quốc gia.
Thâm hụt tài khoản vãng lai trong tiếng Anh là Current Account Deficit.
2. Đặc điểm của Thâm hụt tài khoản vãng lai:
Dựa vào khái niệm về thâm hụt tài khoản vãng lai được phân tích ở phân trên. Thâm hụt tài khoản vãng lai có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, thâm hụt tài khoản vãng lai là thước đo thương mại của một quốc gia nơi hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu. Trong thị trường kinh tế quốc dân các vấn đề kinh tế luôn có sự vận động và biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau trong đó có các hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Đặc biệt là trong chiến lược, chính sách phát triển hiện nay của Việt Nam đang từng bước theo con đường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới thì hàng hóa Việt Nam đã được khách hàng quốc tế biết đến và ưu tiên lựa chọn đối với một số mặt hàng tiền đề cho sự xuất hiện mở rộng hàng hóa, dịch vụ Việt Nam trên thị trường tiêu thụ của nhiều quốc gia; đồng thời trên thị trường Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều mặt hàng quốc tế như về ẩm thực, thời trang,.. qua các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu với các quốc gia khác.
Khi có sự thay đổi trong cơ cấu và quy mô thị trường kinh tế từ các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu sẽ khiến cho các thông số, số liệu về sự tăng giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và làm thế nào ta có thể biết tình hình kinh tế ra sao? Thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ giữ vai trò là phép đo của quốc gia đó dựa vào quá trình xem xét, đánh giá các giá trị giữa thu nhập được từ hoạt động xuất khẩu và chi phí phải bỏ ra cho các hoạt động xuất khẩu và các khoản chi vượt quá mức nguồn thu tư thu nhập ròng và lợi tức nhận được của người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp.
Quốc gia là đối tượng của thâm hụt tài khoản vãng lai là những quốc gia có giá trị thu được từ hoạt động nhập thấp hơn chi phí sử dụng trong hoạt động xuất khẩu những quốc gia không có biểu hiện này thì không xuất hiện thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thứ hai, thâm hụt tài khoản vãng lai thể hiện sự bất cân xứng giữa các khoản thu và chi trong xuất khẩu và nhập khẩu.
Thâm hụt tài khoản vãng lai có liên quan đến những hoạt động mang tính chất thương mại quốc tế trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau; tuy nhiên các hoạt động thương mại quốc tế luôn có sự thay đổi thất thường tại các quốc gia một mặt do nhu cầu của người tiêu dùng trong quốc gia đó giảm đi hoặc tăng lên; mặt khác là do các chính sách của nhà nước trong việc tiếp nhận các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài. Một quốc gia có thể áp dụng các biện pháp nhằm khuyến khích hàng nội địa bằng cách tăng giá trị xuất khẩu của đất nước mình so với giá trị nhập khẩu như tạo ra các hàng rào thuế quan hoặc hạn ngạch hay có thể tập trung các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, như công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu để cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty trong nước.
Quốc gia cũng có thể sử dụng các chính sách liên quan đến tiền tệ để cải thiện giá trị tiền tệ trong nước so với các loại tiền tệ ngoài nước thông qua việc bán phá giá, điều này giúp giảm chi phí xuất khẩu của quốc gia.
Nhìn chung, thâm hụt tài khoản vãng lai dùng để nói đến tình hình một quốc gia đang chi tiêu vượt quá khả năng của bản thân quốc gia đó có thể đáp ứng; nhưng thâm hụt tài khoản vãng lai không phải là điều bất lợi. Nếu một quốc gia sử dụng nợ nước ngoài để tài trợ cho các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn lãi suất của khoản nợ, quốc gia đó có thể duy trì khả năng thanh toán trong khi vẫn thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, nếu một quốc gia không có khả năng chi trả các khoản nợ hiện tại đối với dòng doanh thu nhận được trong tương lai, thì quốc gia đó có thể mất khả năng thanh toán.
Thứ ba, thâm hụt tài khoản vãng lai trong các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Thâm hụt tài khoản vãng lai đại diện cho doanh thu ròng âm ở nước ngoài. Các quốc gia phát triển, như Mỹ, thường có thâm hụt tài khoản vãng lai, trong khi các nền kinh tế mới nổi thường có thặng dư tài khoản vãng lai. Các nước nghèo có xu hướng có các khoản nợ tài khoản vãng lai.
3. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai:
Có nhiều nguyên nhân có thể tác động tạo ra tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai. Ta có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản như:
Tiếp cận trên khía cạnh thương mại quốc tế:
– Cơ cấu xuất nhập khẩu của một quốc gia
– Công nghiệp hỗ trợ yếu kém dẫn đến hoạt động xuất khẩu tốn nhiều chi phí bỏ ra mà kết quả thu lại thì không được bao nhiêu dẫn đến tình trạng nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu.
– Chính sách thương mại của nhà nước chưa hợp lý, văn bản quy phạm điều chỉnh có số lượng lớn những khi áp dụng cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thì không hiệu quả.
Tiếp cận trên khía cạnh cân đối vĩ mô của nền kinh tế:
– Đầu tư tăng cao
– Mức tiết kiệm thấp.
4. Các biện pháp giảm thiểu thâm hụt tài khoản vãng lai:
4.1. Các biện pháp ngắn hạn:
Thứ nhất, Biện pháp Giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng: Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: tăng lãi suất, thắt chặt tín dụng; Xem xét và tính toán đến tỷ lệ bảo hộ để có chính sách thuế hợp lý; Sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách thương mại, các biện pháp thuế quan trong giới hạn cam kết MFN và các biện pháp phi thuế quan như sử dụng các hàng rào kỹ thuật và hạn ngạch nhập khẩu;….
Thứ hai, Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công; Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công (áp dụng trên cơ sở thận trọng); Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Thứ ba, Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn: Đẩy mạnh thu hút dòng vốn nước ngoài, đặc biệt là FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện tốc độ giải ngân thực hiện các dự án đã cấp phép; Tạo thuận lợi thu hút kiều hối Ngoài những biện pháp này thì Việt Nam còn có thể ổn định được tâm lý nhà đầu tư và tìm kiếm các dòng vốn trong ngắn hạn thông qua các định chế tài chính và các khối kinh tế, như vậy thì cần phải;….
Thứ tư, Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái: Tiếp tục thắt chặt tiền tệ; Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn.
4.2. Các biện pháp dài hạn:
Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước để thúc đẩy xuất khẩu.
Tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN. Cải thiện chỉ số ICOR.
Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chính sách (DEPOCEN)
Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn
5. Ví dụ thực tế về Thâm hụt tài khoản vãng lai:
Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai đã xuất hiện qua các chính sách chưa từng có mà các nước triển khai trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát đã giúp ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế. Những biện pháp phản ứng khẩn cấp, như những thay đổi lớn về du lịch, tiêu dùng và thương mại, đang khiến thế giới trở nên mất cân bằng hơn về kinh tế. Điều này được thể hiện trong cán cân tài khoản vãng lai – số liệu phản ánh giao dịch hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu.
Theo các báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cán cân tài khoản vãng lai toàn cầu, được tính bằng tổng giá trị tuyệt đối của thâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai của tất cả các quốc gia trên thế giới, đã tăng từ mức 2,8% GDP của thế giới trong năm 2019 lên 3,2% GDP năm 2020; tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Tỷ lệ này lẽ ra đã giảm nếu đại dịch không bùng phát.