Thẩm định tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân. Nội dung cần lưu ý về thẩm định tín dụng ngắn hạn?
Mục lục bài viết
1. Thẩm định tín dụng ngắn hạn là gì?
1.1. Khái niệm:
Do đặc điểm luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp tại thời điểm nào đó làm cho doanh nghiệp thiếu vốn lưu động cần thiết phải bổ sung. Lý do thiếu vốn lưu động là dòng tiền đi vào nhưng đi ra không khớp về thời gian và quy mô. Do vậy, vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp (chủ yếu đáp ứng nhu cầu tồn kho và khoản phải thu).
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng để bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân.
Tín dụng ngắn hạn gắn liền với chu kỳ ngân quỹ và nhu cầu vốn thời vụ của doanh nghiệp, trên thực tế nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuất phát từ độ lệch trong quá trình lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp, tức là có sự lệch pha tạo ra từ sự ăn khớp về thời gian và quy mô của các dòng tiền vào ra.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu tài sản lưu động thời vụ chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu, doanh nghiệp cũng tìm đến các khoản tín dụng ngắn hạn. Các khoản vay ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều quá trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nén thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Thẩm định tín dụng ngắn hạn là việc phân tích và xem xét toàn diện đề nghị vay vốn ngắn hạn của khách hàng nhằm đánh giá ý muốn và khả năng trả nợ của khách hàng làm cơ sở ra quyết định cho vay.
1.2. Mục đích của thẩm định tín dụng ngắn hạn:
– Xem xét tính hiệu quả và khả thi của phương án làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
– Thẩm định tín dụng nhằm hạn chế rủi ro cho vay.
– Qua việc thẩm định, ngân hàng có thể tư vấn và giúp khách hàng đánh giá lại hiệu quả và xác suất rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh.
– Thẩm định tốt góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng.
– Trên cơ sở phân tích, xem xét các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, cán bộ tín dụng có thể thương lương số tiền cho vay, thời hạn vay phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí cho vay cho doanh nghiệp.
– Công tác thẩm định tín dụng còn góp phần hạn chế tiêu cực, chỉ những khoản vay nào đảm bảo được tiêu chí của các nội dung thẩm định thì mới được xét duyệt cho vay.
2. Nội dung cần lưu ý về thẩm định tín dụng ngắn hạn:
2.1. Yêu cầu của công tác thẩm định:
Để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn, yêu cầu khi thực hiện thẩm định cần đảm bảo hai tiêu chí toàn diện và chính xác. Công tác thẩm định cần tiến hành trên tất cả các bước và phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cần thẩm định. Các nội dung thẩm định phải được đặt trong mối quan hệ lẫn nhau. Hơn nữa, mọi ý kiến đánh giá kết luận phải xuất phát trên cơ sở pháp lý và khoa học, vì vậy, cán bộ tín dụng phải:
– Nắm vững các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, ngành, địa phương trong từng thời kỳ và các quy chế quản lý kinh tế.
– Nắm bắt, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, các mối quan hệ làm ăn cảu doanh nghiệp.
– Cập nhật thi thập thông tin về tình hình kinh tế- xã hội có liên quan đến việc thực hiện phương án kinh doanh nghiệp vay vốn.
– Nghiên cứu, thẩm tra một cách chính xác thực trạng của đơn vị vay vốn, có sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, đưa ra các nhân xét, kiến nghị chính xác.
2.2. Quy trình thẩm định:
Quy trình thẩm định tín dụng thực chất là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng có thể thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng.
Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung
Bước 3: Thẩm định khả năng thu hội nợ thông qua thông tin có được.
Bước 4: Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay.
2.3. Nội dung thẩm định:
Trong thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn nói riêng, các ngân hàng thường dựa vào các tiêu chuẩn nhất định để đánh giá khách hàng trước khi cho vay. Sau đây là hai cách thầm định mà các ngân hàng thường sử dụng để đánh giá khách hàng.
Thẩm định theo tiêu chuẩn 5C.
– Character: Tính cách của người đi vay .Tiêu chuẩn này thể hiện năng lực, trí tuệ uy tín và đạo đức của người đi vay. Bất cứ một ngân hàng nào nếu muốn ổn định và phát triển đều cần chọn lựa người đi vay (pháp nhân hoặc thể nhân) phải là người có uy tín cao thể hiện qua tính cách của họ trong nhiều khía cạnh.
– Capacity: Năng lực hoặc khả năng (vay và trả nợ) của khách hàng Khả năng đi vay và trả nợ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để cấp tín dụng cho khách hàng. Bất kế người đi vay có nhu cầu vay vốn để làm gì (sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng, mua săm), đều phải chứng minh năng lực của mình trên cả hai mặt, vay nợ và trả no, nêu người đi vay chứng tỏ mình có khả năng vay vốn, đồng thời tạo ra nguồn để trả nọ mới thỏa mãn điều kiện của ngân hàng.
– Capital: Vốn Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của người sản xuất kinh doanh. Nếu người sản xuất kinh doanh có vốn để sản xuất kinh doanh thì nó trở thành một trong những yếu to để ngân hàng tin tưởng vào nhu cầu sử dụng von của đơn vị. Không một nhà sản xuất kinh doanh nào mà chỉ sản xuất kinh doanh dựa vào vốn vay ngân hàng và không một ngân hàng nào lại cấp tin dụng đến 100% nhu cầu vốn của doanh nghiệp ca, vốn của doanh nghiệp và vốn tín dụng phai phối hợp với nhau theo một tỷ lệ hợp lý thì sàn xuất kinh doanh mới có hiệu quả cao hơn.
– Collateral: Tài sản cầm cố, tài sản thế chấp Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp, sẽ gắn chặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay, nếu xảy ra những rúi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ, thì tài sản cầm cố, tài sản thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tất nhiên tài sản thế chấp, tài sản cầm cố phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Trong hoạt động thực tiễn của ngân hàng, thế chấp hay cầm cố tài sản không phải lúc nào cũng được coi là điều kiện bắt buộc phải có. Nhiều ngân hàng cho vay không cần có tài sản thế chấp cầm cổ mà vẫn có hiệu quả.
– Conditions: Diều kiện Nhà ngân hàng khi cho khách hàng vay vốn đều nêu ra những điều kiện nhất định đó là những điều kiện về pháp lý, kinh tế, tài chính mà các quy định trong các văn bản quy phạm da để cập, để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của họ phải tuần thủ pháp luật. Dó cũng là những điều kiện cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng như thời hạn, kì hạn, lãi suất…
Thẩm định theo tiêu chuẩn 5P.
– Purpose: Mục đích. Người đi vay vốn ngân hàng nhất định phải có mục đích sử dụng, nếu mục đích sử dụng vốn vừa hợp pháp, vừa phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của họ thì ngân hàng mới đồng ý cấp tín dụng. Chính vì vậy mà mục đích vay vốn không những cần được thể hiện rõ trong các cam kết của hợp đồng tín dụng mà còn phải được chứng minh cụ thế qua các chứng từ, hóa đơn.
– Payment: Thanh toán. Người đi vay phải chứng tỏ mình có khả năng thanh toán đối với những khoản nợ đến hạn – khả năng thanh toán của người di vay phụ thuộc nguồn thu nhập của họ trong mối quan hệ với các khoản nợ. Nêu khả năng thanh toán đáp ứng được yêu cầu về mặt định lượng, thì các khoản nợ nói chung và nợ ngân hàng nói riêng sẽ được thanh toán đúng hẹn.
– Protection: Bảo vệ (bảo hộ). Một khoản tín dụng được cấp cho khách hàng phải được an toàn cho suốt chu kỳ luân chuyển nếu nó có được một hệ thống “bảo vệ” tốt. Hệ thống bảo vệ này không những nằm ngay trong quá trình luân chuyến sử dụng vốn (hợp pháp, đúng mục đích) mà còn được bảo đảm bằng tài sản thể chấp, tài sản cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tinh an toàn của vốn tin dụng phụ thuộc vào hệ thông bảo vệ đó. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩn “bảo vệ” cho phù hợp với từng khách hàng.
– Policy: Chính sách Chính sách phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc hoạch định chiến lược và sách lược trong nhiều nội dung như đổi mới công nghệ, trang thiết bị, vấn để đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, ổn định phát triển và chiếm lĩnh thị trường, đổi mới mẫu mã chất lượng sản phẩm…Trên một tầm nhìn có căn cứ, có định hướng thì khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mới ổn định và vững chắc.
– Pricing: Định giá Trong cơ chế thị trường, cuộc cạnh tranh về giá cả là cuộc cạnh tranh mãnh liệt, là biểu hiện cao nhất của cạnh tranh – người ta gọi đó là cuộc chiến tranh giá cả, tất nhiên phải nằm trong giới hạn của luật pháp nhưng cạnh tranh về định giá sản rõ ràng mang tính chất quyết định.