Hiện nay với thủ tục trong niêm yết chứng khoán đó là quá trình rất quan trọng để người mua cổ phiếu có thể biết chắc được các loại giá cả và từ đó quyết dịnh đầu tư hợp lý và phù hợp hơn. Vậy thẩm định sơ bộ trong thủ tục niêm yết chứng khoán là gì? Tiến trình thẩm định?
Mục lục bài viết
1. Thẩm định sơ bộ trong thủ tục niêm yết chứng khoán là gì?
Thuật ngữ này là thuật ngữ đã rất phổ biến trên thị trường chứng khoán, niêm yết chứng khoán được hiểu đó là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
Theo đó ta có thể thấy đây là một trong những quá trình Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra. Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc niêm yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán.
Thẩm định sơ bộ trong tiếng Anh được gọi là preliminary appraisal.
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về phương pháp thẩm định sơ bộ đây là việc vạch ra phương hướng cung cấp cho những người mua cổ phiếu chào bán ra công chúng biết trước được tính khả mại của chứng khoán nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức.
Cho dù việc thẩm định này không được thực hiện một cách chính thức nhưng nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng trong việc chấp thuận hay từ chối việc niêm yết. Hầu hết các công ty không đạt tiêu chuẩn bị loại ra ngay khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết chính thức.
2. Tiến trình thẩm định thẩm định sơ bộ trong thủ tục niêm yết chứng khoán:
Trên thực tế ta thấy đối với doanh nghiệp Việt Nam niêm yết chứng khoán ở nước ngoài cần đáp ứng điều kiện niêm yết của thị trường chứng khoán nước ngoài, trong đó quan trọng nhất là yêu cầu về tình hình tài chính, chuẩn mực kế toán áp dụng và công bố thông tin. Bên cạnh đó, luật pháp Việt Nam cần tạo điều kiện để cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam được đăng ký, lưu ký theo quy định của cơ quan quản lý nước ngoài. Đối với trường hợp niêm yết chứng chỉ lưu ký, cổ phiếu cơ sở phải được chuyển giao thuận tiện giữa tài khoản của nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký, quyền lợi của nhà đầu tư chứng chỉ lưu ký, xuất phát từ số cổ phiếu cơ sở phải được đảm bảo.
Hiện nay ta thấy với số cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước niêm yết tại thị trường nước ngoài được đăng ký tại tổ chức đăng ký chứng khoán trong nước nhưng phải được ghi có vào tài khoản của trung tâm lưu ký chứng khoán nước ngoài mở tại hệ thống lưu ký trong nước. Để làm được điều này, trung tâm lưu ký chứng khoán nước ngoài cần phải trực tiếp kết nối với trung tâm lưu ký chứng khoán trong nước hoặc thông qua 1 ngân hàng lưu ký toàn cầu để mở tài khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán trong nước. Trung tâm lưu ký chứng khoán nước ngoài đóng vai trò là người sở hữu đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp trong nước niêm yết tại thị trường nước ngoài. Nhà đầu tư ở nước ngoài được luật pháp trong nước bảo hộ giống như nhà đầu tư trên thị trường trong nước.
Khi thẩm định sơ bộ, Sở giao dịch chứng khoán chú trọng đến các vấn đề
– Công ty niêm yết phải có một nền tảng hoạt động có lãi và trong tương lai phải có khả năng sinh lời tốt
– Công ty xin niêm yết phải có ban lãnh đạo có cơ cấu của một công ty đại chúng
– Tổ chức công bố thông tin thường xuyên
– Các cổ phiếu phải đạt được mức độ thanh khoản nhất định theo thứ bậc do Sở giao dịch chứng khoán qui định
– Công ty niêm yết không được vi phạm đến quyền lợi của công chúng đầu tư đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia như các cổ đông kiểm soát hay công ty mẹ
Tiến trình thẩm định cụ thể như sau:
Tiến trình thẩm định sơ bộ hồ sơ gồm các bước sau:
Bước 1: Sở giao dịch chứng khoán kiểm tra các tài liệu do công ty xin niêm yết nộp
Bước 2: Sở giao dịch chứng khoán đặt các câu hỏi cho công ty xin niêm yết về các tài liệu đã nộp
Bước 3: Công ty xin niêm yết trả lời câu hỏi của Sở giao dịch chứng khoán về các thủ tục từ bước 1 đến bước 3 và lặp đi lặp lại cho đến khi các chi tiết được làm sáng tỏ hoàn toàn
Bước 4: Sở giao dịch chứng khoán tìm hiểu thêm về công ty niêm yết và có thể đến công ty niêm yết để kiểm tra các tài liệu và thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc thẩm định niêm yết chính thức
Bước 5: Nhân viên Sở giao dịch chứng khoán thảo luận về kết quả của việc thẩm tra trong đó có các kết quả khi thực hiện tìm hiểu công ty
Bước 6: Sở giao dịch chứng khoán đưa ra quyết định cuối cùng và thông báo quyết định này cho công ty niêm yết
3. Các loại niêm yết chứng khoán:
1. Niêm yết lần đầu (Intial listing)
Đâu tiên chúng ta phải kể tới việc niêm yết chứng khoán lần đầu là hoạt động để chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng, khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết
Loại niêm yết cũng rất hay sử dụng đó là niêm yết bổ sung đây là hoạt động cụ thể để chấp thuận của sở giao dịch chứng khoán cho một công ty niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu…
3. Thay đổi niêm yết (Change listing)
Với loại niêm yết thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị cổ phiếu được niêm yết của mình.
4. Niêm yết lại (Relisting)
Loại niêm yết này chính là hoạt động của một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị hủy bỏ niêm yết vì các lý do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết.
5. Niêm yết cửa sau (Back door listing)
Loại niêm yết này cụ thể đó thuộc trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sáp nhập, và các hoạt động để liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.
6. Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần (Dual listing & Partial listing)
Cuối cùng chúng tôi để cập tới loại niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài.
Chúng ta có thể hiểu theo cách khác về niêm yết từng phần đấy được biết đến chính là việc niêm yết một phần trong tất cả các chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết. Theo đó ta thấy đối với niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ được niêm yết, còn phần nắm giữ của chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho chính phủ nắm giữ không được niêm yết.
Như chúng ta đã biết với vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế, những thành tựu mà thị trường chứng khoán đã đạt được về huy động vốn trong thời gian vừa qua; đồng thời xác định các vấn đề hạn chế thị trường chứng khoán phát huy vai trò kênh huy động vốn trong nền kinh tế để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển thị trường.
Như vậy chúng ta thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường chứng khoán hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế và chưa phát huy đầy đủ vai trò vốn có của mình. Đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn đóng vai trò chủ đạo và quan trọng trong việc huy động vốn cho cả nền kinh tế, trong đó các ngân hàng và tổ chức tín dụng giữ vị trí then chốt với cán cân huy động vốn giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán đang nghiêng đáng kể về thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường vốn nói chung chưa được nhìn nhận đánh giá đúng vai trò của mình là kênh huy động vốn trung và dài hạn chính và chủ yếu cho phát triển kinh tế, nơi kết nối giữa nhu cầu huy động vốn dài hạn với nhu cầu đầu tư dài hạn, là nơi cung cấp các cơ hội đầu tư khác nhau, cũng là nơi hội nhập quốc tế và thực thi các chính sách phát triển của nhà nước và chính phủ.