Khi nhắc tới tẩy chay chắc hẳn chúng ta đã rất quen thuộc với thuật ngữ này, đây là thuật ngữ để chỉ hành động từ chối tham gia giao dịch thương mại giữa quốc giia này với quốc gia khác, không những trong hàng hóa mà còn rất nhiều các lĩnh vực khác cũng nhắc tới tẩy chay. Vậy tẩy chay kinh tế là gì? Đặc điểm, nguồn gốc và ví dụ thực tiễn?
Mục lục bài viết
1. Tẩy chay kinh tế là gì?
Chúng ta đã nghe rất nhiều tới việc tẩy chay là một hành động tự nguyện về việc sử dụng, mua, hoặc đối phó với một tổ chức, cá nhân, hoặc quốc gia như là một biểu hiện của cuộc biểu tình, thường là vì lý do chính trị và nó có thể là một hình thức của những hoạt động của người tiêu dùng và theo đó tẩy chay có thể hiểu như là một sự đấu tranh bất bạo động.
Tẩy chay trong tiếng Anh là boycott.
Như vậy chúng ta hiểu tẩy chay là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao dịch thương mại đối với một quốc gia hay một công ty nào đó với các động thái này có thể là không biết gì đến, không mua, không dùng, không tham gia, không có quan hệ, để tỏ thái độ phản đối hoặc đối phó với một tổ chức, cá nhân, hoặc quốc gia như là một biểu hiện của cuộc biểu tình, thường là vì lý do chính trị và nó có thể là một hình thức của những hoạt động của người tiêu dùng. Tẩy chay có thể hiểu như là một sự đấu tranh bất bạo động.
2. Đặc điểm của tẩy chay kinh tế:
Người tiêu dùng và một số nhóm quyền lợi đặc biệt đôi khi vẫn thường tẩy chay một số doanh nghiệp nếu họ nhận thấy các doanh nghiệp này gây ảnh hưởng xấu đến thị hiếu tiêu dùng ở địa phương và với các khách hàng cũng thường từ chối ủng hộ các doanh nghiệp nếu cho rằng hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp đó là không phù hợp. Tẩy chay và các hình thức phản đối giao dịch thương mại khác của người dân sẽ dẫn đến doanh số bán hàng giảm, còn các chi phí liên quan đến hoạt động quan hệ cộng đồng sẽ tăng lên do doanh nghiệp phải tăng cường cải thiện hình ảnh của công ty trong dân chúng.
Ví dụ cụ thể như:
Trường hợp của hai đại diện cho các doanh nghiệp của Disneyland Paris và McDonald’s, với hai công ty này với một số nguyên nhân nên đã bị người dân Pháp tẩy chay mạnh mẽ do người Pháp vốn đã phản đối các chính sách nông nghiệp và toàn cầu hóa của Mỹ và họ coi hoạt động kinh doanh của hai công ty này trên đất Pháp như là một giọt nước tràn li cũng giống như rất nhiều người dân Mỹ đã từ chối các sản phẩm của Pháp sau khi Pháp quyết định không ủng hộ Mỹ trong cuộc xâm lược Iraq do Mỹ chủ trương vào đầu những năm 2000.
3. Nguồn gốc và ví dụ thực tiễn về tẩy chay kinh tế:
Nếu xét về nguồn gốc chúng ta hiểu sở dĩ từ boycott có nguồn gốc thú vị là vì đây vốn là tên của một cá nhân, sau đó vì sức ảnh hưởng có phần tiêu cực của ông mà dần về sau, boycott được đi vào từ điển và được sử dụng như một động từ trong tiếng Anh với ý nghĩa tẩy chay với việc đưa tên riêng của một cá nhân vào từ điển vốn không còn quá xa lạ, lấy ví dụ cách đây ít lâu chúng ta từng có Zlatan trong tiếng Thuỵ Điển mang hàm ý là sự thành công nhờ tài năng cá nhân – vốn là tên của cầu thủ Zlatan Ibrahimovic.
Thật như vậy ta có thể thấy từ boycott mà ngày nay người vẫn hay sử dụng được lấy từ tên của một đại uý người Anh có tên Charles Boycott và ông vốn là quân nhân đã nghỉ hưu sống vào những năm 1800s và ông là người quản lý một khu vực đất đai rộng lớn của Lord Erne Lord Erne có nghĩa là chủ vùng Erne, tên thật của ông là John Crichton ở quận Mayo, Ireland. Vào năm 1880, mùa màng thất thu và ảnh hưởng lớn đến những người tá điền, nông dân đang thuê đất của Lord Erne. Thế là người đàn ông này đã ra lệnh giảm 10% tiền thuê đất cho những người tá điền và ông ta nghĩ đây là một mức giảm vô cùng hợp lý và chúng ta cần lưu ý là ở thời này, toàn bộ đất ở Ireland là tài sản sở hữu của chỉ 2% dân số và những chủ đất này sẽ cho thuê lại đất để người khác làm việc trên đó theo các hợp đồng trung bình 1 năm.
Nhưng những người tá điền và nông dân nơi đây cho rằng 10% là chẳng đáng gì so với những thâm hụt mà họ phải chịu do mùa màng, họ đồng loạt yêu cầu giảm tiền thuê đất lên tới 25% Lord Erne dĩ nhiên không chấp nhận yêu cầu này, ông ta từ chối và yêu cầu Charles Boycott hãy đuổi những ai không đóng tiền thuê đúng hạn Boycott gửi yêu cầu trục xuất đồng thời mời cảnh sát đến để làm việc với những người không hợp tác, thậm chí là dù phải dùng đến bạo lực cũng phải tống cổ những người dân nổi loạn ra khỏi đồn điền mà họ thuê trên đất do ông quản lý.
Và như những gì đã được bày ra, những người nông dân bất bình kia đã thực hiện kế sách của Parnell một cách vô cùng chặt chẽ. Họ kêu gọi nhau ngừng buôn bán, làm việc hay bất cứ thứ gì có lên quan đến Charles Boycott. Công nhân của Boycott cũng dần đình công và không nghe theo những sai bảo của ông nữa. Charles Boycott dần thấy mình bắt đầu bị cô lập trong cộng đồng nơi đây. Bản thân tình hình kinh tế của ông cũng dần lao đao khi giờ đây, không còn một ai thu hoạch cây trồng thuê cho ông, và cũng không ai mua chúng. Boycott quyết định chi một số tiền lớn cho một đội cảnh sát tới để hỗ trợ ông và những người công nhân mới trong vấn đề này, dĩ nhiên mọi thứ vẫn diễn ra 100% bất bạo động. Song, ông ta nhận ra rằng số tiền ông bỏ ra để nhờ cảnh sát còn nhiều hơn những gì mà ông thu lại được. Boycotting Boycott trở thành một cụm từ chơi chữ hay, mang ý nghĩa tẩy chay ông Boycott.
Sau khi bị toàn bộ người dân trong khu vực tẩy chay, ông này đã phải bỏ hết nhà cửa để di chuyển đến một nơi khác để ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên phong trào này nhanh chóng lan nhanh, ở nơi ông mới chuyển đến, các cơ sở kinh doanh và các hàng quán từ chối cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho ông. Đi đến đâu ông cũng bị ném ánh mắt căm ghét vào mình. Ông không thể mua thức ăn, không thể thuê mướn các phương tiện di chuyển, không thể giao thương và không thể làm gì khác. Sau đó ông phải đổi tên thành Charles Cunningham và di chuyển liên tục để người ta dần quên mất quá khứ của ông ta.
Dưới sự thành công của sự kiện trên, phương án tẩy chay dần trở thành một “chuẩn mực” trong đấu tranh bất bạo động. Nhiều sự kiện tẩy chay đã diễn ra từ đó đến nay, và vào năm 1880, từ boycott chính thức xuất hiện trong từ điển tiền thân của Oxford, đó là từ điển New English Dictionary on Historical Principles.
Trong tiếng Anh, tẩy chay được biết đến với từ “boycott”, từ này cũng như toàn bộ ý nghĩa của nó ra đời trong thời kỳ “chiến tranh đất đai” tại Anh vào nữa sau thế kỷ XIX. Boycott vốn là tên của một chủ đất – Charles Cunning Boycott – người Anh tại thị trấn Mayo, hạt Mayo, Ireland. Những tá điền Ireland bất bình vì số tiền thuê đất quá cao mà điền chủ đặt ra. Vì thế năm 1880, họ thành lập một tổ chức gọi là Liên đoàn Đất đai, và phong trào nhanh chóng đã lan nhanh trong toàn quốc. Quá trình đó đã sản sinh ra chiến thuật mới và trở thành yếu tố chính cho những tổ chức bất bạo động qua nhiều thế kỷ.
Một trong những mục tiêu đầu tiên và tai tiếng nhất là viên quản lý điền trang người Anh ở thị trấn Mayo. Liên đoàn Đất đai yêu cầu ông ta giảm giá thuê đất vì mùa vụ thất bát. Không những không hoà giải, ông ta còn đưa cảnh sát đến đuổi những người tá điền. Liên đoàn Đất đai phản ứng theo cách mà sau đó trở thành một cách cư xử trên thế giới. Những cư dân địa phương từ chối bán hàng, thu hoạch mùa vụ và thậm chí không thèm nói chuyện với ông ta. Họ la ó và cười nhạo mỗi khi ông ta xuất hiện. Ông ta bị suy sụp tinh thần và bỏ chạy khỏi vùng đất này. Người đàn ông đó là Charles Cunning Boycott.
Việc tẩy chay ông ta bắt đầu từ tháng 9 nhưng đến tháng 10 những câu chuyện trên báo chí ở Vương quốc Anh và ở Mỹ đã đề cập đến việc này là (boycotting – Sự tẩy chay) và kể từ đó từ “Boycott” được dùng và biết đến với cái nghĩa là “tẩy chay”. Boycott buộc phải nhờ vợ và con gái thu hoạch mùa màng trong sự giám sát của Sở cảnh sát.
Việc tẩy chay được phổ biến bởi Charles Stewart Parnell trong cuộc kích động đất đai của Ailen năm 1880 nhằm phản đối việc thuê nhà với giá cao và trục xuất đất đai. Thuật ngữ tẩy chay (boycott) được đặt theo tên của một chủ đất tại Anh, Charles Cunning Boycott. Những người nông dân thuê nhà ở Ailen đã làm theo đề xuất của Parnell, năm 1880, họ đã thành lập Liên đoàn đất đai, yêu cầu những chủ đất như Boycott giảm tiền thuê nhà cho họ. Tuy nhiên, Boycott đã từ chối đàm phán, vì vậy người dân địa phương đã phản đối và từ chối mọi giao dịch mua bán với ông ta. Boycott bị suy sụp tinh thần và phải bỏ chạy khỏi vùng đất đó.