Trong lĩnh vực bất động sản chúng ta không thể không nói tới sự xuất hiện và hoạt động của tập đoàn bất động sản Evergrande đây được biết tới là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Cùng bài viết tìm hiểu tập đoàn Evergrande là gì? Khoản nợ của họ lớn đến đâu?
Mục lục bài viết
1. Tập đoàn Evergrande là gì?
Evergrande là tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc, nằm trong nhóm Global 500 – một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Năm 1996, ông Hui Ka Yan đã sáng lập nên Evergrande (tên cũ là Hengda Group) tại Guangzhou. Sau đó, nhà sáng lập quyết định mở rộng sang thị trường bất động sản bằng nguồn vốn vay. Hiện nay, tập đoàn Evergrande sở hữu hơn 1.300 dự án ở hơn 280 thành phố.
Ngoài hoạt động trong mảng bất động sản, Evergrande còn mở rộng sang nhiều ngành khác như xe điện, Internet, truyền thông, công viên giải trí, bóng đá, thực phẩm, giải khát… Năm 2020, tập đoàn Evergrande báo cáo lợi nhuận 30,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 4,7 tỷ USD), thấp hơn so với năm trước. Thời gian qua, Evergrande đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng, nguyên nhân xuất phát từ nợ quá hạn.
Tập đoàn Evergrande, tên tiếng Trung Quốc: Hằng Đại, mang ý nghĩa là vĩ đại mãi mãi. Trong suốt quá trình phát triển, tập đoàn đã mở rộng không ngừng với phương châm “công nghệ kỹ thuật số và đa ngành”. Đến nay đã sở hữu 8 ngành công nghiệp chính như: Evergrande Real Estate, Evergrande New Energy Auto, Evergrande Property Services, HengTen Networks, FCB, Evergrande Fairyland, Evergrande Health và Evergrande Spring.
2. Tổng tài sản của Tập đoàn Evergrande:
Hiện tại, tổng tài sản của Tập đoàn Evergrande đã đạt 2,3 nghìn tỉ Nhân dân tệ, có 200.000 nhân viên và đứng thứ 122 trong danh sách Fortune Global 500.
Evergrande Real Estate sở hữu hơn 1.300 dự án tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Đây là công ty tiên phong trong việc cung cấp nhà với thiết kế đẹp, đảm bảo trả lại mà không cần lý do và tiếp thị trực tuyến. China Evergrande thành lập công ty ôtô điện Evergrande NEV vào năm 2018. Chủ tịch Hứa Gia Ấn từng tham vọng đưa đứa con của mình vượt qua Elon Musk, trở thành tập đoàn ôtô năng lượng mới lớn mạnh nhất thế giới.
Hiện tại, 9 mẫu xe của Hengchi đã ra mắt thế giới. Evergrande NEV phấn đấu đạt sản lượng sản xuất và bán hàng năm là 1 triệu xe vào năm 2025 và 5 triệu xe vào năm 2035. Tuy nhiên đến nay, công ty mới chỉ đưa ra mẫu thử nghiệm và chưa sản xuất được một chiếc nào.
Với tổng diện tích được quản lý hơn 400 triệu mét vuông, Evergrande Property Services hoạt động với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho gần 2.800 dự án tại hơn 310 thành phố ở Trung Quốc. Công ty cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản cho các khu dân cư cao cấp, công viên giải trí, khu công nghiệp, khu phức hợp chăm sóc sức khỏe và các tòa nhà khác.
HengTen Networks là nền tảng cung cấp Internet và phần mềm. Pumpkin Film APP là ứng dụng cung cấp phim không quảng cáo đã có 55 triệu thành viên đăng ký và 20 triệu người đăng ký trả phí. Đồng thời, công ty sở hữu cả Ruyi Films sản xuất phim và truyền hình hàng đầu của Trung Quốc, có năng lực sản xuất nội dung và năng lực phát triển IP nằm trong top đầu trong ngành. FCB Group cung cấp nền tảng mua và bán bất động sản cùng các tài sản khác bao gồm cả ôtô mới và đã qua sử dụng ở Trung Quốc. Cổng thông tin có hơn 21 triệu đại lý bất động sản đã đăng ký với khối lượng giao dịch hàng năm là 1,2 nghìn tỉ Nhân dân tệ.
Evergrande Fairyland phát triển và xây dựng một công viên giải trí lớn độc đáo cung cấp các dịch vụ trong nhà, đáp ứng thời tiết và mọi mùa. Doanh nghiệp đồng thời cũng phát triển “Đảo Hoa Đại Dương” ở Hải Nam, Trung Quốc. Evergrande Health có sản phẩm nổi bật là Evergrande Healthy Land, lấp đầy khoảng trống của Trung Quốc về dịch vụ y tế và chăm sóc người già.
Nó tích hợp chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ quản lý sức khỏe và người cao tuổi, cung cấp các dịch vụ y tế theo chu kỳ sống đầy đủ và từ nhiều khía cạnh. Evergrande Spring bao gồm 14 chuỗi với hơn 50 sản phẩm sạch cho sức khỏe trong bốn lĩnh vực chính: Nước khoáng, ngũ cốc và dầu, sữa và thực phẩm tươi sống.
3. Khoản nợ của họ lớn đến đâu:
Những rắc rối tài chính của Evergrande và ông Hui có khả năng còn lan rộng hơn so với hiện tại. Với 1,95 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 305 tỷ USD) nghĩa vụ nợ, trong đó có trái phiếu USD nằm trong danh mục của các nhà đầu tư từ Hong Kong, London tới New York, Evergrande là công ty bất động sản nặng nợ nhất thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng là một trong những doanh nghiệp vay nợ có tầm quan trọng lớn nhất đối với hệ thống ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, những năm gần đây, Evergrande dần lún sâu vào nợ nần vì liên tục vay mượn để chi trả và bù đắp cho tham vọng đầu tư ở nhiều lĩnh vực. Tập đoàn Trung Quốc đối mặt hai khoản đáo hạn từ nay cho đến cuối tháng 9. Đầu tiên là khoản thanh toán lãi các trái phiếu có giá trị 83 triệu USD vào ngày 23.9 và khoản thứ hai vào ngày 29.9 trị giá 47,5 triệu USD, theo Reuters. Tuần trước, Evergrande chính thức thừa nhận có thể không thực hiện việc chi trả lãi đúng hạn, gây sốc cho các nhà đầu tư.
Tờ The Guardian ngày 22.9 dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng Evergrande hiện là tập đoàn phát triển bất động sản nợ nhiều nhất thế giới, với tổng số nợ vượt ngưỡng 300 tỉ USD (tương đương 2% GDP Trung Quốc). Vẫn chưa rõ nguyên nhân đằng sau sự chật vật hiện tại của Evergrande. Tuy nhiên, bài phân tích trên website weforum.org đề cập một thực tế, theo đó chính phủ Trung Quốc đang siết chặt luật lệ trong lĩnh vực bất động sản trong nỗ lực kiểm soát giá nhà tăng vọt và tình trạng vay nợ quá mức.
Evergrande bắt đầu xuất hiện vấn đề từ năm ngoái, khi chính quyền Bắc Kinh ban hành luật lệ khống chế các khoản nợ của giới đầu tư bất động sản. Trong khi đó, sở dĩ Evergrande có thể lớn mạnh như ngày nay là thông qua việc vay mượn, dẫn đến khoản nợ khổng lồ hiện tại.
Trong nỗ lực giải quyết thanh khoản, Evergrande năm 2020 tìm cách bán bớt một số hoạt động kinh doanh của mình, nhưng thất bại. Bằng chứng là năm ngoái, công ty này gửi thư yêu cầu sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ Trung Quốc. Thời điểm đó, Evergrande đối mặt cuộc khủng hoảng thanh khoản và gây quan ngại trong giới các nhà đầu tư.
Ông trùm Evergrande được thành lập vào năm 1996, đã thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường bất động sản khổng lồ của Trung Quốc. Sự phát triển của ngành này đã giúp đô thị hóa các vùng rộng lớn của đất nước và dẫn đến gần ba phần tư tài sản hộ gia đình hút vào nhà ở. Điều này đưa Evergrande trở thành trung tâm quyền lực trong một nền kinh tế dựa vào thị trường bất động sản để tăng trưởng.
Nhà sáng lập tập đoàn này là tỷ phú Xu Jiayin, là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Mối quan hệ của ông Xu có lẽ đã giúp các chủ nợ tin tưởng hơn để tiếp tục cho Evergrande vay tiền khi công ty này phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Tuy nhiên, cuối cùng, Evergrande đã nợ quá nhiều đến mức không thể trả nổi.
Trong những năm gần đây, Evergrande đã phải đối mặt với các vụ kiện từ những người mua nhà vẫn đang chờ hoàn thiện căn hộ mà họ đã thanh toán một phần. Các nhà cung cấp và chủ nợ cũng đòi hàng trăm tỷ USD chưa thanh toán. Một số đã đình chỉ xây dựng các dự án Evergrande.
Tại sao gã khổng lồ này giờ gặp nhiều khó khăn đến vậy? Evergrande gặp phải hai vấn đề. Thứ nhất, các cơ quan quản lý Trung Quốc đang triệt hạ thói quen vay mượn liều lĩnh của các nhà phát triển bất động sản. Điều này đã buộc Evergrande bắt đầu bán bớt một số đế chế kinh doanh rộng lớn của mình. Nhưng họ vẫn chưa bán mảng kinh doanh xe điện, mặc dù đã có các cuộc đàm phán với những người mua tiềm năng. Một số chuyên gia cho rằng bên mua đang muốn có giá hời hơn.
4. Yếu tố thị trường tác động:
Thứ hai, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang chậm lại và nhu cầu về căn hộ mới ít hơn. Tuần này, Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia, một tổ chức tư vấn nổi tiếng của Bắc Kinh, tuyên bố sự bùng nổ thị trường bất động sản “đã có dấu hiệu bước ngoặt”, với lý do nhu cầu yếu và dữ liệu bán hàng chậm lại.
Phần lớn tiền mặt mà Evergrande có thể thu được đến từ các căn hộ bán trước chưa hoàn thiện. Theo nghiên cứu từ REDD Intelligence, Evergrande có gần 800 dự án đang dang dở trên khắp Trung Quốc và khoảng 1,2 triệu người vẫn đang chờ đợi để chuyển đến nhà mới của họ.
Evergrande đã giảm giá căn hộ mới nhưng ngay cả điều đó cũng không thu hút được người mua mới. Vào tháng 8, doanh số bán hàng của họ ít hơn một phần tư so với một năm trước.
Câu hỏi đặt ra hiện giờ là liệu các cơ quan quản lý Trung Quốc có vào cuộc để giải cứu tập đoàn này không. Bắc Kinh có thể nói “không”, nhưng sự sụp đổ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, khiến các chủ nhà, nhà cung cấp và nhà đầu tư trong nước – có khả năng lên đến hàng triệu người – không hài lòng. Thực tế, trong quá khứ, Bắc Kinh cuối cùng vẫn ra tay hỗ trợ các tập đoàn lớn khi họ gặp sự cố.
Trong nhiều năm, nhiều nhà đầu tư đã đổ tiền cho các công ty như Evergrande, vì họ tin rằng đến phút chót, Bắc Kinh vẫn sẽ luôn nhảy vào giải cứu. Và trong nhiều thập kỷ, các nhà đầu tư đã đúng. Nhưng vài năm qua, câu chuyện có vẻ dần khác đi, nhà chức trách đã thể hiện sự sẵn sàng hơn trong việc để các công ty thất bại, nhằm kiềm chế vấn đề nợ không bền vững của Trung Quốc.
Tháng trước, nhà chức trách đã triệu tập cuộc họp với các giám đốc điều hành của để yêu cầu họ phải giải quyết các khoản nợ của theo thứ tự. Giới chức tiếp tục yêu cầu các ngân hàng giảm quy mô cho vay với nhà phát triển bất động sản.
Nhưng xử lý vấn đề của Evergrande không hề dễ. Ông trùm này đã quá to lớn đến mức sự sụp đổ của nó có thể gây ra rất nhiều hệ lụy. Sự hoảng loạn từ các nhà đầu tư và người mua nhà có thể tràn vào thị trường bất động sản, khiến giá nhà lao dốc, ảnh hưởng đến tài sản và lòng tin của các hộ gia đình.
Thị trường tài chính toàn cầu sẽ rung chuyển và các công ty Trung Quốc khác sẽ khó tiếp tục nhận được tài trợ vốn từ nước ngoài. Viết trên Financial Times tuần trước, nhà đầu tư tỷ phú George Soros thậm chí cảnh báo rằng vụ vỡ nợ của Evergrande có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.