Tăng trưởng âm thể hiện dấu hiệu GDP đang giảm so với giai đoạn kinh tế trước đó. Sự phản ánh này thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ, với tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ. Các số liệu này giúp đánh giá về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Từ đó giúp chuyên gia có các phân tích và đưa ra giải pháp cho các giai đoạn sau.
Mục lục bài viết
1. Tăng trưởng âm là gì?
Tăng trưởng âm trong tiếng Anh là Negative Growth.
Khái niệm.
Tăng trưởng âm là sự thu hẹp doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp. Hay để chỉ sự thu hẹp trong nền kinh tế của một quốc gia. Được phản ánh trong việc giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một quý của năm nhất định. Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm tăng trưởng để mô tả trạng thái và hiệu suất của nền kinh tế bằng cách đo lường tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Với các phản ánh về GDP, chứng tỏ các giá trị trong doanh thu và thu nhập của nền kinh tế giảm. Nó được phản ánh cụ thể trên thu nhập của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Sự thu hẹp về doanh thu cũng phản ánh các khó khăn nhất định trong phát triển của doanh nghiệp. Như các nhu cầu trong xuất khẩu không tăng. Các đơn đặt hàng không mang đến giá trị lớn. Hoạt động sản xuất không được tiến hành với quy mô lớn,… Các ảnh hưởng này khiến cho việc làm là lực lượng lao động cũng chịu các tác động nhất định.
Tăng trưởng âm luôn gắn với sự giảm về tốc độ tăng trưởng GDP.
Đối với các giai đoạn kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP giảm phản ánh hoạt động kinh tế không hiệu quả. Có thể là hệ thống kế hoạch không khả thi khi thực hiện. Hoặc thực hiện kế hoạch không đem đến hiệu quả mong muốn. Do đó mà các cỉ số đặt ra trong tăng trưởng kinh tế không đảm bảo. Thậm chí còn đưa đến GDP giảm. GDP là đại lượng phản ánh về tổng sản phẩm quốc nội.
Thông thường chúng ta vẫn thấy các ý nghĩa mà GDP phản ánh. GDP giai đoạn sau giảm thể hiện kinh tế phát triển kém. Thu nhập bình quân đầu người giảm. Với các giá trị hàng hóa trên thị trường không đổi sẽ khiến cho người dân mất đi khả năng sở hữu một số hàng hóa nhất định. Tức là nhu cầu của người dân không được đáp ứng kịp thời. Các phản ánh này cho thấy nền kinh tế đang có các dấu hiệu không tích cực.
Tăng trưởng âm thường được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm âm.
Tuy nhiên, đó là khi GDP giảm đáng kể so với các giai đoạn kinh tế khác. Tăng trưởng âm vẫn có thể được phản ánh bằng tỉ lê phần trăm dương. Khi đó nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm. Như vậy có thể thấy, tăng trưởng âm phản ánh các ý nghĩa nhất định đối với nền kinh tế. Các phản ánh này có thể không tích cực. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác phản ánh nên chất lượng đời sống. Vì vậy nền kinh tế bị ảnh hưởng không có nghĩa là chất lượng đời sống không được đáp ứng. Tuy nhiên các nhu cầu đa dạng hơn vẫn phải dựa trên các giá trị của nền kinh tế trong nước so với quốc tế.
Tăng trưởng âm kéo dài sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Do vậy mà khi đánh giá tăng trưởng âm, các chuyên gia kinh tế cần xác định các chiến lược, mục tiêu nhằm khôi phục sản xuất, kinh doanh. Từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
2. Đặc điểm:
Giảm sút về doanh thu và thu nhập của công ty.
Doanh thu xác định các khoản thu về của công ty trong một giai đoạn nhất định. Thu nhập được xác định sau khi đã trừ đi các chi phí cụ thể. Tăng trưởng được xác định là tăng trưởng âm, khi đó GDP giảm. Với một doanh nghiệp tạo ra giá trị giảm trong một giai đoạn hoạt động. Xác định các khó khăn khiến doanh nghiệp không thúc đẩy được các hoạt động tạo giá trị. Các giá trị giảm đi cũng đánh giá về doanh thu có chiều hướng giảm. Cho thấy được hiệu suất lao động, tạo giá trị của một công ty giảm. Khó khăn trong khả năng tạo ra thu nhập cao hơn. Dẫn đến xác định giá trị của công ty thấp đi và làm giảm giá trị cổ phiếu.
Với doanh thu giảm được xác định thông qua phản ánh về GDP. Các chi phí trong công tác duy trì hoạt động của doanh nghiệp khó lược bỏ. Hay các chi phí tham gia vào sản xuất luôn được xác định với nguyên liệu, nhân lực, chi phí,… Do đó mà các chi phí này cũng cản trở các khoản thu nhập của doanh nghiệp. Do đó mà tăng trưởng âm kéo theo các giảm sút trong doanh thu và thu nhập.
Đo lường tổng sản phẩm quốc nội GDP.
GDP xem xét các yếu tố giúp xác định nền kinh tế nhìn chung đang hoạt động như thế nào. Việc đánh giá giá trị GDP cho thấy các giá trị tạo ra trong các khoảng thời gian nhất định là như thế nào. So với các giai đoạn trước thì giá trị này tăng hay giảm. Các thách thức cũng nhu thuận lợi để thực hiện các mục tiêu tương lai. GDP phản ánh rất lớn đến ngân sách. Phản ánh các hoạt động của nền kinh tế. Cũng nhu các nhu cầu của người dân đang được đáp ứng ở mức độ nào.
Yếu tố phản ánh bao gồm: tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. Với thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các giai đoạn trước khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân phải điều chỉnh. Chỉ xác định các nhu cầu thiết yếu.
Đối với kinh tế quốc gia. Tổng đầu tư có xu hướng giảm hiệu quả khi không tạo ra các lợi nhuận trước mắt. Các giá trị đầu tư với mục đích lâu dài cũng khó được đáp ứng đúng kế hoạch do thu nhập đang giảm. Các hoạt động chi tiêu Chính phủ phải cân đối đảm bảo cho các nhu cầu thực sự cần thiết. Các giá trị tạo ra trong sản xuất không được đáp ứng. Hoạt động sản xuất không được thúc đẩy ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu ròng.
3. Tăng trưởng âm và nền kinh tế:
Phản ánh tính chất của nền kinh tế.
Xác định chu kì tăng trưởng âm giúp xác định tính chất của nền kinh tế. Với tăng trưởng dương cho thấy kinh tế đang được phục hồi và phát triển. Trong khi tăng trưởng âm sẽ xác định liệu nền kinh tế có đang trải qua suy thoái hay khủng hoảng không. Bởi dấu hiệu đều giống nhau với kết quả đưa ra khiến kinh tế suy giảm, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người giảm.
Sự phản ánh này cho thấy các tác động tiêu cực trong giá trị tạo ra so với các giai đoạn trước hoặc sau. Đó là sự giảm trong sản lượng kinh tế và năng suất. Phản ánh sự giảm tăng trưởng tiền lương và sự suy giảm tổng thể của cung tiền. Với các tính chất này, các giá trị tạo ra cho nền kinh tế là không đáp ứng các đòi hỏi được đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế. Nền kinh tế có dấu hiệu trở lại các giai đoạn khó khăn và phải phấn đấu phục hồi trước khi muốn phát triển được.
Mối quan hệ này được thể hiện bằng ví dụ dưới đây.
Trong xác định tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia với các giai đoạn. Suy thoái kinh tế diễn ra giả định như sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP dương năm 2007 với tỉ lệ là 2,3%. Đến năm 2008 là -0,1% và năm 2009 là -2,5%. Như vậy giá trị phản ánh với tăng trưởng âm thể hiện với tỉ lệ âm. Cho thấy sự giảm sút trong GDP.
Là một trong các yếu tố gây suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế.
Tăng trưởng âm chỉ là một trong nhất nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế. Nó là tác nhân ảnh hưởng đến các vẫn đề và đại lượng khác trong doanh nghiệp. Như sự kéo theo về thu nhập thực tế của người lao động giảm. Nhu cầu việc làm đặt ra nhiều đòi hỏi hơn. Hay hệ quả như tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, mức độ sản xuất công nghiệp thấp hơn và doanh số bán hàng giảm. Tất cả các yếu tố này đều là nguyên nhân dẫn đến giảm về tốc độ tăng trưởng GDP. Khi bị tác động, tăng trưởng âm sẽ tác động ngược trở lại khiến các tình trạng này diễn biến nghiêm trọng hơn.
Ngoài yếu tố tăng trưởng âm, có thể kể đến các yếu tố khác như: Sử dụng không hiệu quả ngân sách. Không đầu tư vào máy móc hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật… Để có thể khắc phục tình trạng và khôi phục kinh tế. Cần thiết đặt ra các chiến lược, kế hoạch phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó phải là sự tích lũy về ngân sách để giải quyết các khó khăn trước mắt. Cũng như có các cải thiện dẫn đến tìm kiếm lợi nhuận.
Tăng trưởng âm không phản ánh trạng thái hiện tại của nền kinh tế.
Trạng thái hiện tại của nền kinh tế đôi khi có thể gây hiểu lầm với việc tăng trưởng âm có xảy ra hay không. Ví dụ như khi tăng trưởng âm xảy ra, đòi hỏi doanh nghiệp sa thải các nhân viên năng lực thấp. Giữ lại những người thực sự đem đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai. Phải đảm bảo cả về trình độ và kinh nghiệm. Do đó mà những lao động này được hưởng các giá trị tiền lương xứng đáng. Giá trị thực của tiền lương tăng lên. Những người tiêu dùng này lại coi nền kinh tế như đang ổn định hoặc đang được cải thiện.
Với tăng trưởng GDP khi nền kinh tế phát triển tích cực có thể dẫn đến cải thiện về thu nhập. Tuy nhiên lại dẫn đến giá cả hàng hóa cao hơn và đồng tiền mất giá trị. Tỉ lệ lạm phát cao. Người dân có thể cảm thấy nền kinh tế như đang suy giảm.
Kết luận.
Như vậy tăng trưởng âm phản ánh một giai đoạn của nền kinh tế. Mà hoạt động kinh tế không mang lại giá trị lớn về GDP. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố duy nhất để đánh giá giá trị phản ánh thực tế của nên kinh tế. Các yếu tố đánh giá phải được dựa trên các nhu cầu và việc đáp ứng nhu cầu của người dân.