Người phụ nữ dù ở bất cứ xã hội nào đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một đất nước. Từ xưa đến nay, họ luôn phải chịu những định kiến xã hội, thủ tục lạc hậu tiêu biểu là thuyết tam tòng, tứ đức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thuyết này.
Mục lục bài viết
1. Tam tòng, tức đức là gì?
1.1. Tam tòng là gì?
“Tam tòng” có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử hạ truyện: Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô duyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tam tòng gồm ba nội dung mà người phụ nữ phải thực hiện trong suốt cuộc đời của họ từ khi nhỏ đến lúc về già: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.
Tại gia tòng phụ nghĩa là từ khi sinh ra đến lúc trước khi lấy chồng thì người con gái phải phụng dưỡng cha mẹ, nghe theo lời khuyên bảo của người cha đặt biệt là trong việc sắp đặt hôn sự.
Xuất giá tòng phu nghĩa là sau khi lấy chồng, người đàn bà phải một lòng chăm sóc và lo cho chồng, không được cãi lại chồng hay nói cách khác trong mối quan hệ vợ chồng bất bình đẳng.
Phu tử tòng tử nghĩa là nếu chồng mất, người phụ nữ phải đi theo con trai và sống dựa vào con trai. Như vậy, rõ ràng cuộc đời của người phụ nữ hoàn toàn bị lệ thuộc, chi phối mà không hề có tự do, độc lập.
2.2. Tức đức là gì?
Tứ đức có nguồn gốc từ Chu lễ, Thiên quan trủng tể: Cửu tần trưởng phụ học chi pháp, dĩ cửu giáo ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công. Tứ đức bao gồm những phẩm chất nhất định mà người phụ nữ phải có. Đó là: công, dung, ngôn, hạnh.
1) 婦功 ( Phụ công): Việc nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa;
2) 婦容 (Phụ dung ): dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân;
3) 婦言(Phụ ngôn): lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng.
4) 婦行(Phụ hạnh): Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng, ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh hay cay nghiệt..
2. Nguồn gốc Thuyết Tam tòng, tứ đức ở Việt Nam:
Khổng Tử trước đây đã nêu ra thuyết “Tam cương ngũ thường” và “Tam tòng tứ đức” để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị, an sinh xã hội và gia đình thời phong kiến. Thuyết này đã được truyền bá từ Trung Quốc sang Việt Nam và thời kỳ nhà Hán; có ảnh hưởng chủ yếu đến tầng lớp quan lại, gia đình quyền quý Việt Nam.
Khi thuyết Tam tòng, tứ đức du nhập về Việt Nam thì nội dung của nó đã bớt khắt khe hơn đối với người phụ nữ. Tuy nhiên thì cũng ảnh hưởng sâu sắc từ thuyết tam tòng, tứ đức của Trung Quốc.
Như vậy, Nho giáo có sự ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của các quốc gia Á Đông trong đó có Việt Nam. Điều đáng chú ý là khi Nho giáo vào Việt Nam nó được cải biến đi một số nội dung hay nói cách khác là được ” mềm hóa” và ” khúc xã” cho phù hợp với đời sống Người Việt. Chính vi vậy mà ở Việt Nam, tính chất tiêu cực của thuyết tam tòng đã giảm hơn nhiều so với Nho giáo Trung Quốc.
3. Tam tòng tứ đức trong văn hóa xưa nay:
Nhìn chung những nội dung cơ bản của thuyết Tam tòng, tứ đức là những quy định khắt khe tưởng chửng như chói buộc cuộc sống của người phụ nữa Việt Nam. Xét trên nhiều phương diện, thuyết này có những ảnh hưởng lớn đối với quan niệm xưa nay của ông cha ta bởi vậy nó bên cạnh những sự tiêu cực thì nó cũng đem lại một số ảnh hưởng tích cực nhất định.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, những quy định khi du nhập vào Việt Nam đã được hiểu theo lối rất khắt khe, dường như là những sợi dây thắt chặt lấy cuộc đời của người phụ nữ. Cộng thêm với những định kiến xã hội ” trọng nam, khinh nữ” điều này đã vô hình chung làm cho số phận người phụ nữ càng trở nên nghiệt ngã, phụ thuộc. Bởi lẽ, cả cuộc đời họ phải chịu cảnh sống phụ thuộc, dựa vào sự định đoạt mà người khác dành cho họ. Người phụ nữ chẳng hề có quyền hành, tiếng nói để bảo vệ cho cuộc sống của mình. Nội dung thuyết “tam tòng” thể hiện rõ cách đối xử bất bình đẳng đối với phụ nữ trong gia đình; vì phụ nữ họ phải phục tùng người đàn ông với tư cách là người cha, người chồng, người con trai.
Nhìn chung, quan niệm về tam tòng đã tước quyền bình đẳng của người phụ nữ trong suốt cuộc đời của họ từ lúc trẻ đến khi về già. Thuyết “tam tòng” bó hẹp trách nhiệm người phụ nữ chỉ trong phạm vi gia đình, không nói đến sự tham gia công tác xã hội của họ. Người phụ nữ lao động vất vả, không được học tập, phải làm việc nhiều, đặc biệt phải làm nội trợ gia đình, nuôi con cái, phục tùng tuyệt đối sự chỉ đạo của người cha, người chồng, người con trai đã trưởng thành khi chồng chết. Tuy nhiên, dù cuộc đời cay nghiệt, vùi dập là lấy đi tất cả của họ là thế nhưng người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn sáng lên những phẩm chất cao đẹp vốn có của mình: công, dung, ngôn, hạnh.
Ngày nay, khi đất nước đã phát triển, những quan niệm xưa cũ, lạc hậu đã bị xóa bỏ mà thay vào đó là những chính sách ưu tiên dành cho người phụ nữ. Họ đã thoát khỏi sự kìm kẹp của thuyết tam tòng dẫn tới sự bình đẳng giới. Pháp luật đã không ngừng thay đổi để cho mọi người đều bình đẳng và có quyền như nhau. Nhưng những gì tốt đẹp của thuyết ” tứ đức” vì vẫn còn nguyên giá trị. Dù ở bất kỳ xã hội nào, người phụ nữ cũng nên có những phẩm chất đó. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được chính những sự khắt khe từ thuyết Tam tòng, tứ đức đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tần tảo, chung thủy, son sắc, giàu tình yêu thương và sự hy sinh. Trong những nghịch cảnh khó khăn nhất của cuộc đời, họ vẫn không ngừng vươn lên đấu tranh, giành lấy những hy vọng sống dù là mong manh nhất. Trong những năm tháng kháng chiến trường kỳ, người phụ nữ không chỉ là hậu phương vững chắc mà còn là những nữ chiến sĩ kiên cường, xứng đáng được Bác Hồ phong tặng 8 chữ vàng: ” Anh dũng, kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang.”
Mặc dù đến nay, mọi người đã không còn quá coi trọng thuyết Tam tòng nhưng thuyết Tứ đức vẫn được răn dạy để hoàn thiện hình mẫu người phụ nữ Việt Nam. Vẫn còn giữ vẹn nguyên những giá trị, phẳm chất công, dung, ngôn, hạnh ấy nhưng người phụ nữ hiện đại đã đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình, đấu tranh vì lợi ích chính đáng, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động xã hội, đóng vai trò là những nhân tố quan trọng trong công cuộc giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước.
4. Những nhân tố tác động đến thuyết Tam tòng, tứ đức trong xã hội hiện nay:
Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã lấy chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng.
Thứ hai, dần dần vai trò của người phụ nữ đã được thế giới công nhận và nhân dân cả nước ủng họ, tôn vinh.
Thứ ba, sự bình đẳng giới đang được các quốc gia trên thế giới tôn trọng. Bản thân nam giới, nữ giới đã và đang có những suy nghĩ, đánh giá vị trí, vai trò của người phụ nữ theo chiều hướng tiến bộ hơn so với trước. Đặc biệt trong tư tưởng của người phụ nữ. Họ đã sống và có những suy nghĩ tích cực hơn, không bị những định kiến xã hội đè nặng.
Thứ tư, trong quá trình kháng chiến lịch sử, người phụ nữ Việt Nam là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công trong cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc Đổi mới của đất nước từ 1986 đến nay.
Như vậy, đối với Việt Nam, lịch sử đã chứng minh phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngày nay, Việt Nam đang trên đường hội nhập với thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục truyền thống vẻ vang đó, phụ nữ Việt Nam đã và đang vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thậm trí cả những định kiến để vươn lên và tiếp tục đóng góp tích cực vào công tác xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia vào các công tác xã hội, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc…