Tâm lý phụ nữ sau ly hôn rất phức tạp, với những trạng thái cảm xúc đủ mọi cung bậc khác nhau. Cùng tìm hiểu tâm lý phụ nữ sau ly hôn dưới đây và suy ngẫm, cân nhắc phụ nữ có nên ly hôn hay không?
Mục lục bài viết
1. Tâm sự của phụ nữ sau ly hôn
1.1. Cảm giác cô đơn, chênh vênh:
Nhiều người cho rằng phụ nữ sau ly hôn chắc hẳn sẽ cảm thấy vui vẻ, tự do, sung sướng vì thoát khỏi nấm mồ hôn nhân không hạnh phúc. Không thể phủ nhận điều này nhưng cảm giác mà họ chủ yếu sẽ trải qua thì ngược lại, đó là sự cô đơn xâm chiếm tâm hồn. Đây cũng là cảm giác đầu tiên của phụ nữ sau ly hôn. Bởi vì nếu như tổ ấm của mình đã từng rất hạnh phúc thì sự hiện diện của người kia đã là một thói quen trong cuộc sống của họ rồi. Giờ đây khi ly hôn thì đột nhiên cảm thấy thiếu vắng một ai đó, cảm thấy rất chênh vênh giữa dòng đời, đặc biệt nhìn các cặp đôi tình tứ thì ít nhiều cũng sẽ chạnh lòng.
1.2. Cảm giác tủi thân, đau đớn, mặc cảm:
Đây là cảm giác khó tránh khỏi của đa số phụ nữ. Sự đổ vỡ hôn nhân mà họ dựng và gìn giữ khiến phụ nữ không khỏi đau buồn, thất vọng. Họ sẽ cảm thấy mặc cảm và tự ti về bản thân vì đã trải qua một bến đỗ, chưa kể lời dị nghị của xã hội. Hơn hết, với những người xung quanh đã quan tâm, yêu thương, sau ly hôn phụ nữ cũng cảm giác tội lỗi, đặc biệt là bố mẹ. Họ sợ rằng vì khiến họ phiền lòng, đau buồn. Họ suy nghĩ tiêu cực và rất dễ rơi vào các chứng bệnh tâm lý sau khi ly hôn như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, điên loạn, tâm thần phân liệt,… Nhiều người thậm chí đã chọn cách đi thật xa không trở về nhà sau ly hôn và nghiêm trọng hơn, có người đã nghĩ đến cái chết.
1.3. Cảm giác khép kín, ngại giao tiếp và có thể không còn niềm tin về đàn ông, về hôn nhân:
Ngày nay, việc phụ nữ ly hôn không còn hiếm thấy song sự kỳ thị, xa lánh và những hành vi xuyên tạc, xúc phạm nhân phẩm danh dự đối với phụ nữ một đời chồng vẫn tồn tại. Chính điều này mà phụ nữ sau ly hôn bị mất đi sự tự tin trước đây. Họ nép mình, ngại giao tiếp với người xung quanh và tự cô lập bản thân, không muốn bộc lộ cảm xúc bản thân, chia sẻ những vấn đề với người xung quanh. Dần dần họ rơi vào chứng bệnh trầm cảm hậu ly hôn khiến bản thân càng trở nên thê thảm hơn. Với đàn ông, tình yêu và hôn nhân cũng vậy, phụ nữ sau ly hôn e ngại, rụt rè tìm hiểu, yêu đương người mới.
1.4. Cảm giác lo lắng trước những áp lực cuộc sống:
Sau ly hôn, phụ nữ càng thêm gánh nặng cơm áo gạo tiền, gánh nặng về nuôi dạy con cái. Trên thực tế, những người phụ nữ sau khi ly hôn thường sẽ có nhiều thiệt thòi hơn so với đàn ông. Bởi tâm lý khi kết hôn của phụ nữ là được chồng che chở, là bến đỗ, chỗ dựa tinh thần, có người đồng hành chia ngọt sẻ bùi.
5. Phụ nữ có nên ly hôn không?
Đây là câu hỏi thử thách bản thân phụ nữ hay những người xung quanh khi chứng kiến người phụ nữ trên bờ vực ly hôn. Ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống sau này của phụ nữ mà còn tác động rất lớn đến con cái vậy nên cần cân nhắc rất kỹ vấn đề này.
Xét ở khía cạnh đa số phụ nữ sau ly hôn sẽ gặp phải những khủng hoảng tâm lý trên. Khi đứng trước nguy cơ ly hôn phụ nữ thường e ngại, lo lắng, sợ sệt. Sự đồng hành, có mặt và chia sẻ của chồng đã trở nên quen thuộc, nếu ly hôn họ sẽ phải một mình đối diện với tất cả, họ mơ hồ và có thể sụp đổ khi không chịu được áp lực sau này. Với những phụ nữ có con, họ thường day dứt vì không biết liệu rằng tâm lý của những đứa con có chịu được tổn thương này hay không ?
Mặt khác, ở xã hội hiện đại ngày này, vấn đề ly hôn dường như được nhìn nhận thoáng hơn, nhiều phụ nữ quyết định ly hôn thay vì cố gắng níu kéo, gìn giữ nó. Kết hôn là nền tảng xây dựng gia đình, dựa trên cơ sở tự nguyện, tình cảm và tôn trọng lẫn nhau. Khi phát sinh mâu thuẫn hay cơ sở tình cảm không còn, người phụ nữ hoàn toàn có thể lựa chọn chấm dứt mối quan hệ này bằng cách ly hôn. Việc chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể là bước khởi đầu mới, hoặc là sự giải thoát cho hai con người bất hạnh dù đã không còn yêu nhau vẫn đang phải sống trong một không gian tù túng với những nghi kỵ, ghen tuông, dằn vặt, và cả căm thù nhau. Nhiều người nghĩ rằng ly hôn là một việc không mấy tốt đẹp nhưng tuy nhiên ly hôn chính là chúng ta tự bảo vệ quyền con người , quyền chính đáng bản thân- quyền được mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt đối với những người là nạn nhân của bạo hành thể xác và tinh thần thì ly hôn sẽ giải cứu họ khỏi những trận đòn, những lơi nhục mạ…
“Có nên hay không nên ly hôn?” Phụ nữ cần đấu tranh tâm lý, suy nghĩ chín chắn.
Thứ nhất, phụ nữ cần biết rằng liệu mình có thực sự muốn ly hôn? Bạn chỉ nên xem xét vấn đề ly hôn khi đã thực sự kiệt sức với tất cả mọi cố gắng giải quyết vấn đề của bạn trước đó với tất cả sự bao dung, và có cách nhìn rộng về nó. Trục trặc, vướng mắc, mâu thuẫn đó có phải do hiểu lầm hay do chưa đủ thời gian, cơ hội để cả hai cùng giải quyết tháo gỡ hay không? Bạn muốn ly hôn chỉ vì bạn đã gặp được một người khác hòa hợp với bạn hơn hoặc bạn muốn bản thân mình được tự do bay bỏng mà không bị ai kiềm chặt ? Và hơn hết, phụ nữ cần phải lường trước được những thay đổi có thể xảy ra khi cuộc hôn nhân chấm dứt.
Thứ hai, phụ nữ cần đặt mình vào hoàn cảnh con cái. Người ta thường cho rằng cha mẹ là tấm gương cho con cái, cha mẹ mang vai trò định hướng nguyện vọng, nghề nghiệp tương lai và hành xử của con cái sau này. Vì thế, ly hôn có thể tạo ra sự mất mát của con cái, mất mát về điều kiện cơ bản để phát triển- mái ấm gia đình đầy đủ. Sau khi ly hôn, phụ nữ cũng như đàn ông chắc chắn phải tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục để hạn chế sự xáo động tâm lý của con cái.
Thứ ba, trong trường hợp phụ nữ thực sự muốn ly hôn, vấn đề con cái không ảnh hưởng quá lớn, phụ nữ vẫn cần nhận thức về khả năng, bản lĩnh của mình. Đầu tiên là vấn đề kinh tế, tự chủ tài chính. Sau ly hôn, người phụ nữ đặc biệt những người làm nội trợ cần có công việc tạo thu nhập ổn định cho bản thân cũng như cho con cái. Thêm nữa, phụ nữ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt với sự cô đơn, với dư luận.
̉6. Sau ly hôn, phụ nữ cần làm gì?
Nghỉ ngơi
Sau tan vỡ, cuộc sống của 2 bên đặc biệt là phụ nữ có nhiều thay đổi, trở thành một mớ hỗn độn. Chính vì vậy, cách tốt nhất để thoát khỏi chuỗi ngày này là dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn như một chuyến đi, chuyến du lịch để thư giãn, thích ứng dần với môi trường mới.
Đặt ra mục tiêu mới, lập kế hoạch cho tương lai
Sau khi ly hôn, phụ nữ dễ gặp tình trạng mệt mỏi và khô muốn làm bất cứ điều gì. . Thay vào đó, hãy bắt đầu thực hiện những mục tiêu mới, chẳng hạn thăng tiến trong công việc, thay đổi bản thân, dành nhiều thời gian cho những người thân yêu. Song song là lập ra kế hoạch cho tương lại, việc này sẽ giúp họ bận rộn hơn, tâm trí họ luôn hoạt động, tạm quên đi cảm giác tan vỡ, không còn thời gian để suy nghĩ, dằn vặt hay trách móc bản thân về những chuyện đã qua.
Giao tiếp với những người xung quanh nhiều hơn
Sau khi ly hôn, phụ nữ ít nhiều cũng có sự trống trải, khi đó có thể tâm sự với người thân, bạn bè, kết bạn hay làm quen với môi trường làm việc mới vừa giúp giải tỏa cảm xúc, lắng nghe những lời khuyên hữu ích, học hỏi mở mang kiến thức,tiếp nhận những nguồn năng lượng tích cực… Việc giao tiếp với mọi người làm giảm stress, căng thẳng, bớt cảm giác cô đơn, lạc lõng. Hoặc phụ nữ có thể đến gặp các chuyên gia tâm lý nếu không thể vượt qua khủng hoảng này.
Tạo dựng và giữ lối sống lành mạnh
Phụ nữ chú ý đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của mình bằng cách ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động và tập thể dục, theo đuổi đam mê sở thích, ưu tiên chăm sóc bản thân nhiều hơn. Vì khi khỏe mạnh, giàu năng lượng, phụ nữ sẽ thêm tự tin, vui vẻ trước những thử thách mới trong cuộc sống. Theo nhiều chuyên gia, dinh dưỡng tốt, thực hành yoga, thiền định sẽ giúp bạn giữ đươc tâm trí bình tĩnh, từ đó giúp xoa dịu những bực mình, cáu gắt khi nghĩ đến chuyện cũ.