Tái tương quan là một thuật ngữ dùng trong hoạt động của thị trường. Hiện tượng này diễn ra đối với các tương quan giữa các lớp tài sản khác nhau trong thị trường. Để xem xét đối với mối quan hệ của các lớp tài sản, người ta đưa ra các nhận diện về tương quan, tái tương quan hay tách rời tương quan.
Mục lục bài viết
1. Tái tương quan là gì?
1.1. Khái niệm:
Tái tương quan trong tiếng Anh là Recoupling.
Tái tương quan là thuật ngữ chỉ một hiện tượng xảy ra trên thị trường. Ở đó lợi nhuận của các lớp tài sản trở lại các mô hình tương quan ban đầu, tương quan truyền thống của chúng. Đây là các tương quan được thiết lập lại. Sau khi đi chệch hướng trong một khoảng thời gian.
Tái tương quan giúp khôi phục lại hiện trạng tính chất ban đầu. Thể hiện khi các giá trị tài sản của các lớp khác nhau lại có sự tương quan. Đó là giá trị của lớp tài sản này tăng, giá trị của lớp tài sản khác cũng tăng. Hoặc thể hiện qua tính chất cùng giảm các giá trị của các lớp tài sản. Đây chính là hiện trạng ban đầu, hiện trạng truyền thống cần khôi phục. Các tái tương quan có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của thị trường nói riêng. Và phát triển các hoạt động đầu tư, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế chung.
Tái tương quan chỉ hiện tượng các lớp tài sản tách ra khỏi các mối tương quan truyền thống (đã xảy ra trong quá khứ). Hay nói theo cách khác, tái tương quan là giai đoạn sau diễn ra sau khi các lớp tài sản có sự tách dời tương quan. Có thể biểu diễn giai đoạn này thông qua sơ đồ thể hiện như sau:
Tương quan truyền thống -> Tách rời tương quan -> Tái tương quan.
Tuy nhiên cần hiểu đúng rằng đây không phải hệ quả tất yếu diễn ra. Để có được sự tái tương quan, cần điều chỉnh và tác động của con người một cách hiệu quả. Nhằm khôi phục lại các giá trị cho các lớp tài sản nói riêng. Và tạo ra các phát triển bền vững.
Ngoài ra cũng có rất nhiều mối tương quan trên thị trường được xem là điều hiển nhiên. Ví dụ như lợi suất trái phiếu tăng có nghĩa là giá trị đồng tiền của quốc gia đó đang tăng. Bởi trái phiếu chính là giá trị phản ánh cho giá trị đồng tiền. Nó là hệ quả tất yếu thể hiện các giá trị. Phản ánh cho giá trị đồng tiền của quốc gia. Do đó mà giả trị này thể hiện, phản ánh cho giá trị khi. Tính tất yếu và hiển nhiên được đặt ra. Khi đó sự tương quan diễn ra một cách bền vững. Không chịu tác động để chuyển sang giai đoạn tách rời tương quan hay tái tương quan.
1.2. Đặc điểm Tái tương quan:
Đôi khi, các mối tương quan tách rời khỏi nhau. Buộc các nhà quan sát thị trường phải tìm kiếm lời giải thích xác đáng cho sự tác động qua lại của các tài sản. Tìm ra các mối quan hệ đối với các lớp tài sản đó. Như sự thể hiện về mối quan hệ nhân quả; các tương quan thống kê giả; các tương quan hiển nhiên và bền vững trên thị trường,…
Sau các giai đoạn, chuyển động của lớp tài sản sẽ tái tương quan (recoupling) trở lại với các mô hình chuẩn mực đã có trong quá khứ. Đây là sự khôi phục như ban đầu và phát triển cho những giá trị bền vững trong tương lai.
Mối tương quan hiếm khi bị tách rời vĩnh viễn. Tuy nhiên khi điều này xảy ra. Nó là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy đang có một yếu tố ngoại tác, không có trong các mô hình truyền thống. Khi đó cho thấy các yếu tố này có tác động rất đáng kể. Các tác động này có thể phá vỡ các liên kết và khó phục hồi.
2. Nhận biết hiện tượng Tái tương quan:
Để hiểu một cách đơn giản trong nhận biết tái tương quan. Ta có thể xem xét đến giá trị được thể hiện đối với các lớp tài sản.
Thực hiện các so sánh và đánh giá sự tương quan đối với ít nhất hai lớp tài sản ta thấy:
– Với các thể hiện về giá trị của các lớp tài sản trong thị trường. Khi lớp tài sản này có biểu hiện tăng giá trị. Và lớp tài sản khác cũng thể hiện sự tăng giá trị tương ứng. Các thể hiện này được phản ánh thông qua sự tác động cơ bản giữa các lớp tài sản đó trong một thời gian. Ta gọi đó là sự tương qua giữa các lớp tài sản trong thị trường.
– Tuy nhiên, do một số tác động nào đó mà một lớp tài sản bị ảnh hưởng. Do vậy mà giá trị của lớp tài sản đó trong thị trường giảm. Tuy nhiên các lớp tài sản khác thì không ảnh hưởng. Giá trị thể hiện vẫn tăng. Khi đó các sự chuyển dịch tương quan diễn ra. Ta gọi quá trình này là giai đoạn tách rời tương quan.
– Với các điều chỉnh, phục hồi hay tác động từ nhiều yếu tố mà lớp tài sản đang giảm giá trị lại tăng giá trị trong thị trường. Lúc này, với các lớp tài sản khác đã diễn ra tính thống nhất. Các lớp tài sản lại cùng thể hiện giá trị tăng trong thị trường. Như vậy, sau một khoảng thời gian tách rời tương quan, đã có sự tương quan trở lại đối với các lớp tài sản này. Ta gọi đó là quá trình tái tương quan.
Như vậy có thể nhận biết tái tương quan như sau:
Tái tương quan hay tách rời tương quan là hai hoạt động thường diễn ra với các mối quan hê nhân quả trong kinh tế. Hoặc với các tác động về mặt cấu trúc. Do đó, một số yếu tố luôn có sự bền vững trong các tương quan với nhau và khó chịu tác động dẫn đến thay đổi. Như các mối tương quan được tạo thành bởi các yếu tố kế toán tài chính thường mang tích chất ổn định. Hầu như không bao giờ tách rời. Còn các mối tương quan thống kê giả thường xuyên bị tách rời hơn.
Các mối quan hệ nhân quả trong kinh tế sẽ trải qua các giai đoạn tách rời tương quan. Sau đó tái tương quan (recoupling). Đưa ra các phản ánh thay đổi thực sự về cấu trúc của các mối quan hệ trong nền kinh tế. Đặc biệt là các thay đổi trong các yếu tố kích thích hay ưu đãi kinh tế. Và các yếu tố tâm lí. Khi có sự tác động lẫn nhau một cách trực tiếp, các chuyển dịch về giá trị lớp tài sản này ảnh hưởng đến các lớp tài sản khác trong thị trường.
Sự tách rời tương quan và tái tương quan (recoupling) được ác nhà kinh tế giải thích dựa trên các nhân tố: những thay đổi trong điều kiện kinh tế, yếu tố kích thích kinh tế và quan hệ của chúng trong các lí thuyết kinh tế.
Không có gì đảm bảo rằng toàn bộ các mối quan hệ trong quá khứ sẽ tái tương quan trở lại. Nó phải phụ thuộc vào các tác động của yếu tố bên ngoài. Đặc biệt là từ các tác động của con người. Với sự tái tương quan trở lại đem đến các lợi ích làm tăng giá trị tài sản yêu cầu các tác động trong chính sách, kế hoạch. Nhằm tạo các sự điều chỉnh đưa các giá trị chuyển dịch theo đúng quỹ đạo ban đầu.
Ví dụ nhận biết tái tương quan.
Trong thị trường diễn ra hàng loạt các cú sốc kinh tế lớn. Điển hình như tiến bộ công nghệ hay các thay đổi lớn trong chính sách kinh tế. Các thay đổi này cần nền kinh tế thường trải qua các giai đoạn “làm quen”, thích nghi. Trong thời gian đầu có thể diễn ra các khó khăn khó thích ứng. Do đó các biến số kinh tế (như lợi nhuận của các lớp tài sản khác nhau) có sự tạm thời mất ổn định khi vừa phải làm quen, vừa phải phát triển trên nền tảng hiện đại mới. Phải cố gắng điều chỉnh theo các điều kiện mới của thị trường.
Với khoảng thời gian thích ứng ban đầu diễn ra sự tách rời tương quan tạm thời. Cho đến khi các thích nghi hình thành, nền kinh tế chuyển sang trạng thái cân bằng mới. Khi đó các giá trị sẽ gia tăng tỉ lệ thuận với các tiến bộ áp dung. Lợi nhuận sẽ có xu hướng hồi phục và gia tăng. Lúc đó các lớp tài sản sẽ có lợi nhuận tái tương quan (recoupling) trở lại. Thậm chí còn gia tăng lợi nhuận nếu các tiến bộ vượt trội được áp dụng.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh khác. Nếu các áp dụng mới trong thay đổi chính sác kinh tế khiến sự thích ứng khó xảy ra. Các sự rời rạc tiến hành. Trong khi đó khó làm quen và thích ứng theo các biến đổi. Điều này sẽ khiến cho nền kinh tế rơi vài trạng thái mất ổn định. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật không đem đến giá trị. Từ đó mà không diễn ra các khôi phục và củng cố thêm giá trị tài sản.
Bình luận nội dung.
Có thể thấy rằng, không phải sự tái tương quan sẽ xảy ra trong mọi trường hợp. Không có điều gì có thể đảm bảo. Để tái tương quan xảy ra, các chiến lược ngắn hạn và dài hạn phải được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Như vậy tái tương quan mang đến nhiều ý nghĩa đối với hoạt động và ý nghĩa của phát triển thị trường. Với các tương quan nhất định, sẽ là yếu tố cộng hưởng cho các ngành hay lĩnh vực sản xuất cùng phát triển. Nhận biết tái tương qua giúp các chuyên gia và nhà đầu tư nắm bắt được các thay đổi của thị trường. Từ đó tìm ra các tiềm năng, xây dựng chiến lược để hoạt động hiệu quả trong thị trường.