Tài trợ thương mại đó là nội dung chúng ta thường nghe đến khi thực hiện các hoạt động cho vay thương mại. Tài trợ thương mại cung cấp cho các doanh nghiệp khoản thu hoặc thanh toán theo thỏa thuận và nới rộng tín dụng để thực hiện lệnh giao dịch. Vậy tài trợ vốn thương mại điện tử là gì? Những nội dung liên quan?
Mục lục bài viết
1. Tài trợ vốn thương mại điện tử là gì?
Như chúng ta đã biết thì vấn đề về tài trợ thương mại đây được hiểu là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh. Mục đích của tài trợ thương mại đó là để giúp các nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể giao dịch kinh doanh thông qua thương mại. Trên thực tế ta thấy tài trợ thương mại là một thuật ngữ bao quát có nghĩa là gồm rất nhiều sản phẩm tài chính mà các ngân hàng và công ty có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch thương mại khả thi.
Hiện nay thì lĩnh vực cụ thể như tài trợ thương mại điện tử là một nội dung rất quan trọng vì nó để tài trợ tài chính cung cấp nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Theo đó nên với các giải pháp dành cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử bao gồm: cấp hạn mức tín dụng, tín dụng vi mô, đầu tư trực tiếp, thẻ tín dụng doanh nghiệp và bao thanh toán hóa đơn.
Như vậy với những lợi ích và vai trò như đã nêu thì các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Tài trợ thương mại điện tử với mục đích nhằm ổn định dòng tiền và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cụ thể như trả lương nhân viên, đóng thuế và chi trả chi phí hoạt động. Hiện nay thì vấn đề tài trợ thương mại điện tử cũng được sử dụng trong hoạt động đầu tư, ví dụ như mua thêm cổ phiếu hay chuyển đổi cấu trúc đầu tư. Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tài trợ tài chính thay thế nhằm tiếp cận với nguồn vốn lưu động. Các nguồn tài trợ tài chính thay thế hiện đang có mặt trên thị trường có thể kể đến như hoạt động chiết khấu hóa đơn, Tài trợ hóa đơn và Tài trợ chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó thì với sự tiến bộ của xu hướng Số hóa đang đẩy nhanh tốc độ tiếp cận với những nguồn tài trợ tài chính thay thế của các doanh nghiệp.
2. Những nội dung liên quan:
2.1. Các Bên tham gia vào quy trình Tài trợ thương mại điện tử:
Trong quy trình Tài trợ thương mại điện tử có bốn bên tham gia cụ thể là các bên như sau:
+ Bên bán, hay còn được biết đến dưới vai trò là nhà cung cấp, sẽ thường là đơn vị yêu cầu sử dụng Dịch vụ tài chính. Bên bán có thể là một doanh nghiệp thương mại, một công ty sản xuất hay một nhà cung cấp dịch vụ.
+ Nền tảng thương mại điện tử (nhà kho được sử dụng để chứa hàng hóa) là một nền tảng kỹ thuật số nổi tiếng và có quy mô trên toàn cầu. Ví dụ như: eBay, Amazon hay Alibaba.
+ Nền tảng tài trợ tài chính thương mại là một tổ chức tài chính danh tiếng, cung cấp tính thanh khoản thông qua việc tạm ứng vốn cho bên bán. Ví dụ như: Velotrade.
+ Người dùng cuối, hay còn được biết đến dưới vai trò là bên mua, mua sản phẩm từ bên bán thông qua nền tảng thương mại điện tử.
2.2. Quy trình Tài trợ thương mại điện tử diễn ra như thế nào?
Hiện nay với công ty tài trợ tài chính tạm ứng vốn cho bên bán và thu lại một phần vốn sau mỗi 15 ngày, trích từ nguồn doanh thu tạo ra trên nền tảng thương mại điện tử. Theo đó nền tảng Tài trợ Thương mại điện tử cấp hạn mức tín dụng cho nhà cung cấp dựa trên việc phân tích lịch sử kinh doanh của đơn vị yêu cầu nhận tài trợ vốn (nhà cung cấp), trong đó tính đến một vài yếu tố như:
+ Doanh thu hàng năm
+ Dòng tiền (ví dụ: trong 12 tháng gần nhất)
+ Hàng tồn kho (Dòng chảy hàng hóa, quản lý vật tư …)
+ Hiệu suất bán hàng
Hiện nay mục đích nhằm đảm bảo tính trực tiếp và liên tục trong việc trao đổi thông tin, công ty tài trợ tài chính sẽ truy cập nền tảng thương mại điện tử thông qua Giao diện lập trình ứng dụng (API). Hay cũng có thể hiểu rằng công ty tài trợ tài chính sẽ có thể theo dõi các hoạt động kinh doanh của bên bán, ví dụ như: lịch sử thanh toán và số lượng hàng hóa tại kho của nền tảng thương mại điện tử. Tóm lại, rủi ro từ lỗi do con người và sự tương tác với bên bán được giới hạn.
Theo đó lí do là vì với những hệ thống đều liên kết với nhau, các nền tảng được kết nối và có khả năng trao đổi thông tin cho nhau. Một khoản tạm ứng (dựa trên hạn mức tín dụng) được chuyển vào tài khoản ngân hàng của nhà cung cấp. Như vậy nên khi người tiêu dùng mua hàng hóa thì nền tảng thương mại điện tử sẽ nhận về khoản doanh thu được tạo ra từ các giao dịch này.
3. Tài trợ thương mại hoạt động như thế nào?
Chức năng của tài trợ thương mại là giới thiệu cho bên thứ ba các giao dịch để loại bỏ rủi ro thanh toán và rủi ro cung ứng. Tài trợ thương mại cung cấp cho nhà xuất khẩu các khoản phải thu hoặc thanh toán dựa theo thỏa thuận trong khi nhà nhập khẩu có thể được nới rộng tín dụng để thực hiện lệnh giao dịch.
Các bên liên quan đến tài trợ thương mại rất nhiều và có thể bao gồm:
– Ngân hàng
– Công ty tài trợ thương mại
– Nhà xuất – nhập khẩu
– Công ty bảo hiểm
– Cơ quan tín dụng xuất khẩu và nhà cung cấp dịch vụ
Tài trợ thương mại khác với tài chính thông thường hoặc phát hành tín dụng. Tài trợ nói chung được sử dụng để quản lí khả năng thanh toán hoặc thanh khoản, nhưng tài trợ thương mại có thể không nhất thiết phải xác minh rõ sự thiếu vốn hoặc thanh khoản kém của người mua. Thay vào đó, tài trợ thương mại có thể được sử dụng để bảo vệ chống lại các rủi ro cố hữu có một không hai của thương mại quốc tế, như biến động tiền tệ, bất ổn chính trị, các vấn đề về quỵt nợ hoặc uy tín tín dụng của một trong các bên liên quan.
Dưới đây là một số công cụ tài chính được sử dụng trong tài trợ thương mại:
– Hạn mức cho vay về tín dụng có thể được phát hành bởi các ngân hàng để giúp cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
– Thư tín dụng giảm rủi ro liên quan đến thương mại toàn cầu vì ngân hàng của người mua đảm bảo thanh toán cho người bán đối với hàng hóa được vận chuyển. Tuy nhiên, người mua cũng được bảo vệ vì thanh toán sẽ không được thực hiện trừ khi các điều khoản trong thư tín dụng được người bán đáp ứng. Cả hai bên phải tôn trọng thỏa thuận về giao dịch được thông qua.
– Bao thanh toán là khi các công ty được trả tiền dựa trên tỷ lệ phần trăm các khoản phải thu của họ.
– Tín dụng xuất khẩu hoặc vốn lưu động có thể được cung cấp cho các nhà xuất khẩu.
– Bảo hiểm có thể được sử dụng cho việc vận chuyển, giao hàng và cũng có thể bảo vệ nhà xuất khẩu khỏi sự quỵt nợ của người mua.
Như trên ta thấy thương mại quốc tế đã tồn tại trong nhiều thế kỉ, tài trợ thương mại đã tự dọn đường để thúc đẩy sự tiến bộ của nó. Việc sử dụng rộng rãi tài trợ thương mại đã góp phần tăng trưởng thương mại quốc tế.Tài trợ thương mại có thể giúp làm giảm rủi ro liên quan đến thương mại toàn cầu bằng cách dung hòa các nhu cầu khác nhau của một nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Ví dụ như này, một nhà xuất khẩu muốn một nhà nhập khẩu trả tiền trước cho một lô hàng xuất khẩu để tránh rủi ro rằng nhà nhập khẩu nhận lô hàng nhưng từ chối trả tiền cho lô hàng đó. Tuy nhiên, nếu nhà nhập khẩu trả tiền trước cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể chấp nhận khoản tiền thanh toán nhưng từ chối vận chuyển hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
Một giải pháp phổ biến cho vấn đề này là ngân hàng của nhà nhập khẩu sẽ cung cấp thư tín dụng cho ngân hàng của nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã thực hiện thanh toán trước đó rồi ngay khi nhà xuất khẩu xuất trình được chứng từ chứng minh lô hàng đã được chuyển đi cho nhà nhập khẩu, như việc vận đơn. Thư tín dụng sẽ đảm bảo rằng một khi ngân hàng phát hành nhận được bằng chứng rằng nhà xuất khẩu đã vận chuyển lô hàng và các điều khoản của thỏa thuận đã được đáp ứng, họ sẽ thực hiện việc thanh toán cho nhà xuất khẩu.