Tài trợ hàng tồn kho là gì? Đặc điểm và tài trợ hàng tồn kho? Ưu điểm với hoạt động tài trợ hàng tồn kho? Các sản phẩm hàng tồn kho của công ty được coi như là tài sản thế chấp cho khoản vay?
Tài trợ hàng tồn kho là một hoạt động được thực hiện chủ yếu trong doanh nghiệp. Đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này được thực hiện giúp hỗ trợ doanh nghiệp với các lợi ích về ngân sách của doanh nghiệp không lớn. Hoạt động tài trợ giúp doanh nghiệp vẫn đảm bảo được sản xuất, phân phối và tìm nguồn tiêu thụ hàng hóa. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp có một giá trị xác định. Được sử dụng tham gia trong các hoạt động xoay vòng tín dụng hoặc dùng trong thế chấp thực hiện khoản vay.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tài trợ hàng tồn kho là gì?
- 2 2. Các sản phẩm hàng tồn kho của công ty được coi như là tài sản thế chấp cho khoản vay:
- 3 3. Ưu điểm với hoạt động tài trợ hàng tồn kho:
- 4 4. Đặc điểm và tài trợ hàng tồn kho:
1. Tài trợ hàng tồn kho là gì?
Tài trợ hàng tồn kho trong tiếng Anh là Inventory Financing.
Tài trợ hàng tồn kho là dạng xoay vòng dòng tín dụng hoặc một khoản vay ngắn hạn mà công ty kiếm được. Hàng tồn kho được sử dụng trong tài trợ để thực hiện các nghĩa vụ đối với doanh nghiệp. Việc huy động vốn bằng hình thức này có thể dùng để vay các khoản giá trị vừa và nhỏ. Do đó, nó phù hợp được sử dụng trong các nhà bán buôn cỡ vừa và nhỏ. Hoặc các nhà bán lẻ. Đây là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Các hoạt động xoay vòng vốn của họ được thực hiện dựa trên các tài sản hàng hóa của chính mình.
Mục đích của hoạt động này để họ có thể mua sản phẩm cho việc bán ra sau này. Hay đơn giản hơn có thể hiểu là hoạt động vay nhằm mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Nhanh chóng tìm kiếm các lợi nhuận. Họ muốn xoay vòng vốn trong khi tài chính trước mắt không đủ khả năng thực hiện.
Với các công ty vừa và nhỏ, hoạt động tài trợ hàng tồn kho được ưu tiên lựa chọn. Với các doanh nghiệp lớn. Để nhanh chóng vay các khoản giá tri lớn hơn. Họ sử dụng cổ phiếu làm tài sản thế chấp.
2. Các sản phẩm hàng tồn kho của công ty được coi như là tài sản thế chấp cho khoản vay:
Hoạt động thế chấp đem đến nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Họ vừa có thể giữ lại hàng hóa. Nhằm thực hiện mua bán thu về lợi nhuận. Các hoạt động này cũng giúp họ nhanh chóng kiếm đủ lại các giá trị đã vay. Với các hàng hóa đó, bên nhận thế chấp khó có thể sử dụng hàng hóa khi bên vay không có khả năng trả nợ. Tuy nhiên với phương diện nhìn nhận việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khả năng thanh toán của họ là rất cao. Khi đã có khoản giá trị bảo đảm là các tài sản tồn kho của doanh nghiệp. Tài sản tồn kho được xác định với giá trị lớn hơn, nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ phải thực hiện của doanh nghiệp.
Đối tác của doanh nghiệp có thể là tổ chức tín dụng hoặc các công ty có nhu cầu cho vay. Đây được xem là một giao dịch thông thường có biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên điểm đặc biệt là tài sản bảo đảm được xác định là hàng tồn kho. Trong hoạt động xoay vòng vốn tín dụng hay thực hiện các khoản vay ngắn hạn.
Bản chất hoạt động về quyền và nghĩa vụ của các bên chính là:
– Bên đi vay: Dùng hàng tồn kho thực hiện thế chấp. Nhận khoản tiền vay và tham gia các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Trả vốn và lãi cho bên cho vay khi nợ đến hạn.
– Bên cho vay: Thực hiện cho vay một khoản tiền nhất định. Với biện pháp bảo đảm là thế chấp của bên kia. Đối tượng tài sản thế chấp là các hàng tồn kho. Được phép xử lý, bán hàng tồn kho nếu đến thời hạn trở nợ bên kia không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
3. Ưu điểm với hoạt động tài trợ hàng tồn kho:
Tài trợ hàng tồn kho rất hữu ích cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khi phải trả cho nhà cung cấp của họ hàng hóa nhập kho trong một khoảng thời gian trước khi bán sản phẩm cho khách hàng.
Tài trợ hàng tồn kho đặc biệt quan trọng như là một cách để làm dịu các hiệu ứng tài chính của biến động theo mùa trong dòng tiền. Đồng thời có thể giúp doanh nghiệp đạt được doanh số cao hơn. Bằng cách cho phép doanh nghiệp có thêm hàng tồn kho để sử dụng theo nhu cầu.
Với hoạt động tài trợ hàng tồn kho, các doanh nghiệp vẫn được phép thực hiện các giao dịch trên hàng tồn kho trong thời gian nhận tài trợ. Hoạt động thực hiện nhằm nhanh chóng ổn định tài chính và có khả năng thực hiện các nghĩa vụ đối với các nhà tài trợ.
4. Đặc điểm và tài trợ hàng tồn kho:
4.1. Được thực hiện phổ biến bởi nhà bán lẻ, nhà bán buôn cỡ vừa và nhỏ:
Tài trợ hàng tồn kho là một lựa chọn phổ biến cho các nhà bán lẻ và nhà bán buôn cỡ vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này có chung một đặc điểm về yếu tố tài chính. Đó là sự khó huy động vốn. Giá trị doanh nghiệp không cao. Các giá trị nhận được tập chung chủ yếu vào bán sản phẩm, dịch vụ. Các giá trị thu về được sử dụng cho thực hiện nghĩa vụ, tiếp tục đầu tư sản xuất. Do đó mà phân phần tài chính ổn định của doanh nghiệp không lớn. Các doanh nghiệp như vậy thường thiếu lịch sử tài chính.
Ngoài ra khi có những hợp đồng giá trị lớn, hay các khoản đầu tư cần huy động vốn, các công ty này không có khả năng tiến hành một cách độc lập. Không có tài sản có sẵn để đảm bảo các tùy chọn tài chính. Họ thường không phải là công ty đại chúng và không thể huy động tiền bằng cách phát hành trái phiếu hoặc chào bán đợt chứng khoán mới.
Một cách dễ dàng và hiệu quả được thực hiện trong các doanh nghiệp này là thực hiện các khoản vay thông qua biện pháp thế chấp tài sản. Bằng các tài sản có giá trị, có sẵn và nhanh chóng thu hồi vốn. Hàng tồn kho chính là thực hiện phù hợp nhằm tìm kiếm tài chính nhanh và hiệu quả nhất.
4.2. Sử dụng cổ phiếu làm tài sản thế chấp:
Cổ phiếu thường được trong các công ty có hoạt động phức tạp hơn. Hay hiểu thông thường là có quy mô lớn. Hoạt động của họ được thực hiện đa dạng hơn. Các công ty này khi muốn tham gia vay vốn, họ có thể thực hiện thế chấp đối với cổ phiếu mà công ty phát hành.
Các công ty cũng có thể sử dụng cổ phiếu hiện tại của họ làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Với mục đích là như nhau: để giữ cho dòng tiền của doanh nghiệp ổn định qua các mùa cao điểm hay mùa thấp điểm.
Với các công ty này, về bản chất hoạt động sử dụng cổ phiếu làm tài sản thế chấp cũng giống như thế chấp bằng tài sản tồn khi của công ty có quy mô vừa và nhỏ.
4.3. Tài trợ hàng tồn kho có được xem là tài sản bảo đảm không?
Với tính chất của tài sản bảo đảm giúp bên cho vay đảm bảo các quyền của mình được thực hiện. Bao gồm nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Khi các quyền không được thực hiện, họ có thể dùng tài sản bảo đảm làm biên pháp thu hồi tài sản. Việc trào bán các tài sản này giúp bên cho vay thu được giá trị của tài sản và nhận về phần giá trị tương ứng cho vay.
Đối với hoạt đông tài trợ hàng tồn kho được thực hiện bởi ngân hàng.
Tuy nhiên với tính chất của tài sản tồn kho. Nếu nhanh chóng bán được thu hồi các khoản giá trị thì bên vay hoàn toàn có khả năng thực hiện nghĩa vụ vay. Với hoạt động cho vay của ngân hàng, các tài sản thế chấp phải thuộc điều kiện nhất định. Tuy nhiên với hoạt động tài trợ hàng tồn kho, giá trị tài sản bảo đảm rất khó được thu hồi trên thực tế. Do đó, các ngân hàng có thể xem tài trợ hàng tồn kho là một loại cho vay không có bảo đảm khi thực hiện hoạt động cho vay. Bởi vì nếu doanh nghiệp không thể bán hàng tồn kho thì ngân hàng cũng không thể bán chúng. Trong trường hợp này, hoạt động cho vay của ngân hàng được xem là có sự đánh cược nhất định.
Nếu một nhà bán lẻ hoặc một nhà bán buôn đặt cược vào một xu hướng thị trường. Thì ngân hàng có thể bị mắc kẹt với hàng hóa tồn kho. Sự đánh liều hay đặt cược được diễn ra khi họ có cơ sở xác định hàng hóa tồn kho của mình khó thu được giá trị trong tương lai gần. Nghĩa là đến thời điểm nợ đến hạn, có thể họ vẫn không tìm được giá trị thu hồi.
4.4. Tài trợ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng là giải pháp cho các doanh nghiệp:
Nó chỉ phù hợp khi các doanh nghiệp chắc chắn hàng hóa của mình có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường. Và kịp thời thu về lợi nhuận. Khi nhanh chóng thu hồi tài chính, họ mới có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Bao gồm nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng hoặc chủ nợ khi khoản vay đến hạn. Đặc biệt trong hoàn cảnh này hàng tồn kho khó có thể đưa vào thanh toán để thực hiện nghĩa vụ. Họ sẽ phải sử dụng các tài sản cố định và nguồn huy động khác để trả nợ. Đồng nghĩa với nguy cơ khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. Đẩy doanh nghiệp vào tình trang phá sản nếu không có giải pháp tối ưu.
Như vậy thông qua các nội dung xoay quanh hàng tồn kho. Doanh nghiệp có cơ sở trong xác định khả thi khi muốn thực hiên các khoản vay. Và khi dùng hàng tồn kho trong bảo đảm vay vốn. Với các ưu điểm mà hoạt động này mang lại, nó được phổ biến thực hiện trong kinh doanh của doanh nghiệp.